[Giải đáp] Cắt tuyến giáp toàn phần có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?

Cắt tuyến giáp toàn phần có ảnh hưởng đến tuổi thọ không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi vì tuyến giáp là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng có liên quan mật thiết đến nhiều loại hormone trong cơ thể của chúng ta. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi cắt tuyến giáp toàn phần có ảnh hưởng đến tuổi thọ không bạn nhé.

XEM THÊM:

1. Tầm quan trọng của hormon tuyến giáp đối với cơ thể?

Tuyến giáp là một cơ quan đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể vì các hormon của nó có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ nội tiết. Hệ nội tiết phải hoạt động ổn định và hiệu quả thì mới đảm bảo hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra ra bình thường được. 

cat-tuyen-giap-toan-phan-co-anh-huong-den-tuoi-tho-khong-1
Tuyến giáp là một cơ quan đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể

1.1. Hormon tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp tiết ra 2 loại hormon chính đó là triiodothyronine  (T3) và thyroxine (T4) (hai hormon này đều có bản chất là tyrosine). Và trong đó, khoảng 90% hormone tuyến giáp là thyroxine và 10% còn lại là triiodothyronine. 

Mặc dù tốc độ và cường độ tác động của 2 loại hormon này lên cơ thể là khác nhau nhưng vai trò của chúng đối với cơ thể là như nhau. 

1.2. Vai trò của hormon tuyến giáp đối với cơ thể

Các hormon tuyến giáp giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể như:

  • Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi carbohydrate như tăng khả năng tiếp nhận glucose của tế bào, làm tăng sự tổng hợp glucose từ những chất không phải carbohydrate,…
  • Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất béo như làm tăng cường quá trình oxi hóa các axit béo bên trong tế bào.
  • Ảnh hưởng đến mỡ trong máu và gan: khi nồng độ hormon tuyến giáp tăng thì sẽ làm giảm lượng cholesterol, phospholipid cũng như triglyceride có trong máu và ngược lại
  • Ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình trao đổi chất: nếu như thiếu hormon tuyến giáp sẽ làm giảm trầm trọng tốc độ của quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Tác động đến khối lượng của cơ thể: việc tăng tiết hormon tuyến giáp sẽ làm giảm khối lượng của cơ thể và ngược lại.
  • Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp: khi trao đổi chất của cơ thể tăng sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng oxi, tạo CO2 cũng theo theo đồng thời cũng làm tăng tần số và cường độ hô hấp.
  • Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: khi nồng độ hormon tuyến giáp tăng thì có thể dẫn đến làm tăng cường độ tim tuy nhiên nếu lượng hormon tăng quá cao sẽ khiến hoạt động co bóp cơ tim bị giảm và gây suy tim.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: khi hormone tuyến giáp tăng sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hóa và tăng cường co bóp nhu động ở dạ dày, ruột từ đó có thể dẫn đến tình trạng ỉa chảy.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương: hormon tuyến giáp tăng sẽ làm tăng cường khả năng các hoạt động trí não và ngược lại. Tuy nhiên khi các hormon này tăng đến một mức nào đó sẽ gây rối loạn thần kinh chức năng, gây lo lắng quá mức, bồn chồn, hoang tưởng…
  • Ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết khác: sự tăng tiết ở tuyến giáp sẽ thúc đẩy tăng tiết hormone ở hầu hết các tuyến nội tiết khác trong cơ thể.

2. Cắt bỏ tuyến giáp trong những trường hợp nào?

Khi tuyến giáp gặp phải vấn đề nào đó thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng xấu hơn có thể xảy ra. Trong đó, biện pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là một trong những phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả tương đối cao đối với các bệnh lý về tuyến giáp. 

Các bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tuyến giáp một phần hay toàn bộ tùy thuộc vào từng trường hợp dưới đây:

2.1. Phẫu thuật cắt bỏ một phần của tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp là việc dùng các thủ thuật chỉ loại bỏ một phần của tuyến giáp. Do vậy, tuyến giáp vẫn đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của mình sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần của tuyến giáp thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Những trường hợp có xuất hiện khối u ở tuyến giáp nhưng là khối u lành tính và có kích thước quá lớn. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ đi một phần của tuyến giáp có khối u để đảm bảo cho các cơ quan xung quanh nó không còn chịu sự chèn ép hay áp lực từ khối u có kích thước lớn.
  • Những bệnh nhân được phát hiện u tuyến giáp giáp ác tính nhưng vẫn ở giai đoạn đầu khi kích thước khối u vẫn nhỏ cũng được chỉ định cắt bỏ một phần tuyến giáp nhằm điều trị triệt căn. 
  • Những trường hợp bệnh nhân có bướu giáp đa nhân nhưng còn nhiều mô lành và nang giáp cũng có thể được chỉ định thực hiện cắt bỏ một phần tuyến giáp để điều trị.

2.2. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp 

Cắt bỏ tuyến giáp toàn phần là việc cắt bỏ đi toàn bộ tuyến giáp. Sau cuộc phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần, người bệnh sẽ không còn tuyến giáp nữa mà phải dùng thuốc hormon tuyến giáp cả đời.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp toàn phần sẽ được chỉ định cho những trường hợp như sau:

  • Khi bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp đã xâm lấn nhiều hoặc đã di căn đến các cơ quan khác.
  • Khi khối ung thư tại tuyến giáp đã có kích thước lớn hơn 4cm.
  • Trường hợp ung thư tuyến giáp ở những người cao tuổi.

Đối với những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thì sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thêm bằng Iốt phóng xạ để nhằm mang lại hiệu quả cao và loại bỏ được hoàn toàn tác nhân gây bệnh.

3. Cắt tuyến giáp toàn phần có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?

Nếu như được chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp thì có nghĩa là sau đó cơ thể bạn sẽ không còn tuyến giáp nữa. Trong khi đó thì tuyến giáp có ảnh hưởng rất lớn đến hệ nội tiết trong cơ thể. Việc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp sẽ làm cho bạn bị suy tuyến giáp và buộc phải sử dụng các thuốc hormon tuyến giáp cả đời. 

cat-tuyen-giap-toan-phan-co-anh-huong-den-tuoi-tho-khong
Cắt tuyến giáp toàn phần có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?

Khi tuyến giáp của bạn bị cắt bỏ và phải sử dụng thuốc hormon tuyến giáp cả đời thì chắc chắn sẽ phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, tuổi thọ của bạn cũng bị suy giảm đi phần nào. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của việc cắt tuyến giáp toàn phần đến tuổi thọ ra sao còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố phải kể đến như sức khỏe của người bệnh, chế độ chăm sóc sau phẫu thuật cũng như tâm lý của người bệnh.

4. Những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp đó là:

4.1. Chảy máu 

Đây là biến chứng đầu tiên có thể gặp sau mổ tuyến giáp. Sau phẫu thuật tuyến giáp thường xảy ra tình trạng chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ. Tình trạng này tuy hiếm xảy ra nhưng lại vô cùng nguy hiểm vì có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Biến chứng này thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau cuộc phẫu thuật. Tình trạng chảy máu nhiều có thể gây chèn ép lên khí quản và là nguyên nhân dẫn đến khó thở. Nếu như máu chảy chậm vào cổ thì có thể dẫn tới việc hình thành các cục máu đông ở phía dưới của vết mổ.

4.2. Khó thở

Khi máu chảy quá nhiều sẽ dẫn đến việc hình thành một cục máu đông lớn chặn lấy khí quản do đó dẫn đến khó thở. Và tình trạng này cần phải được can thiệp y khoa ngay lập tức nếu không sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng khó thở này còn có thể do cả 2 dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã bị tổn thương và trong trường hợp này cần phải thực hiện cuộc phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp. Tuy nhiên thì không nhiều trường hợp người bệnh sau mổ tuyến giáp gặp phải biến chứng này.

4.3. Cơn bão giáp trạng

Đây là tình trạng nhiễm độc tuyến giáp thường xảy ra sau mổ tuyến giáp. Hồi trước thì biến chứng này khá phổ biến và thường liên quan đến bệnh lý Basedow. Tuy nhiên hiện nay, nhờ có thuốc có thể kiểm soát nhiễm độc tuyến giáp nên nguy cơ gặp phải biến chứng này hiếm khi xảy ra. Một số triệu chứng của người bệnh khi rơi vào tình trạng này đó là là tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, bồn chồn, sốt cao, tiêu chảy và mê sảng.

4.4. Nhiễm trùng sau mổ

Tỷ lệ mắc phải biến chứng nhiễm trùng sau mổ tuyến giáp này là tương đối hiếm vào khoảng 1/2000. Do đó, các bác sĩ sẽ ít khi phải cho bạn sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng này. Tuy vậy, nếu bạn rơi vào tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kháng sinh hoặc sử dụng một số biện pháp khác để điều trị bệnh.

4.5. Có sự thay đổi về giọng nói

Giọng nói thay đổi sau mổ tuyến giáp là một biến chứng rất hay gặp, xảy ra ở khoảng 5 – 10% trường hợp phẫu thuật và biến chứng này sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân gây ra biểu hiện này có thể là do các dây thần kinh quặt ngược thanh quản bị chấn thương hoặc do các dây thần kinh bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Tỷ lệ người bệnh sau phẫu thuật bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn là vào khoảng 1%. Thay đổi giọng nói là 1 trong những biến chứng được coi là đáng sợ nhất của phẫu thuật tuyến giáp.

4.6. Bị hạ canxi máu do tuyến cận giáp bị tổn thương

Việc phẫu thuật tuyến giáp mà không gây ảnh hưởng đến tuyến cận giáp là rất khó khăn. Nếu như tuyến cận giáp bị tổn thương thì sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu, ngoài ra tuyến cận giáp bị tổn thương còn gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn chân, bàn tay cũng như xung quanh miệng, nếu nặng hơn nữa thì có thể dẫn đến co quắp ngón tay và 

4.7. Khó nuốt

Khó nuốt là một biến chứng rất phổ biến trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là tạm thời nhưng cũng có trường hợp bị kéo dài dai dẳng nhưng khá là hiếm.

4.8. Suy giáp

Nếu như bị cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì bạn lúc nào cũng sẽ ở trong tình trạng suy giáp và do đó cần phải được bổ sung hormone tuyến giáp. Tình trạng suy giáp có thể xuất hiện kéo dài nhiều năm sau phẫu thuật và cần phải được theo dõi suốt đời.

5. Cuộc sống của người bệnh sau khi cắt bỏ tuyến giáp thay đổi như thế nào?

Sau khi thực hiện cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, cuộc sống của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Khi người bệnh bị cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì việc sử dụng hormon thay thế là một điều bắt buộc. Loại hormone này sẽ thay thế cho T3 và T4 tuyến giáp tiết ra, đảm bảo duy trì hoạt động sống của cơ thể. Và người bệnh bắt buộc phải sử dụng hormon thay thế này suốt cả cuộc đời. 

Tuy nhiên theo nghiên cứu thì việc thay đổi hàm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể sẽ không diễn ra đột ngột do đó cơ thể có thể dễ dàng thích nghi. Cũng trong nghiên cứu đó đã ghi nhận thì trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật, người bệnh vẫn không cảm thấy sự khác thường trong cơ thể ngay cả khi chưa bổ sung hormone tuyến giáp từ bên ngoài do hàm lượng hormone tuyến giáp còn lại trong cơ thể vẫn cao.

cat-tuyen-giap-toan-phan-co-anh-huong-den-tuoi-tho-khong-2
Người bệnh sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần phải tuân thủ quy định tái khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần

Người bệnh sau khi phẫu thuật cần phải tuân thủ quy định tái khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần, nhằm hiệu quả của quá trình phẫu thuật ra sao. Đồng thời người bệnh nên thực hiện các lời khuyên của bác sỹ về chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như việc sử dụng các loại thuốc cần dùng một cách đúng nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn được tốt nhất.

6. Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp người bệnh cần phải được chăm sóc thế nào?

Việc chăm sóc người bệnh sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp là vô cùng quan trọng nhằm giúp cho bệnh nhân có thể sớm phục hồi sức khỏe. Do đó, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi chăm sóc cho người bệnh dưới dây:

  • Người bệnh nên dành từ 1 đến 2 tuần sau cuộc phẫu thuật để nghỉ ngơi. Các hoạt động mà cần vận động mạnh cần phải hạn chế tối đa để tránh làm tổn thương đến vết mổ cũng như giúp cơ thể được phục hồi nhanh hơn.
  • Sau phẫu thuật thì tình trạng sưng và tê ở cổ là một điều bình thường nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Thông thường triệu chứng này sau 5 đến 7 ngày sẽ tự hết.
  • Người bệnh sau phẫu thuật nên ăn các món ăn mềm, lỏng và dễ tiêu như súp, cháo, nước ép,… Sau một thời gian thì mới có thể dần chuyển sang ăn các món ăn cứng hơn đôi chút.
  • Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, người bệnh vẫn nên chú ý vận động nhẹ nhàng để có thể giảm bớt đau nhức cũng như mệt mỏi. Đồng thời, điều đó sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và sớm phục hồi sức khỏe hơn.
  • Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường hay cảm thấy đau nhiều sau khi phẫu thuật thì hãy tới gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi cắt tuyến giáp toàn phần có ảnh hưởng đến tuổi thọ không cũng như những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật tuyến giáp. Để cho quá trình phẫu thuật đạt được hiệu quả cao đồng thời có thể giảm được các biến chứng không mong muốn, bạn nên lựa chọn thực hiện tại các bệnh viện cũng như cơ sở y tế uy tín và chuyên nghiệp.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL