Gợi ý bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khi bị ung thư lưỡi nên ăn gì và kiêng ăn gì để tăng cường sức khỏe, giảm thiểu được những tác động không mong muốn của các phương pháp điều trị bệnh? Hay những thực phẩm nào người bệnh ung thư lưỡi không nên ăn, lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Hãy cùng GHV KSol giải đáp câu hỏi bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn gì cũng như nhiều câu hỏi khác trong bài viết này nhé!

XEM THÊM:

1. Những điều bạn nên biết ung thư lưỡi

Tương tự như các loại ung thư khác, ung thư lưỡi xảy ra khi các tế bào phân chia vượt ra khỏi tầm kiểm soát, từ đó phát triển và tạo thành khối u.

Ung thư lưỡi được phân ra thành 2 loại. Một loại được gọi là ung thư lưỡi miệng vì sẽ ảnh hưởng đến phần có thể bám lấy. Loại còn lại xảy ra ở phần cuối lưỡi – là phần kết nối với cổ họng. Đối với loại ung thư lưỡi này thường được chẩn đoán sau khi bệnh đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ.

Cho đến hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, những người có các yếu tố dưới đây thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường đó là:

  • Thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào…
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Tiếp xúc với các nguồn bức xạ cường độ cao.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư lưỡi.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu thường rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ thường thấy các biểu hiện như:

  • Đau rát họng kéo dài.
  • Xuất hiện vết loét hoặc xuất hiện cục trên lưỡi mà sau một thời gian dài không biến mất.
  • Đau khi nuốt thức ăn.
  • Cảm giác tê miệng.
  • Chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân.
  • Đau ở tai, triệu chứng này hiếm khi xảy ra.

Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào tuổi tác, thể trạng của bệnh nhân, giai đoạn bệnh…

  • Xạ trị: Đây là phương pháp có vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ các phương pháp khác trong điều trị ung thư lưỡi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như viêm miệng, cháy da, loét da, khô miệng…
  • Hóa trị: Mục đích sử dụng phương pháp hóa trị là để nhằm giảm thể tích của khối u, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Hóa trị là phương pháp sử dụng các hóa chất dưới dạng đơn hoặc đa chất theo đường truyền qua động mạch lưỡi hoặc toàn thân.
  • Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi. Với mục đích là điều trị triệt căn thì có thể cần phải phẫu thuật rộng để lấy hết tổ chức ung thư, một số trường hợp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh như: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng nhai, nuốt, nói…

2. Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị ung thư lưỡi

Xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư lưỡi nói riêng là việc cần thực hiện. Người bệnh và gia đình có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này từ tình trạng bệnh lý của cơ thể. Dưới đây là một số nguyên tắc chính trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư lưỡi:

  • Nên chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa cho bệnh nhân ung thư lưỡi để thuận lợi hơn trong việc nhai và nuốt thức ăn.
  • Khi người bệnh không thể nhai và nuốt thức ăn được như bình thường thì có thể thay bằng việc uống sữa, không nên bỏ bữa.
  • Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể ăn trở lại, và nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành mỗi ngày từ 4-6 bữa nhỏ để giúp cho việc tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Tránh những món ăn có tính cay nóng để đảm bảo không khiến cho niêm mạc lưỡi, cổ họng bị kích ứng.
  • Đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc gây hại tới sức khỏe khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Dựa vào những nguyên tắc cơ bản trên, kết hợp với việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp cho người bệnh cải thiện dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ đó, giúp cho quá trình điều trị và phục hồi diễn ra thuận lợi hơn, giảm thiểu được các rủi ro không mong muốn xảy ra đối với sức khỏe người bệnh.

3. Người bệnh ung thư lưỡi nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

3.1 Sữa và cháo

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư lưỡi thường xuyên gặp khó khăn khi ăn các loại thức ăn khô cứng do lưỡi đau cũng như cơ thể mệt mỏi. Chính vì vậy, sữa và cháo nấu loãng hoặc súp lỏng vừa mềm, vừa dễ nuốt sẽ là một giải pháp tối ưu nhất dành cho người bệnh bị đau lưỡi hoặc ung thư lưỡi.

Khi ăn người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn thức ăn quá nóng, nên ăn khi thực phẩm còn hơi ấm bởi vì khi ăn nóng sẽ gây bỏng rát, khiến lưỡi sẽ càng đau. Cũng không nên để quá nguội rồi mới ăn vì như vậy sẽ khiến vị ngon của cháo sẽ bị giảm xuống và không còn cảm giác ngon miệng.

ung-thu-luoi-nen-an-gi
Ăn rau xanh

3.2 Rau xanh

Các loại rau xanh như đậu cô ve, rau cải ngọt, rau muống, rau mồng tơi, súp lơ… sẽ rất tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư lưỡi. Khi chế biến rau, có thể thể xay nhỏ ra để nấu thành nước canh để bệnh nhân dễ ăn cũng như hấp thụ thức ăn tốt hơn, hay xay ra rồi nấu cùng với cháo. Nếu luộc hoặc nấu thì nên nấu nhừ rau để người bệnh dễ ăn, dễ nuốt, nhằm tránh cho bệnh nhân không phải nhai hay cử động lưỡi nhiều sẽ gây ra cảm giác đau lưỡi.

3.3 Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc ở dạng bột cùng với một số loại củ quả, ví dụ như lúa mì, bột yến mạch, đậu nành, khoai lang, khoai tây, bí ngô… là những thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân ung thư lưỡi, vừa giúp cho bệnh nhân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa tăng mức khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị.

3.4 Nước ép trái cây

Các loại nước ép trái cây có độ ngọt tự nhiên vừa phải như là cam, ổi, dưa hấu, thanh long, bơ… vừa dễ uống lại vừa giúp làm dịu được cảm giác đau ở lưỡi của người bệnh. Thực tế, có nhiều người cho rằng người bệnh ung thư lưỡi không nên uống nước cam, chanh vì những loại trái cây này có vị chua gây đau, xót ở phần lưỡi bị tổn thương. Tuy nhiên điều này thực chất là không đúng và không có cơ sở khoa học.

Bởi vì trong thành phần của cam, chanh có chứa hàm lượng cao vitamin C nên mặc dù khi uống có gây hơi đau, xót ở lưỡi nhưng không quá nghiêm trọng. Trong khi đó, vitamin C lại có tác dụng tăng cường đề kháng, bổ sung thêm vitamin giúp cho cơ thể nhanh chóng hồi phụ cũng như vết thương cũng sớm lành hơn.

Chính vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng được nước cam, chanh nhưng nên uống vào thời điểm sau khi đã ăn. Bởi vì khi uống vào lúc đói sẽ gây hại cho dạ dày. Tốt nhất nên uống với lượng vừa phải tầm khoảng 200 ml mỗi ngày. Cũng không nên sử dụng quá nhiều nước cam, chanh vì khi uống quá nhiều quá cũng không tốt cho sức khỏe của người bệnh.

3.5. Nước lọc

Nước lọc là loại thức uống không thể thiếu đối với bất kỳ ai kể cả những bệnh nhân bị ung thư lưỡi. Nước sẽ giúp quá trình thanh lọc của cơ thể được diễn ra thuận lợi hơn, hỗ trợ cho các hoạt động cơ quan được thực hiện tốt hơn.

Đặc biệt là đối với các cơ quan gan, thận cần có đủ lượng nước để đào thải được những chất độc hại ra khỏi cơ thể và không bị lắng đọng gây ra sỏi thận,… Bệnh nhân ung thư lưỡi cần bổ sung cho cơ thể khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc có thể kết hợp với uống các loại nước ép hoa quả, sữa…

3.6. Bánh mì

Bánh mì mềm cũng là một trong những loại thực phẩm được bác sĩ khuyên cáo cho bệnh nhân mắc ung thư lưỡi nên sử dụng. Bởi vì, bánh mì mềm nên sẽ không gây cọ xát nhiều với lưỡi, vì thế sẽ không làm tổn thương đến các tế bào ở đầu lưỡi. Ăn bánh mì mềm có thể hạn chế tối đa các tác động bên ngoài làm đau phần lưỡi của bệnh nhân.

Đồng thời, ăn bánh mì còn giúp bổ sung thêm chất đường bột, các vitamin và khoáng chất có trong bột mì. Nhờ đó, cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm chất cần thiết. 

ung-thu-luoi-nen-an-gi-1
Bánh mì mềm

3.7. Mì, bánh đa

Khi đến giai đoạn phục hồi cơ thể, bệnh nhân đã cảm thấy không muốn ăn cháo trắng và uống sữa lỏng nữa thì có thể chuyển sang sử dụng mì, bánh đa để chế biến thành các món ăn. Những loại thực phẩm này giúp bổ sung tinh bột cho cơ thể có sức khoẻ và sức đề kháng tốt đồng thời hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân.

Mì, bánh đa thường được chế biến cùng với các loại nước hầm xương và thịt băm nhỏ để tăng cường các chất dinh dưỡng cũng như độ thơm ngon và kích thích vị giác của người bệnh hơn.

4. Thực phẩm bệnh nhân ung thư lưỡi nên kiêng ăn là gì?

Bên cạnh quan tâm tới bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn gì thì việc kiêng cữ một số thực phẩm trong quá trình điều trị bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, những bệnh nhân ung thư lưỡi nên lưu ý hạn chế ăn những thực phẩm như là:

  • Đồ ăn có nhiều vị chua, cay, mặn sẽ gây kích thích ở lưỡi, nhất là khu vực có các vết loét. Khiến cho bệnh nhân bị đau, rát trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn thức ăn quá khô, cứng. Bởi vì có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó nuốt, giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí là làm nặng thêm tổn thương trên lưỡi.
  • Tránh ăn những thức ăn khi còn quá nóng, bởi vì có thể khiến lưỡi bị ảnh hưởng, đặc biệt tác động tiêu cực đến các vết thương. Tốt nhất nên đợi đến lúc thức ăn nguội bằng nhiệt độ phòng.
  • Không uống rượu bia, thức ăn nước uống có chứa chất kích thích, không sử dụng nước ngọt có ga để bảo vệ sức khỏe, tránh gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể.
  • Không nên sử dụng các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, hay là đồ ăn nhanh,…Bởi vì lượng gia vị trong những món ăn này cao, nguy cơ có chứa nhiều chất bảo quản, gia vị không phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bởi vậy nên lưu ý, thay vì sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp thì nên thay thế bằng thức ăn tự chế biến, sẽ giúp kiểm soát được lượng gia vị nêm nếm.
  • Không ăn các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ hay là được chiên rán cùng dầu ăn nhiều lần. 

Trên đây là những thông tin về người bệnh ung thư lưỡi nên ăn gì cùng với một số kiến thức liên quan. Cần chú ý lựa chọn những thực phẩm nên và không nên ăn trong khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư lưỡi.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7