[Mách bạn] Cách nấu lá trinh nữ hoàng cung tươi để chữa bệnh
Nội dung bài viết
Từ xa xưa cây trinh nữ hoàng cung là loại thảo được vốn dùng để chữa một số các bệnh phụ khoa, do vậy cách nấu lá trinh nữ hoàng cung tươi để chữa bệnh là vấn đề mà rất nhiều chị em quan tâm. Bài viết dưới đây GHV Ksol sẽ bật mí các cách nấu lá trinh nữ hoàng cung tươi cho chị em có thể tham khảo.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Cây an xoa và những công hiệu chữa bệnh thần kỳ
- Cây bồ công anh có tác dụng gì? Thực hư tác dụng đối với bệnh ung thư
1. Giới thiệu cây trinh nữ hoàng cung
1.1. Cây trinh nữ hoàng cung là gì?
Cây trinh nữ hoàng cung hay còn có tên gọi khác là cây náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, tây nam văn châu lan, hay tỏi thái lan.
Loài cây này có tên khoa học là Crinum latifolium và xuất xứ chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.
Đây là loại thảo dược đã được sử dụng rất phổ biến trong dân gian để điều trị một số các bệnh, và trong đó có cả các khối u lành tính cũng như khối u ác tính. Ngoài ra còn dùng để điều để trị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến và nhiều bệnh khác cũng rất hiệu quả.
Tại Việt Nam thì loại cây này phát triển tốt với khí hậu miền Nam tuy nhiên lại không phù hợp với khí hậu ở miền Bắc.
1.2. Đặc điểm nhận dạng
Sau đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận biết cây trinh nữ hoàng cung:
- Thân cây trinh nữ hoàng cung khi mới quan sát sẽ nhìn khá giống với củ hành tây, đường kính thân khoảng từ 10 đến 20cm. Từ thân chính sẽ có nhiều cây con mọc ra và có thể tách những cây con này ra để trồng thành cây mới.
- Lá trinh nữ hoàng cung thường có bản rộng do đó mà nó mới có tên là náng lá rộng. Chiều dài của lá từ 60 đến 90cm, rộng khoảng 5cm, ở mép lá sẽ có hình gợn sóng. Trên mặt trên của lá có gân chạy song song, còn phía mặt dưới có sống lá nổi rõ tạo thành một cái rãnh ở mặt trên. Những lá mọc sát đất sẽ có màu đỏ tím.
- Hoa của trinh nữ hoàng cung có màu trắng mọc thành từng tán, mỗi tán sẽ có khoảng 6 đến 20 hoa mọc chung trên một cán dài khoảng 30 – 60cm. Hoa của loại thảo dược này thường nở vào tháng 3, tháng 4. Khi nở cánh hoa sẽ xòe ra 2 bên nhìn rất đẹp mắt.
- Cây này ra quả hình cầu vào khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm.
1.3. Cách phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây khác
Cây trinh nữ hoàng cung nhìn rất giống với náng hoa trắng hay cây lan huệ.
Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau để phân biệt trinh nữ hoàng cung với các loại cây khác:
Cây náng hoa trắng
- Loại cây này cũng là thân hành nhưng hình dáng thuôn dài hơn chứ không tròn như thân của cây trinh nữ hoàng cung.
- Lá náng của cây này cũng dày hơn, to hơn và có màu xanh đậm hơn.
Cây lan huệ
- Lá của cây lan huệ có màu xanh đậm, dày hơn, bản hẹp và không có gợn sóng hai bên mép của lá.
- Thân cây này cao hơn trinh nữ hoàng cung, cánh hoa màu trắng ngả xanh và có mùi rất thơm.
- Nhụy của cây lan huệ có màu đỏ tía trong khi nhụy hoa của cây trinh nữ hoàng cung lại có màu trắng.
2. Sử dụng cây trinh nữ hoàng cung tươi chữa bệnh như thế nào?
Cây trinh nữ hoàng cung rất dễ trồng và có thể sống khỏe quanh năm. Chính vì vậy mà các bài thuốc từ lá và thân cây tươi được dùng tương đối nhiều hơn so với rễ.
Lá của cây này mỏng và có màu xanh nhạt. Trong y học cổ truyền thì thường dùng lá và thân hành của loài cây này để làm thuốc.
Trong các nghiên cứu trong Y học hiện đại thì các hoạt chất có trong loại cây này có những tác dụng chính sau:
- Hoạt chất methanol và alcaloid trong lá và thân hành của cây trinh nữ hoàng cung có khả năng ức chế quá trình phân bào trong cơ thể. Đồng thời các hoạt chất này cũng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do mà đây chính là nguyên nhân chính hình thành nên khối u ác tính.
- Lycorin có trong cây trinh nữ hoàng cung tươi có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của virus gây ra bệnh bại liệt, cảm cúm hay các bệnh viêm nhiễm nói chung.
- Cùng với đó các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra loại cây này có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt,…
- Ở các tỉnh phía nam, bài thuốc nam từ thân và lá của cây trinh nữ hoàng cung tươi thường được dùng để chữa bệnh đường tiết niệu hay một số bệnh phụ khoa.
Tuỳ vào từng mục đích chữa trị mà cây trinh nữ hoàng cung trong các phương thuốc sẽ được chế biến khác nhau:
- Với bệnh lý về xương, thì các bài thuốc từ cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng theo cách giã nát, sao vàng hoặc đắp hỗn hợp trực tiếp lên vị trí đau.
- Đối với các bệnh lý nội tiết, viêm nhiễm thì người bệnh có thể sử dụng lá của cây trinh nữ hoàng cung tươi đem giã nát sau đó lọc lấy nước uống tươi hàng ngày. Ngoài ra thì dịch ép từ lá trinh nữ hoàng cung tươi còn được sử dụng làm thuốc nhỏ tai để chữa đau tai cũng rất hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung tươi để chữa bệnh là người bệnh cần lựa chọn những phiến lá và thân cây còn khỏe. Thì như vậy mới có thể đảm bảo dược dược tính trong cây thuốc còn nguyên vẹn.
Theo các chuyên gia thì những người bệnh mà có vấn đề tiêu hóa thì nên nấu nước cây trinh nữ hoàng cung tươi để uống thay vì uống nước ép lá tươi vì như vậy có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
3. Cách nấu lá trinh nữ hoàng cung tươi để chữa bệnh
3.1. U xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới
Bạn có thể áp dụng theo một số bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Dùng 20g lá khô trinh nữ hoàng cung, sau đó đem đi sắc, uống ngày 3 lần và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc 2: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung, 6g cam thảo dây, 12g rễ cỏ xước, 20g hạ khô thảo cùng với 8g hoàng cầm. Sắc các loại thảo dược trên lấy nước, chia làm 2 lần uống và sử dụng ngay trong ngày.
Bài thuốc 3: Sử dụng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 6g cam thảo dây và 12g trắc bách sao đen. Uống nước sắc ngày 2 đến 3 lần.
3.2. Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung
Chuẩn bị các nguyên liệu:
- 20g lá trinh nữ hoàng cung
- 50g lá đu đủ
- 20g nghệ đen
- 10g xuyên điền thất
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu
- Sau đó đem sắc cùng với 3 chén nước và đun cho đến khi còn khoảng 1 chén thì dừng lại.
- Uống sau khi ăn chia làm 3 lần
3.3. Chữa viêm loét dạ dày
Cách nấu lá tươi:
- Lấy khoảng 3 lá, đem rửa sạch và cắt khúc khoảng 3cm.
- Sắc cùng với 2 chén nước đến khi nước sắc còn 1 chén thì dừng lại.
- Sử dụng nước sau khi ăn cơm để tránh bị ảnh hưởng đến dạ dày.
- Uống ngày nước sắc làm 2 lần và uống trong ngày.
Cách nấu lá khô:
- Đem lá trinh nữ khô 50g và sau đó nấu nước tương tự như lá tươi.
- Sử dụng nước sắc này liên tục trong 20 ngày rồi dừng khoảng 10 ngày và sau đó tiếp tục sử dụng như bình thường.
3.4. Điều trị u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới
Chuẩn bị các nguyên liệu:
- Lá trinh nữ hoàng cung 20g
- Hương tư tử 6g
- Ba kích 10g
- Huyết giác 20g.
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên
- Sau đó đem ba kích đem đi sao với muối
- Đem tất cả các nguyên liệu trên đun sôi với 1 lít nước cho đến khi lượng nước còn khoảng 2 bát thuốc thì dừng lại
- Chia ra uống 2 lần một ngày.
3.5. Giảm đau xương khớp
Chuẩn bị:
- 20g trinh nữ hoàng cung
- 20g dây đau xương
- 20g lá lốt
- 20g huyết giác
- 20g lá cây cối xay
- 6g quốc lão.
Cách làm:
- Rửa sạch các dược liệu
- Sau đó sắc nước để uống
- Chia làm 3 lần và uống hết trong ngày.
Bệnh nhân bị đau xương khớp thực hiện đều đặn bài thuốc trong vòng 1 tháng sẽ thấy xương khớp bớt đau nhức và vận động dễ dàng hơn.
3.6. Tụ máu bầm, chữa chấn thương
Cách làm:
- Rửa sạch lá trinh nữ hoàng cung tươi, sau đó mang đi hơ nóng lá và đem đắp vào vùng bị máu bầm.
- Ngoài ra, thì người bệnh có thể sử dụng thân cây (củ) giã nát rồi đắp vào vết thương bị tụ máu.
- Kiên trì thực hiện đều đặn phương pháp này 2-3 lần, thì chỗ tụ máu bầm sẽ mau chóng tan đi.
3.7. Điều trị viêm phế quản, ho
Chuẩn bị:
- 20g trinh nữ hoàng cung
- 20g tang bạch bì
- 6g cam thảo đất
- 10g ô phiến
Cách làm:
- Đem sắc các nguyên liệu trên với 1 lít nước cho đến khi lượng nước còn khoảng 1/3 thì ngưng.
- Chia nước sắc thành 2 phần uống hết trong ngày
- Sử dụng đều đặn bài thuốc trong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
3.8. Trị viêm họng hạt
Chuẩn bị: Lá cây trinh nữ và rễ cây dằng xay.
Cách làm:
- Rửa sạch 2 nguyên liệu trên
- Lấy một ít muối hạt rồi nhai chung với hai thảo dược trên sau đó nhả bã sau khi nhai.
- Lượng nước tiết ra từ 2 loại thảo dược sẽ thấm vào cổ họng và giúp loại bỏ hoàn toàn viêm họng hạt.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc ngày 2 lần thì tình trạng ho, rát cổ sẽ được cải thiện rõ rệt.
4. Những lưu ý khi sử dụng lá trinh nữ hoàng cung tươi
Khi sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung tươi để chữa bệnh bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong quá trình sử dụng loại thảo dược này thì bạn nên kiêng ăn rau muống và đậu xanh để tránh xảy ra tương tác làm giảm tác dụng điều trị của dược liệu.
- Không tự ý sử dụng cây này để chữa bệnh mà chưa hỏi ý kiến của những người có chuyên môn. Việc tự ý dùng thuốc không đúng liều lượng hoặc phối hợp sai các vị dược liệu có thể gây nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng.
- Khi tìm kiếm thảo dược trinh nữ hoàng cung để chữa bệnh thì cần tìm ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo được hiệu quả chữa bệnh.
Trên đây là những cách nấu lá trinh nữ hoàng cung tươi mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm phương pháp chữa bệnh khác để cải thiện những tình trạng của bản thân mình.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL