Ung thư đại tràng: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và phòng ngừa
Ung thư đại tràng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu ung thư đại tràng sớm và biện pháp phòng ngừa mắc ung thư đại tràng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của GHV KSOL để nắm được thông tin cụ thể.
1. Bệnh ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng còn được gọi là ung thư ruột già
Ung thư đại tràng còn được gọi là ung thư ruột già. Đây là loại ung thư xuất phát từ ruột già, ban đầu là từ niêm mạc đại tràng sau đó xâm lấn ra các lớp khác của thành ruột. Bên cạnh đó, ung thư đại tràng còn bắt đầu từ các polyp ở mặt bên trong của ruột già. Một số polyp có thể phát triển thành ung thư đại tràng ác tính nếu không được loại bỏ trong quá trình nội soi. Các tế bào ung thư sẽ xâm nhập và gây hại cho các mô khỏe mạnh, đồng thời có thể đi qua máu và bạch huyết để lan rộng tới các cơ quan khác của cơ thể. Tương tự như các loại ung thư khác, ung thư đại tràng phát triển âm thầm trong suốt nhiều năm, tùy vào thể trạng của mỗi người mà các tế bào ung thư được hình thành hoàn chỉnh mất khoảng 5 năm, 10 năm hay 20 năm từ những polyp nhỏ.
Các giai đoạn ung thư đại tràng:
- Giai đoạn 0: Giai đoạn tiền ung thư, các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc, hoặc các lớp lót bên trong đại tràng hoặc trực tràng
- Giai đoạn I: Ung thư chưa xâm lấn vào lớp cơ
- Giai đoạn II: Ung thư đã phát triển xuyên qua lớp cơ vào lớp thanh mạc, phúc mạc của đại tràng hoặc trực tràng và xâm lấn lớp cơ hoặc mô liên kết ngoài thực quản.
- Giai đoạn III: Khối u đã phát triển qua lướp niêm mạc xâm lấn trực tiếp hoặc dính trực tiếp vào cơ quan cận kề, đồng thời có trên 1 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa.
- Giai đoạn IV: Ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột và xâm lấn sang các hạch bạch huyết vùng, đồng thời di căn đến một phần xa của cơ thể.
2. Nhận biết dấu hiệu ung thư đại tràng
- Xuất hiện máu trong phân: Nếu xuất hiện máu trong phân hoặc chảy máu trực tràng thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh ung thư đại tràng, tuy nhiên không ít trường hợp bệnh nhân nhầm lẫn với bệnh trĩ và không có biện pháp điều trị dứt điểm khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.
- Đau bụng: Vị trí đau sẽ nằm ở vùng bị ung thư. Bạn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng sau bữa ăn hoặc trước ăn hoặc bất cứ lúc nào và thường kéo dài trong vài giờ.
- Nôn mửa: Tình trạng nôn mửa sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, ngộ độc, sốt, ho nhiều, ăn quá no, cơ thể dị ứng với đồ ăn hoặc lo lắng, hồi hộp quá mức. Ngoài ra, bị nôn cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như viêm ruột thừa, tắc nghẽn đường ruột hay ung thư đại tràng.
- Rối loạn thói quen đại tiện: Việc đi vệ sinh đột nhiên không đều đặn, lúc táo bón, lúc tiêu chảy hoặc một trong 2 biểu hiện trên kéo dài nhiều ngày được gọi là rối loạn thói quen đại tiện. Bệnh có thể do nhiễm khuẩn đường ruột hoặc cơ thể thiếu chất xơ để bài tiết. Tuy nhiên, trong trường hợp dùng thuốc nhiều ngày không khỏi, tiến triển bệnh ngày một trầm trọng hơn kèm với biểu hiện đau bụng từng cơn thì bạn cần đi xét nghiệm sớm. Bởi đó có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc một loại ung thư nào khác.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nếu bạn đang không trong giai đoạn tập luyện hoặc ăn kiêng mà cân nặng của bạn sụt giảm nhanh chóng trong thời gian ngắn thì rất có thể đó là cảnh báo của cơ thể về sự xuất hiện của khối u đại tràng hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Ung thư đại tràng thường có những triệu chứng điển hình như:
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các triệu chứng trên cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Để biết chính xác mình có mắc ung thư đại tràng hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán như nội soi đại tràng, chụp X-quang, xét nghiệm máu ẩn trong phân, sinh thiết,...
3. Điều trị ung thư đại tràng
Điều trị ung thư đại tràng gồm 3 phương pháp chính:
- Phương pháp phẫu thuật: Nếu ung thư đại tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể loại bỏ trong quá trình nội soi đại tràng. Các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ thường dùng đối với ung thư khu trú.
- Phương pháp hóa trị: Cách phổ biến nhất của hóa trị là tiêm tĩnh mạch. Phương pháp này được dùng để chỉ định hỗ trợ phẫu thuật các khối u ác tính bên trong đại tràng hiệu quả nhất. Nếu hóa trị trước phẫu thuật thì sẽ giúp thu nhỏ các khối u và dễ dàng cắt bỏ đi khi phẫu thuật. Nếu sau phẫu thuật dùng hóa trị sẽ tiêu diệt được những tế bào ung thư còn sót lại khi phẫu thuật. Tuy nhiên, hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, gây chết những tế bào máu ngoại biên,... Do đó, việc đảm bảo người bệnh có thể trạng đủ tốt để đáp ứng được phác đồ điều trị là vô cùng quan trọng.
- Phương pháp xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng tịa xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật. Phương pháp này ít được sử dụng hơn hóa trị khi điều trị ung thư đại tràng.
Rối loạn thói quen đại tiện là một trong những dấu hiệu ung thư đại tràng
4. Dự phòng ung thư đại tràng như thế nào?
Để phòng ngừa mắc ung thư đại tràng, cách tốt nhất bạn nên lắng nghe cơ thể khi có những dấu hiệu bất thường. Khi nghi ngờ mắc ung thư đại tràng bạn nên đến các cơ sở y tế để được được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên 6 tháng/lần hoặc ít nhất là 1 năm/lần, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao (từ 40 – 60 tuổi).
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý bằng việc ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều muối.
Ngoài ra cần kết hợp vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm béo phì và tiểu đường, hai yếu tố tăng nguy cơ gây ung thư đại tràng. Hãy cố gắng dành ra ít nhất 30 phút/ngày để tập luyện.
Mách bạn:
Trong và sau quá trình điều trị ung thư, để phòng ngừa di căn và hạn chế tác dụng phụ của hóa chất cũng như tia xạ, bệnh nhân có thể sử dụng thêm sản phẩm GHV KSOL của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Ngoài ra, đối với người khỏe mạnh, GHV KSOL còn bổ sung các chất chống oxy hóa và đào thải gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung bướu.