Nguyên nhân và cách chữa đau bụng sau khi ăn
Nội dung bài viết
Có những nguyên nhân nào gây ra và các cách chữa đau bụng sau khi ăn nào khi gặp phải tình trạng này? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu nhé.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Liệu bạn đã biết cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả hay chưa?
- Đau lâm râm bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào?
1. Đau bụng sau khi ăn là tình trạng gì?
Đau bụng sau khi ăn là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở vùng ngay sau khi ăn xong mà chưa kịp nghỉ ngơi. Những cơn đau bụng này có thể âm ỉ hoặc quằn quại, dữ dội và kèm các biểu hiện khác như đầy hơi, buồn nôn hay đi ngoài.
2. Các biểu hiện đau bụng sau khi ăn thường gặp
Khi bị đau bụng sau khi ăn, các triệu chứng thường xuất hiện như sau:
- Mệt mỏi, buồn nôn, đau quặn bụng dưới trong một khoảng thời gian ngắn, thường không quá 2 giờ đồng hồ.
- Đau thắt ở vùng ngực thành từng cơn với cường độ liên tục và tăng dần
- Tâm trạng khó chịu, lo lắng, căng thẳng và dễ bị kích động.
- Thường xuyên bị đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt và sợ thức ăn.
- Có thể kèm theo tiêu chảy hoặc bị sốt nhẹ sau khi ăn.
3. Những biến chứng có thể xảy ra khi bị đau bụng sau ăn
Tình trạng đau bụng sau khi ăn thường do bị các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, các biến chứng có thể gặp khi bị đau bụng sau ăn đó là làm những bệnh ở đường tiêu hoá trở nên nặng hơn và có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, đại tràng. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng… thậm chí gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
4. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng sau khi ăn
4.1. Do ăn quá nhiều
Khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ bắp căng cứng, gây đau hoặc khó chịu trong dạ dày. Do đó, nên tập thói quen thở chậm và sâu trước khi ăn để giúp thư giãn cơ bắp, từ đó hạn chế nguy cơ bị đau bụng sau ăn.
4.2. Do ăn thức ăn không phù hợp hoặc bị nhiễm khuẩn
Ăn phải thức ăn không phù hợp, bị nhiễm khuẩn hay nhiễm độc là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng sau khi ăn. Cụ thể là:
- Do sử dụng quá nhiều thức uống có cồn, đồ uống lạnh, nước ngọt có gas thường xuyên trong bữa ăn.
- Sử dụng các thực phẩm khó tiêu như các loại đậu, súp lơ, cải xoăn, ngũ cốc nguyên hạt gây đầy hơi, khó chịu.
- Thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu khi đưa vào dạ dày sẽ gây đau bụng sau khi ăn. Theo các chuyên gia, trường hợp này gọi là ngộ độc thực phẩm.
4.3. Dị ứng thức ăn
Hiện tượng dị ứng với thực phẩm xảy ra khi cơ thể coi một thức ăn nào đó là yếu tố nguy hiểm có khả năng gây hại. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng các kháng thể để chống lại loại thực phẩm này và phản ứng dị ứng xảy ra. Một số triệu chứng của dị ứng có bao gồm bị đau bụng sau ăn. Những thực phẩm thường gây dị ứng bao gồm: sữa, trứng, đậu nành, bánh mì, cá và các loại hải sản…
4.4. Do cơ thể không dung nạp thực phẩm
Tình trạng nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm xảy ra khi dạ dày không có enzyme tiêu hoá với một số loại thực phẩm nhất định, trong đó có lactose. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này thì hệ thống tiêu hóa có thể bị kích thích và rối loạn.
Hội chứng không dung nạp lactose tương đối phổ biến và khiến không ít người bị đau bụng sau khi ăn những thực phẩm có chứa loại đường này.
4.5. Stress
Stress có thể khiến cho cơ bắp bị rơi vào trạng thái căng thẳng, gây khó chịu và dẫn đến đau bụng sau khi ăn. Các chuyên gia cũng đã nhận định rằng trạng thái tâm lý tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa và trở thành nguyên nhân gây khó chịu sau mỗi bữa ăn.
4.6. Nhiễm nấm Candida
Khi cơ thể bị nhiễm nấm Candida sẽ ảnh hưởng đến các lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự bài tiết men và làm giảm lượng acid tiêu hóa ở dạ dày và mật. Khi nhiễm nấm Candida, cảm giác đau bụng sau khi ăn là một trong các biểu hiện và khiến cho tâm trạng bực dọc khó chịu.
4.7. Do các bệnh lý về tiêu hóa
Tình trạng đau bụng sau khi ăn cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý ở đường tiêu hoá như táo bón, viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích, sỏi mật, bệnh Crohn… Đây là những bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
4.8. Do vận động mạnh ngay sau khi ăn
Việc vận động mạnh ngay sau khi ăn rất dễ gây ra tình trạng đau xóc bụng. Nếu lặp lại thường xuyên còn có thể dẫn tới đau dạ dày.
4.9. Do ngộ độc thực phẩm
Một số biểu hiện thường gặp do bị ngộ độc thực phẩm là đau bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu chóng mặt, tiêu chảy, bụng khó chịu, có thể bị sốt hoặc không.
Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nhẹ thì gây mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân, nặng có thể dẫn tới tử vong.
5. Đau bụng sau khi ăn là biểu hiện của bệnh lý gì?
5.1. Táo bón
Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần. Nguyên nhân là do phân cứng khiến cho trực tràng bị tắc nghẽn. Đa số các trường hợp táo bón có thể cải thiện khi thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hoặc điều trị bằng thuốc nhuận tràng.
5.2. Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp, có đến gần 60% dân số Việt Nam mắc phải. Đây là hiện tượng dịch vị và thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây tổn thương cho niêm mạc thực quản.
5.3. Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc ở các cơ quan này xuất hiện các vết loét có kích thước từ 0,5cm trở lên. Bệnh có thể điều trị khi điều trị sớm bằng các thuốc đặc trị và phác đồ phù hợp.
5.4.Tắc nghẽn mạch máu
Tắc nghẽn mạch máu là một bệnh lý đường tiêu hoá khá phổ biến, tương tự với bệnh mạch vành. Khi thức ăn được đưa vào trong cơ thể, máu sẽ được tăng cường đến đường tiêu hóa gây. Do đó, khi một mạch máu nào đó bị tắc nghẽn thì sẽ dẫn đến hiện tượng đau thắt ngực sau ăn.
5.5. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng sau khi ăn và thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi. Bệnh vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân.
5.6. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến mạng sống bệnh nhân. Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến 800.000 trường hợp tử vong do bệnh ung thư dạ dày.
5.7. Sỏi mật
Theo thống kê ở Việt Nam, có 8 – 10% dân số mắc sỏi túi mật. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của sỏi sắc tố mật hoặc sỏi cholesterol. Sỏi mật thường xuất hiện nhiều ở nữ nhiều hơn nam và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi.
5.8. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một bệnh gây nhiễm trùng đường ruột tương đối ít gặp và chủ yếu gây loét ở thành trong của ruột già và viêm đường tiêu hóa. Nếu không điều trị kịp thời thì các vết loét sẽ lan sâu vào các lớp mô khiến cơ thể bị suy nhược, thậm chí là gây tử vong.
5.9. Bệnh viêm tụy
Bệnh viêm tụy cũng gây ra các cơn đau ở bụng trên và thường có xu hướng nặng hơn sau khi ăn, đặc biệt là sau ăn sáng. kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, nôn…
5.10. Bệnh Celiac
Bệnh Celiac gây rối loạn tự miễn dịch mãn tính ở ruột non. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau bụng sau khi ăn sáng, bị tiêu chảy khi ăn quá nhiều các loại ngũ cốc hay thực phẩm từ lúa mì. Bệnh lý này có kèm theo một số biểu hiện khác như: Đầy hơi, chán ăn, hấp thu dinh dưỡng kém…
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở trẻ em. Ở người lớn, bệnh lý này có thể liên quan đến một số bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp hay đái tháo đường.
Ngoài ra, nếu bị viêm ruột, nhiễm virus HP hay mất nước cũng có thể xuất hiện tình trạng đau bụng sau khi ăn sáng.
6. Những cách chữa đau bụng sau khi ăn hiệu quả
6.1. Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống là chính là một tác nhân khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định. Do đó, để cải thiện chứng đau bụng sau khi ăn, bạn cần tuân thủ một số chế độ sau:
- Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh để giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh.
- Ăn nhiều chất xơ và các thực phẩm nhiều tinh bột, hạn chế sử dụng các loại cải, đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
- Bổ sung thêm nước cho cơ thể thường xuyên, ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế uống rượu bia, cà phê hay sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, giàu chất béo.
- Không nên vừa ăn vừa nói chuyện, hạn chế nằm ngay sau khi ăn, hoặc tập thể dục, vận động mạnh, chạy nhảy sau khi ăn.
6.2. Cách chữa đau bụng sau khi ăn bằng mẹo tại nhà
Đối với những trường hợp bị đau bụng sau ăn không phải là do bệnh lý thì có thể cải thiện bằng các cách sau:
- Massage bụng: Đặt tay ở rốn rồi xoa đều khắp vùng bụng, massage theo chiều kim đồng hồ.
- Chườm nóng: Việc chườm nóng sẽ giúp giãn mạch máu, giảm bớt cơn đau bụng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng túi chườm, khăn ấm hoặc chai thủy tinh có đựng nước ấm đặt lên bụng thì sẽ thấy cơn đau giảm dần.
6.2. Cách chữa đau bụng sau khi ăn bằng thuốc nam
Một số bài thuốc nam có thể khắc phục được tình trạng đau bụng sau khi ăn đó là:
- Uống trà gừng: Gừng có vị cay, tính ấm nên hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Bạn có thể sử dụng một vài lát gừng, hãm với khoảng 100ml nước trong 5 phút, uống từng ngụm nhỏ sẽ giúp giảm đau tốt.
- Uống trà mật ong: Mật ong cũng có khả năng kích thích tiêu hóa và giảm đau bụng. Bạn có thể dùng 1 – 2 thìa mật ong pha với nước ấm để uống.
- Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có thể chống co thắt, rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể pha 1 muỗng cà phê trà hoa cúc với nước sôi, ủ trong 15 phút để uống.
7. Khi nào đau bụng sau khi ăn cần khám bác sĩ
Người bệnh bị đau bụng sau khi ăn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ trong trường hợp:
- Tình trạng đau dữ dội và ngày càng tăng.
- Nôn, vã mồ hôi, mệt mỏi, mất nước.
- Đi ngoài ra phân đổi màu
- Tình trạng đau bụng sau ăn vẫn xuất hiện thường xuyên và không có xu hướng thuyên giảm dù đã áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà.
8. Một số mẹo phòng ngừa tình trạng đau bụng sau khi ăn
Một số biện pháp có thể tránh được tình trạng ăn xong đau bụng đau gồm:
- Chườm ấm bụng.
- Uống nhiều nước.
- Bổ sung thêm lợi khuẩn.
- Ăn nửa quả chuối.
- Uống trà gừng, trà quế.
- Hạn chế nằm xuống ngay sau khi ăn.
- Chia nhỏ thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính như thường lệ.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân và cách chữa đau bụng sau khi ăn. Hy vọng đã giúp ích được bạn đọc khi gặp phải tình trạng này.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng