Chỉ dẫn sau phẫu thuật ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì
Nội dung bài viết
Người bệnh sau phẫu thuật ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì để hồi phục sức khỏe, bù đắp sụt cân và tiếp nhận các biện pháp điều trị sau đó được tốt hơn? Bởi theo thống kê GHV KSol tìm hiểu được thì số người bệnh ung thư sau phẫu thuật bị sụt cân chiếm 50 – 80%, trong đó có đến 20% suy dinh dưỡng nặng gây tử vong.
XEM THÊM:
- Lời nhắn nhủ của người lính già chiến thắng bệnh ung thư đã di căn
- Thực trạng tỷ lệ ung thư tại Việt Nam đang tăng nhanh
- Top những thực phẩm giàu selen hàng đầu tốt cho sức khỏe
1. Sơ lược về điều trị phẫu thuật đối với bệnh nhân ung thư
Trước khi tìm hiểu chi tiết về việc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu sơ lược về phương pháp điều trị ung thư bằng phẫu thuật. Phẫu thuật ung thư là việc loại bỏ triệt để các tế bào ung thư bằng cách loại bỏ khối u và phần mô lành xung quanh ở khu vực cư trú. Đây là một trong những phương pháp hàng đầu để điều trị ung thư, theo nghiên cứu có đến 80% các ca ung thư được thực hiện phẫu thuật.
Hiện nay, để giảm thiểu đau đớn cho người bệnh, xu hướng là tăng cường phẫu thuật bảo tồn tối đa, nhằm cải thiện chất lượng sống cho người bệnh thì phẫu thuật cần phối hợp với các phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị,…
Các phương pháp phẫu thuật ung thư:
1.1. Điều trị ung thư bằng phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi giúp xâm lấn tối thiểu, đạt mục đích bảo tồn tối đa. Phương pháp này sẽ được các bác sĩ luồn một ống thông có gắn camera hoặc đèn để quan sát qua việc tiến hành rạch một vết nhỏ trên bề mặt da, thực hiện cắt bỏ và hút phần cắt bỏ ra sau khi đã tìm được chính xác vị trí khối u.
1.2. Điều trị ung thư bằng phẫu thuật kiểm soát sử dụng kính hiển vi
Phẫu thuật này loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư vì được kiểm tra bằng kính hiển vi khi sử dụng kỹ thuật cắt bỏ từng lớp. Người bệnh phải trải qua nhiều lần phẫu thuật với các trang thiết bị hiện đại.
1.3. Điều trị ung thư bằng liệu pháp áp lạnh
Phẫu thuật áp lạnh hay còn gọi là Cryosurgery tiêu diệt các tế bào bất thường bằng sử dụng nhiệt độ cực lạnh để làm đóng băng các tế bào đó.
1.4. Điều trị ung thư bằng phẫu thuật sử dụng tia laser
Phẫu thuật ung thư bằng tia laser chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong việc tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư. Phương pháp này được kéo dài trong một phần triệu của một phần tỷ giây do sử dụng chùm tia laser cực mạnh.
Theo các bác sĩ cho biết, tình trạng cơ thể suy kiệt vì ung thư của người bệnh cộng thêm cảm giác đau, mệt mỏi vì mất máu, mất dịch… sau phẫu thuật cắt khối u, nếu không được chăm sóc dinh dưỡng tốt sau phẫu thuật có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng, khó hồi phục và không đủ sức khỏe để đáp ứng với các điều trị tiếp theo.
2. Đối với bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào?
Các nhà khoa học đều khuyên rằng nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh ung thư sẽ nhanh hồi phục, giảm các triệu chứng đau đớn sau phẫu thuật mà còn hỗ trợ kéo dài thời gian sống. Ngoài tác dụng cung cấp năng lượng, chế độ dinh dưỡng còn có nhiều tác dụng như:
- Duy trì cân nặng: tăng hoặc giảm cân theo nhu cầu. Đặc biệt sau phẫu thuật và với thời gian dài tế bào ung thư phát triển, người bệnh đã bị sụt giảm cân nặng nhiều thì cần tăng cân.
- Giúp vết thương mau lành: đẩy nhanh quá trình hồi phục, tăng tốc độ tái tạo tế bào sau phẫu thuật.
- Tăng cường miễn dịch: tăng sức đề kháng của cơ thể và giảm nguy cơ tế bào ung thư tái phát trở lại.
3. Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì?
3.1. Nguyên tắc cần chú ý trong chăm sóc dinh dưỡng sau phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư:
- Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật và giảm nguy cơ bị sụt cân tiếp, người bệnh cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, nên chọn các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao vì người bệnh sau phẫu thuật thường yếu và không ăn được nhiều.
- Nguyên tắc tối quan trọng là tuân thủ chỉ định về ăn uống của bác sĩ phẫu thuật.
- Ăn thức ăn lỏng, loãng, dễ nuốt khi bắt đầu ăn. Ăn chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày hơn là 3 bữa như người bình thường (từ 4-6 bữa/ngày), lưu ý uống đủ nước và nên ăn ít dầu mỡ nhưng lượng đạm (protein) cần đầy đủ, nghĩa là ăn đạm từ thịt nạc, cá, gia cầm,…
- Tăng dần lượng thức ăn cho người bệnh nếu dung nạp thức ăn tốt hơn trong những ngày sau đó, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
- Nếu buồn nôn hay quá nôn nao cần sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ để có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Không nên dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafe, nước ngọt có gas,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngăn cản quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
3.2. Nên ăn gì và không nên ăn gì sau phẫu thuật với một số bệnh ung thư cụ thể:
3.2.1. Ung thư vòm họng
Bệnh nhân ung thư vòm họng sau phẫu thuật nên ăn những đồ thanh đạm, uống nước ép rau củ quả, ăn các món loãng,… Không nên ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
3.2.2. Ung thư dạ dày
Thức ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày, đặc biệt sau phẫu thuật cần nấu chín mềm và loãng, cần đầy đủ các nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất trong rau củ quả).
Bên cạnh đó, các thực phẩm bệnh nhân cần tránh là: thực phẩm chua, thực phẩm tăng tiết axit, gây đầy bụng, gây ợ nóng như hành, các loại đậu, nước sốt thịt; các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh và chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà.
3.2.3. Ung thư phổi
Những món ăn giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu như cháo, súp rau củ, thịt nạc, thịt bò hầm và các loại rau lá xanh,… là thực phẩm nên ăn cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư phổi. Thực phẩm nên kiêng là những món ăn gây đờm nhớt như: thực phẩm tính hàn, hải sản, thịt mỡ, khoai lang, lạc, đồ chiên rán.
3.2.4. Ung thư gan
Bệnh nhân ung thư gan sau phẫu thuật nên ăn những thực phẩm tốt cho gan như: thực phẩm giàu axit amin và vitamin nhóm B, vitamin C. Không nên ăn lòng đỏ trứng, trứng cá, nội tạng động vật là các thực phẩm nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe người bệnh.
3.2.5. Ung thư vú
Với bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật nên ăn nhiều cá, ngũ cốc, rau xanh, trái cây,… Súp lơ xanh là một loại rau nên đặt vào thực đơn ưu tiên cho đối tượng này. Cần hạn chế ăn thịt đỏ (thịt lợn, bò, dê, cừu) và các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và đồ ăn công nghiệp.
Bên cạnh các chỉ dẫn về việc sau phẫu thuật ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì ở trên, người bệnh và người nhà cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm một số biến chứng sau quá trình phẫu thuật như chảy máu, tổn thương thần kinh… hoặc các dấu hiệu tái phát ung thư để sớm có phác đồ điều trị kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng