Chạy thận nên ăn gì để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất?

Chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị bất kì một bệnh gì cũng rất quan trọng. Với người chạy thận điều đó lại càng có ý nghĩa sống còn trong điều trị. Vậy chạy thận nên ăn gì? Bài viết hôm nay GHV KSOL sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn.

Xem thêm:

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân chạy thận

Dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh hết sức quan trọng, đặc biệt với bệnh nhân suy thận. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, giúp duy trì sức khỏe của thận, hoạt động thải lọc của thận được điều hòa, hỗ trợ sản xuất ra các hormon khác cho cơ thể hoạt động tốt. Từ đó, làm chậm sự tiến triển của bệnh thận, kéo dài thời gian không phải chạy thận nhân tạo.

Khi thận của bạn hoạt động không tốt như bình thường, chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể bạn. Theo thời gian, chất thải và chất lỏng dư thừa có thể gây ra các vấn đề về tim, xương và sức khỏe khác. 

Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh suy thận cần khoa học, tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

2. Chạy thận nên ăn gì?

Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo nên cung cấp đủ những loại thực phẩm sau:

Chạy thận nên ăn gì?
Chạy thận nên ăn gì?

Thực phẩm cung cấp đủ lượng protein

Theo các nhà khoa học, trong mỗi chu kỳ chạy thận nhân tạo, bệnh nhân sẽ bị mất đi khoảng 3 – 4g đạm. Chính vì vậy, nhu cầu về protein ở những người đang chạy thận cao hơn so với người bình thường. 

Để tránh bị sụt cân, suy nhược cơ thể, giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe tổng thể người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giàu protein.

Trên thực tế, Protein có 2 loại là protein chất lượng cao và protein chất lượng thấp. Đối với chế độ ăn của các trường hợp chạy thận, loại protein chất lượng cao được ưu tiên sử dụng hơn cả. Người bệnh có thể bổ sung loại protein này trong các loại thực phẩm như:

  • Cá: Cá hồi, cá thu, cá biển
  • Thịt gia cầm: Thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng
  • Các loại đậu
  • Sữa và chế phẩm từ sữa
  • Lòng trắng trứng gà,  vịt hoặc ngỗng,…

Tuy nhiên, việc bổ sung protein luôn phải đảm bảo vừa đủ, không dư thừa, đặc biệt là với những người chạy thận theo chu kỳ. Mức khuyến cáo lượng protein được đưa ra như sau:

  • Với trường hợp chạy thận 1 lần/tuần: 1g protein/ kg cân nặng.
  • Với trường hợp chạy thận 2 lần/tuần: 1,2g protein/ kg cân nặng.
  • Với trường hợp chạy thận 3 lần/tuần: 1,4g protein/ kg cân nặng.

Thực phẩm có nồng độ Kali thấp

Với người bình thường, kali là khoáng chất vô cùng cần thiết cho chức năng của thần kinh trung ương và hoạt động của cơ bắp. Tuy nhiên, với những người chạy thận, nếu nồng độ kali trong cơ thể cao sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như yếu cơ, rối loạn nhịp tim và suy tim.

Vì vậy, người bệnh chạy thận nên ăn các thực phẩm ít kali như:

  • Măng tây, súp lơ xanh, cải bắp, cần tây, quả dưa chuột, ngô, cà tím,…
  • Lê, quả mọng như quả nam việt quất, quả việt quất, quả mâm xôi, táo, nho, trái đào, bưởi, mận, dưa hấu,…

Thực phẩm tốt cho máu

Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân suy thận phải chạy thận, đặc biệt là những người bị bệnh thận kèm suy dinh dưỡng. 

Nguyên nhân thiếu máu là do lượng erythropoietin (EPO) cần thiết để tạo ra hồng cầu bị giảm mạnh về số lượng. Khi đó, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau ngực.

Nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho máu như: Thịt và cá, các sản phẩm đậu nành, trứng, trái cây khô, chẳng hạn như quả chà là và quả sung, bông cải xanh, rau lá xanh đậm, như cải xoăn và rau bina, đậu xanh, các loại hạt và hạt, bơ đậu phộng,…

3. Chạy thận nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc nên ăn gì thì người đang chạy thận cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt kiêng những thực phẩm sau đây để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra có hiệu quả nhất.

Chạy thận nên kiêng ăn gì?
  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật (đậu, đỗ, vừng, lạc). 
  • Ăn dưới 200g gạo, mì mỗi ngày, rau củ như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su. 
  • Hạn chế ăn rau củ có hàm lượng đạm cao như rau muống, rau ngót, rau dền, giá đỗ, rau đay, mồng tơi, cải xanh. 
  • Tránh ăn hoặc uống thực phẩm chứa muối như dưa muối, cà muối, thịt cá muối…, thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích…
  • Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho như nội tạng động vật, chocolate, ca cao… Đặc biệt, hạn chế thức ăn chứa nhiều kali cao như cam, chuối, quả bơ, hạt họ đậu, dâu, nho khô và tăng thực phẩm giàu canxi như sữa, cá con, cua….
  • Bệnh nhân cũng chú ý uống nước lượng vừa phải, không uống quá nhiều.
  • Đặc biệt phải hạn chế muối trong khẩu phần ăn: Lượng muối yêu cầu dưới 1500mg/ngày. 

4. Những điều cần chú ý khi lên kế hoạch dinh dưỡng cho người chạy thận nhân tạo

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần phải lên kế hoạch cẩn thận cho các bữa ăn của mình và theo dõi lượng chất lỏng bạn ăn và uống hàng ngày. Chất lỏng dư thừa có thể tích tụ trong cơ thể gây ra một vài tình trạng như:

  • Sưng và tăng cân giữa các lần lọc máu
  • Thay đổi huyết áp
  • Tim làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến các bệnh tim nghiêm trọng khác.
  • Tích tụ chất lỏng trong phổi khiến bạn khó thở.

Một trong những cách để hạn chế lượng chất lỏng đó là ăn thực phẩm ăn hàng ngày ít muối. Muối làm cho bạn khát, vì vậy bạn sẽ uống nhiều hơn. Bên cạnh đó cần tránh thức ăn mặn như khoai tây chiên, bánh quy,…

Những thực phẩm nào được coi là chất lỏng

Thực phẩm lỏng ở nhiệt độ phòng, chẳng hạn như súp, chứa nước, gelatin, bánh pudding, kem và các loại thực phẩm khác có nhiều chất lỏng trong công thức cũng được tính. 

Hầu hết các loại trái cây đều chứa nước, chẳng hạn như dưa, nho, táo, cam, cà chua, rau diếp và cần tây. Khi xem bạn tiêu thụ bao nhiêu chất lỏng trong một ngày, hãy nhớ đến những thực phẩm này.

Trọng lượng khô

Trọng lượng khô là trọng lượng của bạn sau khi chạy thận nhân tạo đã loại bỏ tất cả chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể. Kiểm soát lượng chất lỏng sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng khô thích hợp. Nếu để quá nhiều chất lỏng tích tụ cơ thể sẽ khó đạt được cân nặng như mong muốn.

5. Gợi ý thực đơn cho người chạy thận

Dinh dưỡng đúng cách có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, bảo tồn chức năng của các đơn vị thận, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh thận tiến triển, người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến tình trạng ăn uống kém và sụt cân nhanh chóng. Do đó, chế độ ăn người bệnh suy thận rất cần sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để bảo vệ thận và sức khỏe.

  • Người suy thận nên lựa chọn các món ít đạm như gạo trắng, bột sắn dây, miến, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở,…
  • Suy thận kèm theo bệnh lý tiểu đường nên chọn thực phẩm ít đường như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang,…
  • Ăn uống đa dạng, đầy đủ và đúng liều chất đạm, có thể lựa chọn thay thế đạm động vật (thịt heo, thịt bò, gà, cá… ) bằng các loại đạm thực vật dễ tiêu hoá, calo thấp… Lưu ý nếu bệnh nhân suy thận có kèm rối loạn mỡ máu, nên hạn chế ăn trứng gà, thịt đỏ… 
  • Bổ sung canxi với các loại sữa ít đường hoặc không đường.
  • Bệnh nhân suy thận chưa chạy thận nhân tạo, có thể sử dụng thay thế bằng dầu thực vật như dầu mè, đậu nành, oliu,… để bổ sung chất béo.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin qua rau xanh, trái cây… Có thể chọn các loại trái cây có màu xanh, đỏ, vàng, tím ở giai đoạn suy thận cấp. 
  • Nếu bệnh suy thận mạn, kèm tiểu đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như táo tây, cam, quýt, bưởi…, nhưng cần lưu ý hàm lượng kali trong từng loại thực phẩm. 
  • Có thể bổ sung thêm chất sắt, axit folic… theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Không nên sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê…, để tránh gây thêm gánh nặng cho thận. 

Tham khảo thực đơn 1 ngày dành cho chế độ ăn của người suy thận mạn trước khi lọc thận (có cân nặng 60kg). Nhu cầu năng lượng được tính như sau: 60 x 35 kcal/kg = 2100 kcal, tỷ lệ protein 10%, lipid 25%, tinh bột 65%. Thực đơn một bữa gợi ý ăn gồm: 

  • Bữa sáng:

Miến thịt heo: 60g miến, 50g thịt heo.

  • Bữa trưa: 

Cơm gạo tẻ: 100g (gạo 50g) tương đương với một bát cơm

Gà kho gừng: thịt nạc gà 50g, gừng 2g

Canh cải xanh: Cải xanh 50g

Dầu ăn: 5ml

Muối: < 3g

Táo: 150g

Nước lọc: 1 cốc nước 100ml 

  • Bữa xế (bữa phụ):

Xoài: 100g

  • Bữa tối:

Súp bí đỏ, gồm bí đỏ 100g.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp giải đáp đầy đủ cho bạn thắc mắc chạy thận nên ăn gì? Mong bạn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ dinh dưỡng này và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để việc chạy thận mang lại hiệu quả cao nhất.

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư