[Giải đáp từ chuyên gia] Chỉ số CEA bao nhiêu là nguy hiểm?
Nội dung bài viết
Theo các chuyên gia thì nồng độ của CEA ở trong máu người bình thường là rất thấp. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải tình trạng nồng độ CEA cao một cách bất thường. Vậy CEA là gì và chỉ số CEA bao nhiêu là nguy hiểm? Bài viết dưới đây GHV Ksol sẽ làm rõ cho bạn vấn đề này.
XEM THÊM:
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
- [Trả lời câu hỏi] Chảy máu mũi có phải ung thư máu?
- Giải đáp: Ung thư máu giai đoạn cuối có chữa được không?
1. Xét nghiệm CEA là gì?
Carcinoembryonic antigen (được viết tắt là CEA) là một kháng nguyên có trong huyết thanh được dùng là căn cứ giúp chẩn đoán sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa nói chung.
Đây là loại protein cũng có xuất hiện trong mô ruột của thai nhi. Nhưng đến khi đứa trẻ được sinh ra thì nồng độ protein này giảm xuống rất thấp hoặc gần như biến mất hoàn toàn.
Vì thế, khi người bình thường có nồng độ CEA tăng cao bất thường thì có khả năng cao đây là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Ngoài ra, nồng độ CEA tăng cao cũng có thể là do nhiều bệnh lý ác tính, hoặc xuất hiện ở những người hút nhiều thuốc lá.
Chính vì vậy, xét nghiệm định lượng CEA được xem là một trong các xét nghiệm giúp tầm soát và theo dõi quá trình điều trị một số loại ung thư. Các khối u ở đường tiêu hóa bao gồm cả khối u ác tính lẫn khối u lành tính đều có thể gây ra tình trạng nồng độ CEA tăng cao.
2. Quy trình tiến hành xét nghiệm CEA
Để thực hiện xét nghiệm CEA thì cần tiến hành một số bước sau:
- Bước 1: Garô chặt tay của người bệnh để ngăn chặn dòng máu lưu thông trong cơ thể.
- Bước 2: Dùng kim sách lấy máu và lưu ý tuyệt đối vô khuẩn.
- Bước 3: Sau khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết thì sẽ chuyển ống đựng, rút kim và đặt lên vị trí vừa lấy máu một miếng bông vô khuẩn để ngăn máu chảy ra ngoài.
- Bước 4: Cho lượng máu đã lấy được vào máy mà đã được cài đặt sẵn các thông số và chờ đợi kết quả.
2. Ý nghĩa lâm sàng của chỉ số CEA
2.1. Ý nghĩa trong sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư
Độ nhạy lâm sàng của xét nghiệm CEA dùng để chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50% và độ đặc hiệu là 90%.
Chỉ số CEA có một số ý nghĩa trong việc sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư phải kể đến như:
- Tiên lượng
Giá trị nồng độ CEA có xu hướng tăng cao hơn khi bệnh ung thư tiến triển. Sử dụng điểm cắt là 5 ng/ml.
Trong bệnh ung thư đại trực tràng, giá trị CEA có thể được dùng để tiên lượng và phát hiện khối u còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.
Đồng thời dựa trên kết quả CEA trước phẫu thuật cũng cũng có giúp xác định giai đoạn của ung thư. Nói chung, các khối u mà có giá trị CEA cao thì tiên lượng rất xấu.
- Theo dõi đáp ứng điều trị cũng như phát hiện ung thư tái phát
Sau khi thực hiện phẫu thuật ung thư đại trực tràng, giá trị CEA trong huyết tương sẽ giảm xuống dần dần và trở về mức bình thường trong khoảng 4 đến 6 tuần.
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng thì việc xét nghiệm nồng độ CEA huyết tương là một phương pháp không xâm lấn mà đặc hiệu nhất để chẩn đoán sự tái phát của khối u sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát.
Đối với mỗi bệnh nhân, thì giá trị nồng độ CEA trong huyết tương ban đầu sẽ làm cơ sở cho sự theo dõi sự diễn biến của bệnh. Khi giá trị CEA tăng kéo dài ít nhất trên 2 tháng thì có thể đi đến kết luận ung thư bị tái phát.
- Phát hiện ung thư di căn
Nếu giá trị CEA tăng lên trong dịch cơ thể thì có thể khẳng định rằng ung thư đã xâm lấn sang các vùng lân cận hoặc di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Thí dụ, nếu nồng độ CEA được phát hiện tăng trong dịch chọc dò màng phổi thì có thể kết luận ung thư đã di căn lên phổi hay màng phổi.
Trong các bệnh ung thư khác như ung thư biểu mô dạ dày, thực quản, tụy, phổi, buồng trứng, tuyến giáp thể tủy thì giá trị CEA chỉ tăng cao khi ung thư đã tiến triển và tỷ lệ tăng là khoảng từ 50 – 70% trong số các trường hợp .
2.2. Mục đích của xét nghiệm CEA
Xét nghiệm CEA có những tác dụng phải kể đến như:
- Đây là căn cứ để phát hiện bệnh ung thư trước khi có dấu hiệu triệu chứng rõ rệt.
- Chỉ số CEA giúp theo dõi quá trình điều trị ung thư có hiệu quả hay không
- Xét nghiệm CEA là cơ sở để nhận biết bệnh còn có khả năng tái phát hay không.
- Xét nghiệm CEA có thể giúp chỉ điểm ra một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,…
- Xét nghiệm CEA trong huyết thanh là xét nghiệm đặc hiệu giúp theo dõi hiệu quả điều trị của các bệnh nhân bị mắc ung thư đại trực tràng.
- Xét nghiệm nồng độ CEA trong huyết thanh trước và sau phẫu thuật cắt bỏ khối u để đánh giá quá trình phẫu thuật có thành công hay không.
3. Chỉ số CEA bình thường là bao nhiêu?
3.1. CEA huyết tương
- Giá trị nồng độ CEA trong huyết tương ở những người bình thường mà không hút thuốc lá thường < 2,5 ng/ml.
- Giá trị CEA ở người bình thường có hút thuốc lá thường < 5 ng/ml.
- Giá trị CEA trong huyết tương ở người có các bệnh lành tính thường < 10 ng/ml.
3.2. CEA trong dịch cơ thể
Theo nghiên cứu, nồng độ CEA trong các dịch chọc dò ở những người bình thường không bị ung thư có giá trị gần bằng giá trị CEA ở trong huyết tương của người bình thường, cụ thể như sau:
- Giá trị CEA trong dịch màng bụng ở người không bị mắc ung thư là < 4,6 ng/mL, giá trị cắt < 5ng/mL.
- Giá trị CEA trong dịch màng phổi ở người không bị mắc ung thư có giá trị cắt là 2,4 ng/ml.
- Giá trị CEA trong dịch não tủy ở người không bị mắc ung thư là 1,53 ± 0,38 ng/ml.
3.3. Chỉ số CEA bao nhiêu là nguy hiểm?
Bình thường nồng độ CEA sẽ nằm trong khoảng 0 – 5 ng/ml.
Nồng độ này ở các bệnh nhân ung thư sẽ lớn hơn 5 ng/ml tùy theo vị trí ung thư thuộc phủ tạng nào và giá trị này sẽ thường tăng từ 50 – 70%.
Giá trị CEA sẽ tăng trong một số loại ung thư nhất định, và trong số đó phải kể đến là ung thư đại trực tràng và ung thư trực tràng. Ngoài ra, nồng độ CEA cũng có thể tăng nhưng tăng không quá cao ở những đối tượng bị ung thư tuyến tụy, vú, buồng trứng hay ung thư phổi.
4. Chỉ số CEA cao nguy hiểm như thế nào?
4.1. Chỉ số CEA tăng cao là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm nào?
Các chuyên gia khuyến cáo khi chỉ số CEA tăng cao thì sẽ có thể là dấu hiệu của việc sức khỏe đang gặp vấn đề.
Nếu như nồng độ CEA trong cơ thể cao vượt quá mức bình thường thì người bệnh có khả năng cao mắc các bệnh ung thư như: ung thư đường tiết niệu, ung thư phổi, ung thư vú,…
Và có thể đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm để phân tích. Cùng với đó thì người bệnh cũng có thể dựa vào kết quả xét nghiệm nồng độ CEA trong máu để chẩn đoán tình trạng của mình như :
- Chỉ số CEA tăng hơn 50% là dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh ung thư trực tràng hay đại tràng.
- Chỉ số CEA tăng hơn 30% là dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh ung thư vú.
- Chỉ số CEA tăng hơn 29% giúp cảnh báo về căn bệnh ung thư phổi.
- Chỉ số CEA tăng dao động từ 10% đến 29% sẽ là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về: gan, túi mật, viêm phổi, viêm tụy cũng như ung thư tuyến giáp.
Từ đó có thể đi đến kết luận rằng, đối với người trưởng thành trong trường hợp không mang thai nếu như chỉ số CEA tăng một cách bất thường thì đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề gì đó.
Tuy vậy, nếu chỉ dựa vào chỉ số CEA cao thì vẫn chưa thể chẩn đoán được chính xác bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Để có thể xác định được chính xác nhất, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về kết quả nhận được. Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng cộng với việc xem kết quả xét nghiệm, nếu như phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: chụp X-quang, siêu âm, sinh thiết,…
4.2. Cách giảm chỉ số CEA trong máu?
Thông thường thì chỉ số CEA sẽ giảm sau khi bệnh nhân được điều trị đúng cách.
Do đó việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp làm giảm chỉ số CEA trong máu.
5. Những ai cần làm xét nghiệm CEA
Xét nghiệm CEA sẽ được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Trong các trường hợp người bệnh có dấu hiệu của ung thư đại tràng như mệt mỏi, sút cân, ăn uống kém, rối loạn đại tiện,…
- Trong một số trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và đang được điều trị theo các phác đồ khác nhau. Trong những trường hợp này, việc xét nghiệm CEA sẽ có mục đích để theo dõi quá trình điều trị và cũng như phát hiện tái phát sau điều trị.
- Xét nghiệm nồng độ CEA trong dịch cơ thể ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư nhằm giúp phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn đến vị trí khác trong cơ thể hay chưa.
6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số CEA
Chỉ số CEA trong máu cao ngoài nguyên nhân ung thư thì cũng có thể do một số các bệnh lý sau:
- Ung thư biểu mô đường niệu – sinh dục
- Bệnh lý viêm dạ dày ruột
- Xơ gan
- Những bệnh lý khác của gan
- Viêm, loét dạ dày
- Hút thuốc lá nhiều
- Nhiễm trùng phổi
- Viêm phổi
- Viêm tụy
- Chảy máu quá nhiều
- Ngất xỉu hoặc có cảm giác chóng mặt
- Tụ máu dưới da
- Nhiễm trùng
Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề “Chỉ số CEA bao nhiêu là nguy hiểm?” mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng nhờ đó mà bạn sẽ có những biện pháp để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL