[Mách nhỏ] Chị em bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì? Top 14 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe
Nội dung bài viết
Khi bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì, không nên ăn gì là vấn đề khiến nhiều chị em hoang mang. Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh đặc trưng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người phụ nữ. Do đó, để góp phần giải đáp một cách đầy đủ nhất cho chị em về câu hỏi ung thư cổ cung nên ăn gì, hãy theo dõi bài viết sau của GHV KSol nhé!
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- Siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không? Giải đáp từ chuyên gia
- Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào? Cần lưu ý gì?
1. Vai trò và nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Bên cạnh việc tích cực thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, thì chế độ dinh dưỡng cũng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đối với kết quả phục hồi của bệnh nhân ung thư nói chung và người bị ung thư cổ tử cung nói riêng.
Nếu người bệnh có một chế độ ăn uống khoa học cùng với các thực phẩm phù hợp tình trạng sức khỏe, thì các triệu chứng bệnh ung thư có khả năng được kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu được nguy cơ khối u phát triển hay di căn đến các vị trí khác trong cơ thể. Chính vì thế, việc lựa chọn những loại thực phẩm nên ăn và cần kiêng ăn trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung sẽ giúp cho người bệnh tăng cường được sức đề kháng cũng như chống lại được các bệnh tật khác.
Một số nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cổ tử cung cần lưu ý tới như sau:
- Cần thật chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm khi sử dụng, chỉ nên dùng những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phương pháp chế biến món ăn cho người bệnh nên ưu tiên tinh gọn, không nêm nếm quá nhiều loại gia vị. Ăn những món ăn được sơ chế sạch sẽ và nấu chín hoàn toàn để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Khẩu phần ăn nên được điều chỉnh theo nhu cầu của người bệnh, có thể chia 3 bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh trường hợp người bệnh ăn quá no hoặc bỏ bữa sẽ gây ra một số vấn đề cho tiêu hóa và quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
- Khi ăn, người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn có thể được tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, sau mỗi bữa ăn, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi khoảng 30 phút ở tư thế ngồi hoặc nằm kê cao đầu. Đó là vì khi bị ung thư cổ tử cung có thể gây ra cho người bệnh triệu chứng buồn nôn thường xuyên. Điều này khiến cho người bệnh dễ gặp phải cảm giác chán ăn, kéo theo đó là tình trạng sụt cân, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày để giúp cho cơ thể không bị mất nước, đồng thời hỗ trợ tốt cho hệ tuần hoàn của cơ thể. Lượng nước được khuyến khích người bệnh nên sử dụng là từ 2 lít đến 2,5 lít mỗi ngày.
- Cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ và hấp thu đa dạng dưỡng chất. Hạn chế ăn cố định hay quá nhiều một số loại thực phẩm, nên thay đổi đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này không chỉ giúp kích thích nhu cầu ăn uống của người bệnh ung thư cổ tử cung mà còn góp phần bổ sung đầy đủ các chất dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ điều trị bệnh.
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân mắc ung thư nói chung và người bị ung thư cổ tử cung nói riêng. Bên cạnh đó, để cơ thể có được khả năng phục hồi hiệu quả nhất, người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái, một tinh thần lạc quan, tích cực để chống lại bệnh tật, phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng.
2. Người bị bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Sau khi đã nắm được vai trò cũng như một số nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung, thì hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm mà bệnh nhân nên ăn:
2.1. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây quen thuộc với người dân Việt Nam, với hương vị thơm thơm, ngon ngọt. Không những vậy, trong thành phần của đu đủ còn chứa hàm lượng các dưỡng chất dinh dưỡng rất lớn. Hàm lượng vitamin C, beta-cryptoxanthin và zeaxanthin có trong đu đủ rất dồi dào. Những chất dinh dưỡng này khi hấp thu vào cơ thể sẽ đem lại khả năng giảm thấp nguy cơ nhiễm HPV, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ đề kháng và giảm nguy cơ phát triển của các tế bào ung thư trong cổ tử cung ở phụ nữ.
2.2. Quả mâm xôi
Quả mâm xôi rất giàu các chất dinh dưỡng và có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào bị nhiễm HPV. Bên cạnh đó, trong quả mâm xôi còn chứa hợp chất acid ellagic với hàm lượng rất cao. Đây là loại hợp chất có khả năng chống đột biến cũng như ngăn ngừa ung thư.
Trong một số trường hợp, các hợp chất có trong thành phần quả mâm xôi còn có khả năng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Mâm xôi với hương vị thơm ngon, dễ ăn cùng với khả năng ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm như ung thư rất tốt. Vậy nên, phụ nữ mắc bệnh ung thư tử cung nên sử dụng lại quả này để cải thiện bệnh tình.
2.3. Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm tuyệt vời để bồi bổ cho cơ thể và cung cấp các hoạt chất có khả năng chống lại ung thư cổ tử cung. Cá hồi rất giàu axit béo không no omega-3 và một số hợp chất chống ung thư là astaxanthin… Do đó, bổ sung cá hồi vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh sẽ đem lại khả năng có thể ngăn chặn các tế bào ung thư di căn và phát triển đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị ung thư tử cung.
2.4. Nghệ
Theo kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong nghệ có chứa một số hợp chất có khả năng chống ung thư rất hiệu quả. Các hợp chất có trong củ nghệ có thể tiêu diệt các tế bào gây hại, ức chế quá trình ung thư di căn và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Bên cạnh đó, nghệ còn chứa các hợp chất có tác dụng chống oxy hóa dồi dào, giúp ngăn ngừa quá trình sản sinh nitrosamine và ức chế aflatoxin phát triển, bởi vì đây là hai chất này có nguy cơ gây ung thư rất lớn.
2.5. Bông cải xanh
Bông cải xanh đã được chứng minh có khả năng loại bỏ được một số tác nhân gây bệnh, ngăn chặn sự phát triển cũng như lây lan của các tế bào ung thư. Trong thành phần của bông cải xanh còn có chứa chất sulforaphane, chất này có khả năng ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả. Nếu bệnh nhân ăn bông cải xanh thường xuyên sẽ giúp cơ thể được bổ sung nhiều khoáng chất có lợi, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe và chống ung thư rất tốt.
2.6. Trà xanh
Trong trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, đem lại tác dụng ngăn ngừa ung thư, bao gồm cả bệnh ung thư cổ tử cung. Cụ thể đó là, chất catechin có trong lá trà xanh sẽ phát huy khả năng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào ADN của người bệnh tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Không những thế, trà xanh còn mang lại lợi ích tuyệt vời khi ngăn chặn enzym urokinase – một loại enzym gây kích thích các tế bào ung thư lan rộng. Do đó, đây là một trong những thực phẩm mà người bệnh ung thư cổ tử cung có thể lựa chọn sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.
Sử dụng trà xanh ở dạng lá rời sẽ tốt hơn loại trà túi, bởi vì catechin sẽ khuếch tán hiệu quả hơn.
2.7. Măng tây
Măng tây là thực phẩm chứa hàm lượng glutathione rất cao. Đây là một chất có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ giảm tỷ lệ bị bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ. Theo nghiên cứu, glutathione có trong thành phần của măng tây giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi các chất có hại xâm nhập, giúp giải độc hiệu quả.
2.8. Cà rốt
Lượng vitamin A có rất nhiều trong cà rốt sẽ rất tốt cho mắt. Bên cạnh đó, một tác dụng khác của cà rốt mà ít người biết đến đó là giúp cho phụ nữ chống lại bệnh ung thư cổ tử cung. Đó là do trong củ cà rốt có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa. Kết hợp với hợp chất falcarinol sẽ gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Vì thế, cà rốt là một trong những thực phẩm mà người bệnh có thể lựa chọn, thêm vào khẩu phần ăn để giúp đa dạng dinh dưỡng đồng thời kiểm soát ung thư cổ tử cung. Khi chế biến cho người bệnh, nên ưu tiên luộc hoặc hấp nguyên củ cà rốt để giữ được tốt đa lượng chất chống oxy hóa và falcarinol. Cà rốt đã chín thì có thể thái nhỏ để dễ ăn hơn.
2.9. Trứng cá
Trong trứng cá có chứa nhiều acid béo không no omega 3, đặc biệt là các loại trứng cá tuyết, cá hồi và lumpsucker. Do đó, người bệnh ung thư cổ tử cung có thể tham khảo sử dụng thêm loại thực phẩm này để bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng, giúp cơ thể kiểm soát các tế bào ung thư.
2.10. Khoai lang
Ngoài có những loại tinh bột hữu ích thì khoai lang cũng là một thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. Ngoài ra trong loại khoai này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công, phát triển của các tế bào ung thư ở cổ tử cung.
2.11. Bí ngô
Một trong những nguồn bổ sung Carotenoid rất tốt cho cơ thể đó chính là bí ngô. Việc tiêu thụ nhiều Carotenoid sẽ rất hữu ích vì giúp cho cơ thể có thêm điều kiện để chống lại ung thư.
2.12. Rau Arugula
Đây là một loại rau họ cải được đánh giá là rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Hàm lượng glucosinolate có trong thành phần của loại rau này có thể biến thành isothiocyanate khi tiêu thụ. Isothiocyanate là chất có khả năng ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư.
2.13. Rau mầm Brussels
Rau mầm Brussels là một nguồn cung cấp folate dồi dào. Ngoài ra, trong thành phần của loại rau này còn chứa lượng hợp chất indole-3-carbinol dồi dào. Hợp chất này có thể giúp tăng cường quá trình thải độc và chống lại sự phát triển quá mức của estrogen.
2.14. Các loại thực phẩm giàu kẽm và selen
Những loại thực phẩm giàu kẽm và selen có thể giúp giảm sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm quá trình lây lan của khối u từ bên trong và có tác dụng rất tốt đối với quá trình đang điều trị căn bệnh. Do đó, người bệnh ung thư cổ tử cung nên bổ sung một số thực phẩm giàu kẽm và selen như rong biển, vừng, lạc để có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
3. Ung thư cổ tử cung nên kiêng ăn gì?
3.1 Kiêng ăn các loại thịt đỏ
Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm ở trong danh sách cần hạn chế sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung. Lý giải cho điều này đó là vì trong thịt đỏ chứa protein có cấu trúc phức tạp, khó để cơ thể hấp thu vì cần nhiều enzyme để thủy phân. Bên cạnh đó, thịt đỏ thường có tính axit, ngoài ra còn có thể chứa cả ký sinh nên sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh nếu không được chế biến kỹ. Mặt khác, khi bị ung thư cổ tử cung, cơ thể người bệnh thường yếu, không thể tiêu hóa được hết khiến cho dinh dưỡng tích tụ lại sẽ tạo ra các chất rất độc hại.
3.2. Kiêng thức ăn quá nhiều chất béo
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, bởi sẽ làm tăng chỉ số cholesterol, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các dưỡng chất vào máu và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Người bệnh thay vì sử dụng các loại mỡ động vật, thì nên thay bằng dầu thực vật, các chất béo không bão hòa từ dầu oliu, quả bơ…
3.3. Kiêng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích là những loại thực phẩm bất kì ai cũng cần tránh phải sử dụng, đối với người bệnh ung thư cổ tử cung thì càng cần phải kiêng khem.
Bởi vì các loại nước uống có ga, có cồn có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là giảm hiệu quả điều trị.
3.4. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp
Đồ ăn nhanh hay thực phẩm đóng hộp đều rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng những loại thực phẩm này. Đặc biệt với bệnh nhân ung thư cổ tử cung càng không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp bởi vì chúng chứa nhiều calo, năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng.
Bên cạnh đó thường trong các thực phẩm này còn chứa các chất bảo quản, chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Thay vì sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hợp thì người bệnh ung thư cổ tử cung nên tăng cường dùng các thực phẩm tươi sống, thực phẩm mới chế biến xong.
3.5. Các loại thực phẩm, món ăn cay nóng
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung không nên ăn những loại thực phẩm có vị cay, nóng, quá đắng hoặc quá mặn. Đó là vì những loại thực phẩm và đồ ăn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc tử cung, vị trí tổn thương do các tế bào ung thư khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn, làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn.
3.6. Hạn chế những loại đồ ăn lên men
Các món ăn lên men như dưa muối, cà muối, hành muối… là những món ăn được nhiều người ưa thích, giải ngán và kích thích vị giác rất tốt. Tuy nhiên, đây lại là các món ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nếu sử dụng quá nhiều. Vậy nên, người bệnh tránh sử dụng những món ăn lên men này để tăng cao hiệu quả điều trị bệnh.
3.7. Đồ ăn chứa nhiều đường
Đường tinh chế là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh cho cơ thể khi sử dụng với lượng dư thừa. Nhất là vấn đề gây tăng insulin quá mức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư trong cơ thể phát triển. Do đó, người bệnh ung thư cổ tử cung cần tránh ăn những món quá nhiều đường như bánh kẹo ngọt, đồ uống đóng chai,…
Như vậy, câu hỏi người bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì đã được bài viết trên giải đáp. Hy vọng qua đây sẽ giúp ích phần nào cho chị em nắm được những loại thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe bản thân khi mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng