Cách điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Nội dung bài viết
Cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối chỉ khoảng 38%. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài sự sống. Tìm hiểu cách điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối qua bài viết của GHV KSol dưới đây.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Chế độ ăn cho người ung thư vòm họng
- Bệnh nhân điều trị ung thư vòm họng có nên dùng KSol không?
1. Tìm hiểu chung về ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng khởi phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại vòm họng, phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi.
1.1. Yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng
Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vòm họng chưa được xác định cụ thể nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm cả yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm:
Thuốc lá, rượu mạnh
Thuốc lá và rượu bia là những yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng lên rất nhiều lần. Đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu liên quan nhiều nhất đến các bệnh ung thư khu vực vùng đầu cổ.
Chế độ dinh dưỡng kém
Những người có chế độ dinh dưỡng kém như chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi, sử dụng nhiều thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, xì dầu, nước mắm có chứa Nitrosamin làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
Nhiễm HPV
HPV là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Người ta tin rằng sự gia tăng số lượng bạn tình và quan hệ tình dục bằng đường miệng làm tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư vùng đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng.
Vi rút EBV
Vi rút EBV (Epstein – Barr) là một loại phổ biến của vi rút herpes. Nhiều nghiên cứu cho biết EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nguy cơ phát triển ung thư vòm họng trong tương lai.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Ung thư vòm họng không di truyền nhưng những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
1.2 Các xét nghiệm chẩn đoán
Khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như:
- Nội soi tai mũi họng
- Sinh thiết
- Chụp X quang, MRI…
Ung thư vòm họng ngày càng phổ biến. Ghi nhận độ tuổi mắc bệnh trẻ hơn nhiều bệnh ung thư khác, tỷ lệ cao nhất 30 – 55 tuổi, chiếm tỷ lệ 70% ca mắc bệnh. Thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư vòm họng định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích để phát hiện bệnh sớm.
2. Đặc trưng của ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Ung thư vòm họng khi chuyển sang giai đoạn cuối thì kích thước khối u đã lớn hơn 6cm. Lúc này, các tế bào ung thư lan tràn vào các mô lân cận (xung quanh môi và miệng). Ung thư cũng có thể di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Không giống với giai đoạn đầu, ung thư vòm họng giai đoạn cuối có nhiều biểu hiện:
- Khó nuốt: đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Khi khối u phát triển với kích thước lớn sẽ chặn đường nuốt thức ăn và nước bọt dẫn đến tình trạng này.
- Đau đầu: khối u tại vòm họng lây lan và di căn, chèn ép lên các dây thần kinh vùng não dẫn đến hiện tượng đau đầu.
- Ngạt mũi, ho dai dẳng, ho đờm có lẫn máu
- Thay đổi giọng nói: triệu chứng này có thể xuất hiện ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh và càng tác động lớn đến người bệnh ở giai đoạn sau khi khối u chèn ép, ảnh hưởng đến dây thanh âm.
- Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân: đây là một trong những biểu hiện toàn thân dễ gặp ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, ung thư vòm họng cũng không ngoại lệ.
- Đau xương, xương dễ gãy: nguyên nhân xuất phát từ các tế bào ung thư xâm lấn đến tủy xương gây cảm giác đau, sưng tại nhiều vùng xương, đặc biệt là các khớp như đầu gối, bàn tay, bàn chân, …
- Vàng da, cơ thể nổi mẩn, xuất hiện những vệt chấm nhỏ trên da: khối u di căn đến gan khiến cấu trúc gan bị phá hủy và xuất hiện
3. Tiên lượng sống cho ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Tiên lượng đối với ung thư vòm họng di căn là khá dè dặt. Tỷ lệ sống còn đối với ung thư vòm họng giai đoạn đầu là trên 70%. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ này chỉ còn 38%.
Tùy vào tuổi tác, sức khỏe, và tiến triển bệnh mà tiên lượng từng trường hợp sẽ khác nhau. Khi bệnh di căn rất khó điều trị, và tỷ lệ sống rất thấp. Do vậy, phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị, và tăng tuổi thọ của bệnh nhân.
4. Cách điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối có thể bao gồm: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật (một số ít trường hợp) và các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.
Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng có khối u, không ảnh hưởng tới các vị trí, cơ quan xung quanh, gì thế mà giảm biến chứng sau điều trị. Thông thường xạ trị trong được sử dụng kết hợp với xạ trị ngoài để điều trị khối u còn sót lại hoặc khối u tái phát.
Hóa trị
Hóa trị có vai trò hỗ trợ, tăng nhạy xạ và tăng hiệu quả của xạ trị. Hóa trị có thể kết hợp đồng thời với xạ trị nhằm điều trị bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn tiến triển.
5. Làm sao để phòng ngừa ung thư vòm họng?
Để giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Hạn chế rượu bia, các chất kích thích có cồn gây hại cho sức khỏe
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như dưa cà muối, thịt muối, cá muối…
- Thường xuyên bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh, hoa quả tươi bởi đây là những thực phẩm giàu oxy hóa chống ung thư mạnh mẽ
- Tập thể dục đều đặn tăng sức đề kháng, sức chống đỡ cơ thể…
Bên cạnh các cách phòng bệnh trên, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì rất quan trọng, có thể phát hiện ung thư sớm khi bệnh chưa có biểu hiện. Khám tầm soát ung thư vòm họng có thể phát hiện những vết loét, thâm nhiễm chảy máu qua nội soi tai mũi họng, phát hiện hạch cổ qua siêu âm.
Hy vọng bài viết “Cách điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối” trên đây giúp cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về ung thư vòm họng. Để được tư vấn thêm thông tin về ung thư vòm họng, bạn đọc có thể gọi chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 hoặc hotline 0962686808.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Chia sẻ của chú Trần Văn Tiến – Tác giả đạt Giải Nhất trong cuộc thi Viết năm thứ 2
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng