[Mách bạn] Bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe

Người bệnh ung thư thực quản nên ăn gì, không nên ăn gì là một chủ đề không phải ai cũng biết. Ung thư thực quản là một căn bệnh nguy hiểm và có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn hàng ngày. Chính vì vậy, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về chủ đề người bệnh ung thư thực quản nên ăn gì, kiêng gì nhé!

XEM THÊM:

1. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư thực quản

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản như là:

  • Tuổi: Những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Giới tính: Nam giới mắc nhiều hơn nữ.
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Các bệnh nhân mắc các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh ung thư khác như là ung thư thực quản.
  • Các bệnh lý khác gây hoại tử niêm mạc ở thực quản hoặc trào ngược dạ dày – thực quản, loét thực quản kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Đặc biệt, thói quen ăn uống không khoa học như ăn đồ quá nóng, uống nóng; ăn nhiều thức ăn có chứa hợp chất nitrosamin; ít ăn rau xanh, trái cây, chất xơ… cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư thực quản. Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc lá, nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên cũng có nguy cơ bị ung thư thực quản.

2. Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh ung thư thực quản

Đối với bệnh nhân ung thư thực quản, khi xây dựng chế độ ăn cần phải chú ý một số điều sau:

  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm nấu nhừ, được chế biến dưới dạng mềm lỏng giúp bệnh nhân có thể nhai nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh gây ra các tổn thương ở vùng hầu họng. Đối với những thực phẩm được chế biến từ thịt, nên nghiền ra để giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng nhẹ nhàng: Bệnh nhân ung thư thực quản cần hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều axit, cay nóng và đồ ăn có chứa nhiều gia vị. Thay vì cho nhiều loại gia vị vào đồ ăn, nên chế biến các món ăn cho bệnh nhân nhạt hơn và hạn chế đồ chiên xào.
  • Ăn chậm, uống chậm: Việc ăn chậm cũng như uống chậm sẽ giúp bệnh nhân ung thư thực quản giảm bớt sự đau đớn khi ăn và nuốt thức ăn, đồng thời cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa chính như người bình thường, thì bệnh nhân bị bệnh ung thư thực quản nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn trong ngày.
  • Tập hít thở sâu và chậm lại mỗi khi có cảm giác buồn nôn.
  • Tư thế khi ăn của bệnh nhân ung thư thực quản cũng cần được lưu ý: Người bệnh nên ngồi thẳng lưng để giúp thức ăn đi xuống dễ dàng hơn. Sau khi ăn không nên nằm hay vận động luôn, nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút.
  • Đối với một số bệnh nhân sau khi điều trị bằng phương pháp hóa trị hay xạ trị, có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như nôn mửa, tiêu chảy… Khi đó, bệnh nhân cần theo dõi liên tục bởi người nhà, nhân viên ý tế. Nếu bệnh nhân có hiệu tượng dị ứng với đường ở trong sữa, có thể hạn chế những sản phẩm từ sữa và các sản phẩm sữa trong thời gian đầu. Các triệu chứng đó có thể sẽ biến mất trong một vài tuần.
ung-thu-thuc-quan-nen-an-gi
Ung thư thực quản nên ăn gì?

3. Bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn gì?

3.1. Sữa, sữa chua và bánh mềm

Những thực phẩm này có đặc tính chung đó là mềm, dễ tiêu hóa nên sẽ giúp người bệnh dễ ăn và dễ nuốt hơn. Sữa, sữa chua và bánh mềm khi được cung cấp vào trong cơ thể sẽ bổ sung thêm một nguồn năng lượng dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể cũng như cải thiện dần tình trạng sức khỏe.

3.2. Trứng

Trứng là một trong những thực phẩm giàu protein, vậy nên sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh phục hồi sức khỏe. Đối với bệnh nhân bị ung thư thực quản, người nhà có thể nấu trứng cùng với cháo hoặc súp để người bệnh có thể dễ nuốt hơn. Tránh cho bệnh nhân ăn trứng luộc vì có thể gây nghẹn, hoặc trứng rán với nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe người bệnh.

3.3. Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là những thực phẩm lành mạnh, rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ dồi dào, giàu vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Do đó, khi sử dụng sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Chất xơ trong rau quả có tác dụng giúp cho lưu thông tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn có ích trong ruột, làm giảm thời gian tiếp xúc của các hợp chất gây ung thư với niêm mạc ruột.

Đặc biệt trong thành phần của rau xanh, trái cây còn chứa chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát được các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh ung thư.

Các thực phẩm giàu vitamin A, C, E… sẽ làm giảm nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa, trong đó bao gồm ung thư thực quản.

  • Theo đó đó các loại rau, trái cây có màu đỏ hoặc vàng như cà chua, cà rốt, đu đủ, xoài, cam, bí đỏ; Các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, rau ngót, rau muống và bông cải xanh… đều là những thực phẩm giàu vitamin A.
  • Vitamin C có nhiều trong thành phần của các loại rau xanh và trái cây như: cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa, súp lơ xanh, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi, dâu tây, đu đủ, …
  • Vitamin E thì lại có nhiều trong các loại hạt, khoai lang, quả kiwi, rau có màu xanh sẫm…

3.4. Ung thư thực quản nên ăn gì – Tinh bột

Các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, khoai lang, khoai tây, sắn dây, bột yến mạch… là những thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư thực quản. Những loại thực phẩm này có khả năng thấm hút dịch axit bên trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển.

3.5. Nấm tốt cho bệnh nhân ung thư thực quản

Trong thành phần của nấm có chứa rất nhiều chất polysaccharide. Đây là loại hợp chất có tác dụng kích hoạt các tế bào miễn dịch đồng thời ức chế các tế bào ung thư.

Ngoài ra, trong nấm còn chứa selen, vitamin D có tác dụng giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại nấm mà người bệnh ung thư thực quản nên dùng đó là: nấm rơm, nấm mèo (mộc nhĩ), nấm kim châm… Có thể chế biến những loại nấm này thành canh, cháo, súp hay món xào…

4. Người bệnh ung thư thực quản nên ăn gì theo từng giai đoạn?

Chế độ dinh dưỡng cũng cần được thay đổi cho phù hợp với bệnh nhân ung thư thực quản trong từng giai đoạn. Cụ thể như là:

4.1. Ở giai đoạn trước khi phẫu thuật

Cơ thể người bệnh ung thư thực quản thường bị gầy yếu và thiếu chất do sự xuất hiện của các tế bào ung thư. Các tế bào này hình thành khối u và ảnh hưởng tới quá trình nuốt thức ăn của người bệnh, dẫn đến tình trạng không có nhiều dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vì thế trong thời gian này, người bệnh cần bổ sung thêm những thức ăn giàu vitamin, protein để đảm bảo đủ sức khỏe.

4.2. Ở giai đoạn sau phẫu thuật

Với giai đoạn sau phẫu thuật, người bệnh cũng cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu các loại vitamin và protein như: Thịt lợn, thịt bò, cá, tôm và nước ép hoa quả.

Người bệnh cần phải chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa trong ngày. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, kết hợp vừa ăn vừa uống nước để tránh bị nghẹt và đỡ có cảm giác buồn nôn. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để giảm bớt các triệu chứng bệnh

Người bệnh ung thư thực quản sau khi phẫu thuật nên ăn nhẹ với những thức ăn ở dạng mềm lỏng dễ nuốt như súp, cháo hay bánh mỳ, bánh bông lan. Dần dần sau khi sức khỏe đã có sự hồi phục, người bệnh có thể ăn lại những thực phẩm đặc. Nếu là thịt thì nên nghiền ra để có thể dễ nuốt và tiêu hóa hơn.

5. Ung thư thực quản kiêng ăn gì?

5.1. Không ăn những thức ăn cay nóng

Thói quen thường xuyên ăn những loại thức ăn, đồ uống quá nóng có thể dẫn đến kích thích cổ họng, gây ra các tổn thương ở vùng niêm mạc thực quản, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Vì vậy, để phòng ngừa tổn thương thực quản, người bệnh nên lưu ý chỉ ăn những đồ ăn, thức uống có nhiệt độ ấm vừa phải. Bên cạnh đó, không nên ăn nhiều thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị…

5.2. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn thường gặp như là: Xúc xích, giăm bông, thịt nguội, thịt muối, thịt xông khói… trong thành phần thường chứa nhiều chất phụ gia và các loại chất bảo quản – là những tác nhân có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh ung thư thực quản cũng cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm với nhiều muối như cá muối, mắm, dưa cà muối. Bởi vì các thực phẩm này thường có hàm lượng nitrosamin cao – cũng là hợp chất có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa.

ung-thu-thuc-quan-nen-an-gi-1
Không nên ăn thực phẩm đã chế biến sẵn

5.3. Không lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích

Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá sẽ kích thích niêm mạc thực quản, gây ra những tổn thương nghiêm trọng thực quản. Càng uống nhiều rượu, bia thì nguy cơ gây ung thư càng tăng.

Đối với những người nghiện hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Đặc biệt, là với những trường hợp vừa hút thuốc lá, vừa uống nhiều rượu thì càng tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh ung thư thực quản, cách tốt nhất là hạn chế tối đa việc uống rượu cũng như từ bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt.

Trên đây là bài viết về chủ đề bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn gì, không nên ăn gì. Việc xây dựng chế độ ăn cần phải phù hợp với tình trạng của thể của người bệnh. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Hy vọng bài viết “Chế độ ăn cho người ung thư thực quản” trên đây đã giúp độc giả có thêm những thông tin hữu ích về bệnh ung thư thực quản. Để được tư vấn thêm thông tin, mời quý độc giả liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 hoặc hotline 0962686808.

XEM NGAY: VTV2 HTCB SỐ 16: UNG THƯ – XIN ĐỪNG BUÔNG XUÔI

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7