Chế độ ăn cho người ung thư

Một chế độ ăn hợp lý giúp chúng ta khỏe mỗi ngày. Chế độ ăn cho người ung thư càng cần thiết hơn vì nó không chỉ để cung cấp đủ năng lượng cần thiết của cơ thể mà nó còn cần để giúp cơ thể có đủ sức để chống đỡ lại bệnh tật và các biến chứng khác do các khối u gây ra. Vậy xây dựng một chế độ ăn cho người ung thư cần lưu ý những vấn đề gì, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của GHV KSOL:

XEM THÊM:

1. Chế độ ăn cần cho người ung thư – Thực phẩm nên ăn

Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và phục hồi các tổn thương do các phương pháp điều trị ung thư gây ra. Dinh dưỡng hợp lý giúp sản sinh nhanh các tế bào khỏe mạnh để thay thế cho những tế bào mất đi tự nhiên và do tác dụng phụ của các liệu trình điều trị. Nó còn có tác dụng giúp các tổn thương mau lành và ngăn chặn sự xâm nhiễm của các yếu tố bất lợi trong khi hệ miễn dịch của người bệnh vốn rất yếu ớt. Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần được cung cấp thực phẩm đầy đủ thuộc các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất.

Dinh dưỡng cân bằng là điều tối cần thiết trong chế độ ăn cho người ung thư
Dinh dưỡng cân bằng là điều tối cần thiết trong chế độ ăn cho người ung thư
  • Đạm: Các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, thịt gia cầm… sẽ cung cấp các loại axit amin cần thiết nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Thực phẩm trong bữa ăn cần được đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin thiết yếu cho người bệnh. Nên sử dụng cả protein động vật và protein thực vật trong khẩu phần ăn. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm cần được ưu tiên hơn do có lợi cho sức khỏe hơn. Để đảm bảo cung cấp đủ sắt, kẽm… chúng ta cần thêm các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Đừng quên các món ăn từ cua, cá và hải sản vì chúng sẽ cung cấp các loại acid amin và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Tinh bột: Người bệnh nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể có chứa các phụ gia thực phẩm hoặc các chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe.
  • Chất béo: Chất béo là một thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Nó góp phần hình thành nên cấu trúc của tế bào và được chuyển hóa cung cấp năng lượng sống cho cơ thể. Ngoài ra, chất béo còn có tác dụng hòa tan và vận chuyển một số loại vitamin trong cơ thể. Vì vậy cần duy trì một hàm lượng chất béo nhất định trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh ung thư. Hàm lượng acid béo không no chiếm không quá 50% tổng năng lượng cung cấp.
  • Rau quả: Các loại rau quả cung cấp vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể người bệnh ung thư. Vì thế người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như cà chua, cà rốt, đậu Hà Lan, bí ngô và rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ và cải bắp… Những loại trái cây rất tốt cho người bệnh như cam, chuối, kiwi, đào, lê và dâu tây… Các loại rau và trái cây này có thể ăn sống hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố giúp người bệnh dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Rau, củ, quả dùng trong bữa ăn cần chọn loại tươi sạch, có biện pháp bảo quản phù hợp để giữ được các giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Chế độ ăn cho người  ung thư – Thực phẩm cần tránh

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn hàng ngày thì tùy vào thể trạng người bệnh, tùy theo bệnh và giai đoạn của bệnh mà cần phải lưu ý tránh một số nhóm thực phẩm sau:

– Thực phẩm chiên nướng: Khi thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao trong thời gian lâu sẽ hình thành các chất có hại cho cơ thể.

Hạn chế thức ăn chiên nướng trong chế độ ăn cho người ung thư
Hạn chế thức ăn chiên nướng trong chế độ ăn cho người ung thư

– Không nên ăn nhiều muối, đường và các thực phẩm chứa nhiều chất béo.

– Hạn chế ăn các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích…

– Tránh những thực phẩm lên men như dưa, cà muối… vì chúng có chứa các chất không có lợi cho sức khỏe.

– Hạn chế các thực phẩm hoặc gia vị có vị cay nồng, chua gắt hoặc quá cứng sẽ không tốt cho răng và hệ tiêu hóa.

– Hạn chế rượu bia, các loại đồ uống có gas và cafein.

3. Lưu ý trong chế độ ăn cho người ung thư

Mỗi người có thể trạng khác nhau nên sự hấp thu dinh dưỡng cũng khác nhau. Đối với bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị, tùy vào từng bệnh lý cụ thể của mỗi người mà người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới việc ăn uống của người bệnh. Do đó, cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp đảm bảo cân bằng. Đồng thời khích lệ người bệnh chịu khó ăn uống để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật. Người bệnh cần lưu ý một số điều:

– Nên ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp người bệnh dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn.

– Nên ăn nhiều thức ăn tinh để đảm bảo ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng. Nên ăn thức ăn giàu năng lượng và giàu đạm. Có thể bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng như sữa dinh dưỡng.

– Thực phẩm nên được chế biến chín kỹ, mềm lỏng, dễ tiêu hóa.

– Uống nhiều nước nhằm hạn chế táo bón và những vấn đề ở đường ruột. Có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép rau quả tươi. Có thể uống thành nhiều ngụm nhỏ ngay cả khi không khát. Để tránh làm giảm sự ngon miệng trong bữa ăn, cần lưu ý uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút, không uống nước khi ăn.

– Đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của người bệnh.

– Để tăng sự hấp dẫn và cảm giác thèm ăn, cần thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn.

– Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến vì việc đó có thể làm giảm cảm giác thèm ăn hoặc tệ hơn là không muốn ăn.

– Luôn giữ cho răng, miệng được sạch sẽ.

– Có thể làm nhỏ thức ăn hoặc ninh mềm, làm nhuyễn (cháo, súp…) nếu bệnh nhân không ăn được thức ăn thô.

Làm nhỏ hoặc ninh nhuyễn thức ăn giúp cho bệnh nhân dễ hấp thu dinh dưỡng
Làm nhỏ hoặc ninh nhuyễn thức ăn giúp cho bệnh nhân dễ hấp thu dinh dưỡng

– Với các bệnh nhân nặng hoặc có vấn đề về tiêu hóa khiến cho không ăn được hoặc ăn được nhưng không đủ dinh dưỡng thì cần có biện pháp nuôi dưỡng thay thế như ăn qua ống thông (xông).

– Sau khi ăn xong nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động quá sức, chú ý tĩnh dưỡng và vận động hợp lý, nhẹ nhàng.

– Người nhà bệnh nhân cần giữ cho tâm lý người bệnh được thoải mái, tránh lo âu, sợ hãi với bệnh tật mà ảnh hưởng tới sức khỏe, gây tâm lý chán nản, buồn phiền gây ra không muốn ăn. Cần động viên, khuyến khích người bệnh ăn uống theo sở thích, thay đổi thực đơn hàng ngày để kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn, muốn ăn.

Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn cho người ung thư. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ cho mình tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh để có đủ sức mạnh chiến đấu với bệnh tật.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV1 12h 16/05/2017: Chế tạo thành công phức hệ Nano Extra XFGC – phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7