[Giải đáp] Trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì?

Rất nhiều người thắc mắc bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì hay không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà người bị ung thư vòm họng nên ăn. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì?

XEM THÊM:

1.Vì sao chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng lại quan trọng?

Suy dinh dưỡng ở người mắc bệnh ung thư nói chung là một tình trạng vô cùng nguy hiểm và làm gia tăng nguy cơ tử vong, cũng như giảm hiệu quả trong việc điều trị. Theo các kết quả thống kê, mỗi năm tại Việt nam có khoảng 115.000 bệnh nhân qua đời vì các bệnh ung thư, trong đó có gần 30% nguyên nhân là do bị suy kiệt sức khỏe và có hơn 80% là người bệnh gặp phải tình trạng sụt cân. 

Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư đã chỉ ra rằng nếu có một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học sẽ làm giảm các tác dụng không mong muốn và ảnh hưởng tốt đến hiệu quả của quá trình điều trị, tăng khả năng hồi phục cho cơ thể nhanh chóng hơn.

Những người mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng đều cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất là đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất ở lượng sử dụng cân đối và phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.

Mặt khác, bệnh nhân ung thư vòm họng còn có thể gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc ăn uống và thường đối mặt với các triệu chứng buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, viêm họng… Những tình trạng này làm giảm mất cảm giác ngon miệng cũng như hứng thú đối với ăn uống. Do đó, việc hiểu rõ bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì sẽ giúp người bệnh hạn chế được những vấn đề này.

2. Một số điều về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Bệnh nhân ung thư vòm họng nếu còn có thể tự nuốt được thì nên ăn những thức ăn mềm như cháo/súp, xay nhỏ ngay từ khi được phát hiện ra bệnh để tránh làm tổn thương các khối u cũng như các tổ chức xung quan.

Bên cạnh đó, nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều nhất có thể bất cứ lúc nào người bệnh muốn ăn và có cảm giác ăn ngon miệng. Tốt nhất nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn và xây dựng chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Các loại thức ăn được sử dụng cho người bệnh phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong trường hợp khối u làm hẹp thực quản gây khó nuốt, không nuốt được hoặc bị tổn thương do xạ trị hay bệnh nhân chỉ ăn dưới 60% nhu cầu dinh dưỡng thì nên mở thông dạ dày để nuôi dưỡng cơ thể càng sớm càng tốt. Tránh để đến khi người bệnh bị suy dinh dưỡng hoặc giảm cân mất kiểm soát mới mở thông dạ dày thì việc nuôi dưỡng lúc này sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng là việc làm cần thiết với các bệnh nhân ung thư nói chung cũng như người bệnh ung thư vòm họng nói riêng. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cần có sự tư vấn của các bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng.

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thì hoạt động thể lực, tập luyện ở mức độ vừa phải và giữ cho tinh thần thoải mái để giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả hơn.

ung-thu-vom-hong-nen-an-gi-1
Ung thư vòm họng nên ăn gì?

 

3. Người bị ung thư vòm họng nên ăn gì?

3.1. Thực phẩm có chứa vitamin A

Vitamin A có hiệu quả trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin A góp phần vào việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, không để chúng xâm lấn sang các tế bào bình thường còn lại trong cơ thể. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A vào chế độ ăn uống hàng ngày là điều cần thiết cho người mắc ung thư vòm họng cũng như các bệnh ung thư khác.

Vitamin A có chứa rất nhiều trong các loại trái cây, rau củ, đặc biệt là những loại có màu vàng và đỏ như: gấc, cam, đu đủ, cà rốt…

3.2. Đồ ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa

Người bệnh ung thư vòm họng trong quá trình điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị thường gặp phải các tình trạng nuốt nghẹn, đau họng khi nuốt thức ăn. Thậm chí, khi khối u phát triển quá lớn, người bệnh có thể không ăn uống được gì. Do đó, để hạn chế tình trạng đau họng và nuốt nghẹn thì người bệnh nên sử dụng đồ ăn dạng lỏng, mềm. Thức ăn nên được xay nhuyễn để có thể dễ nuốt hơn.

3.3. Đồ ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng

Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, để chống chọi lại bệnh ung thư tốt hơn. Các chuyên gia khuyên người mắc bệnh ung thư vòm họng nên ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng như: cá hồi, tôm, bơ, sữa… Ưu tiên các phương pháp chế biến mềm, lỏng, dễ ăn.

3.4. Uống nhiều nước

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể là một điều rất cần thiết. Người bệnh có thể bổ sung nước cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau như uống nước lọc hoặc sữa, nước ép hoa quả, nước ép rau củ… Nhưng chú ý chia nhỏ lượng nước uống trong ngày.

3.5. Các loại trái cây tươi

Trái cây tươi chính là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bệnh nhân ung thư vòm họng. Chúng sẽ cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp cho người bệnh nhanh có thể nhanh chóng bình phục sau phẫu thuật.

Đối với những người bệnh đang được truyền hóa chất để điều trị ung thư, nguồn dinh dưỡng từ các loại trái cây tươi cũng có thể giúp hạn chế những phản ứng bất lợi, có hại của thuốc hóa trị đối với cơ thể. Nếu người bệnh bị đau họng khó nuốt khi nên ép trái cây lấy nước hoặc xay nhuyễn thành sinh tố cho người bệnh sử dụng.

3.6. Thực phẩm chứa nhiều protein

Không chỉ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, các loại thực phẩm giàu protein còn đảm bảo cho bệnh nhân ung thư vòm họng có một sức khỏe tốt để đáp ứng được với các phương pháp điều trị bệnh.

Người bệnh có thể bổ sung protein từ các nguồn thực phẩm như thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại hạt, súp lơ xanh. Các loại thực phẩm này sẽ giúp bổ sung nguồn protein dồi dào và dễ tiêu hóa.

3.7. Ăn nhiều rau xanh

Một số loại rau xanh như rau bina, rau chân vịt, mướp đắng, rau ngót, rau má… sẽ có tác dụng hỗ trợ giải độc và chống viêm nhiễm cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại rau xanh này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp bổ sung thêm cho cơ thể nguồn chất xơ dồi dào, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

4. Thực phẩm người bệnh ung thư vòm họng cần kiêng

4.1. Các loại đồ uống có ga, chứa chất kích thích

Nước ngọt có gas, rượu bia đều là những loại đồ uống không tốt đối với người bệnh bị ung thư vòm họng. Bởi vì, những loại nước uống này có thể làm giảm tác dụng của các phương pháp điều trị. Đồng thời, chúng còn có thể khiến tình trạng tổn thương ở niêm mạc họng, thực quản trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh ung thư vòm họng nên hạn chế uống rượu bia và đồ uống có gas.

4.2. Thực phẩm quá cay nóng

Khi mắc bệnh, cổ họng của người bệnh rất dễ bị tổn thương. Tiêu, ớt, gừng, tỏi và rất nhiều loại gia vị cay nóng khác đều là những gia vị có thể gây kích thích niêm mạc họng. Do đó, trong quá trình chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư vòm họng, nên hạn chế thêm các loại gia vị có tính cay nóng vào các món ăn. Điều này sẽ giúp cho người bệnh tránh được những cơn đau rát, khó chịu.

ung-thu-vom-hong-nen-an-gi
Không nên ăn thực phẩm cay nóng

4.3. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ trong thành phần giàu đạm thường không tốt đối với những người bị ung thư vòm họng. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn quá 500g thịt đỏ/tuần để tránh tình trạng ung thư trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc hạn chế ăn thịt đỏ còn giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa được các bệnh thứ phát như: ung thư trực tràng,…

4.4. Ăn mặn

Thói quen ăn mặn của nhiều bệnh nhân không chỉ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch mà còn làm cơ thể mất canxi, gây loãng xương sớm. Đồng thời, việc ăn nhiều loại đồ ăn muối chua hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao như: cải, dưa, cà muối, cá mắm,… đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, những người mắc ung thư vòm họng không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao này, đồng thời nên giảm bớt lượng muối trong khi chế biến các món ăn hàng ngày.

4.5. Không ăn quá nhiều đường

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đối với những thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao sẽ làm gia tăng nồng độ Insulin trong máu. Hormon này sẽ có tác dụng làm tăng tốc độ phát triển cũng như thúc đẩy quá trình xâm lấn, di căn của các tế bào ung thư diễn ra một cách nhanh hơn. Vì vậy, người mắc ung thư vòm họng nên hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường như: cơm trắng, bánh mì chế biến từ tinh bột,…

4.6. Các món ăn tái, sống

Ung thư vòm họng sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Do đó, khi bị bệnh, tuyệt đối không được ăn các thực phẩm sống, tái như: gỏi cá, thịt tái, nem chua, sushi,… Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn những loại thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn.

4.7. Thực phẩm chứa hợp chất nitrosamine

Nitrosamine là hợp chất hóa học có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư. Vì vậy, bạn không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều hợp chất này như: đồ hộp, thịt hun khói, xúc xích,… Việc hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa Nitrosamine sẽ giúp cho bệnh ung thư vòm họng không tiến triển nặng hơn.

4.8. Thực phẩm chứa nhiều acid

Các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm có chứa acid như: Dưa cải muối chua, các loại hoa quả có vị chua như cam, chanh,… Bởi vì, acid có nhiều trong những loại thực phẩm này sẽ làm tổn thương niêm mạc vùng hầu họng. Điều này sẽ khiến cho các cơn đau rát xuất hiện nhiều hơn, làm cho khả năng ăn uống của người bệnh bị giảm xuống. Vì vậy, bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn các loại thực phẩm có tính acid đã kể trên.

4.9.Thuốc lá

Ngoài các loại thực phẩm ra thì thuốc lá và nhiều chất kích thích khác cũng gây ảnh hưởng rất xấu đến toàn bộ sức khỏe của cơ thể, nhất là vòm họng. Các chất độc có trong khói thuốc lá sẽ làm niêm mạc vùng miệng, họng bị viêm loét, tổn thương trở nên nặng hơn. Không chỉ vậy, sử dụng thuốc lá còn làm tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, người bệnh ung thư vòm họng nên loại bỏ thói quen hút thuốc càng sớm càng tốt

5. Một số lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bị ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng khiến cho khả năng ăn uống của người bệnh gặp tương đối nhiều khó khăn. Do đó, khi chế biến các món ăn cho người bệnh nên chú ý một số điều dưới đây:

  • Như đã nói, người bị ung thư vòm họng thường bị đau rát họng khi nuốt. Trong nhiều trường hợp, khối u ở họng quá lớn khiến cho người bệnh không thể ăn uống. Vậy nên, để giảm thiểu tình trạng này, khi chế biến các món ăn cho người bệnh thì nên cắt nhỏ, hầm nhừ hoặc xay nhuyễn thực phẩm nấu thành súp, cháo loãng để bệnh nhân dễ ăn và hấp thu tốt hơn.
  • Đối với những người bệnh không ăn sống được các loại rau củ thì nên hấp sơ qua để giữ được lượng vitamin tối đa nhất có thể. Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống nhiều nước ép trái cây (ngoại trừ nước ép các loại quả chua như cà chua, nước chanh,…). Lưu ý: Không nên cho thêm đường vào uống cùng nước ép để hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Mỗi ngày, trong chế độ ăn của người bị ung thư vòm họng nên chia thành khoảng 5 – 6 bữa nhỏ. Cách này sẽ giúp cho người bệnh dễ ăn và ăn được nhiều hơn.
  • Sau khi điều trị, người bệnh và gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống để giảm thiểu được các tác dụng không mong muốn do các phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật gây ra.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số kiến thức về bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì. Cần lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh cần đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng một cách khoa học và phù hợp.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7