Chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối như thế nào?

Chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối như thế nào là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất bởi nói đến ung thư dạ dày giai đoạn cuối, bất cứ ai cũng như nhìn thấy tử thần đã gõ cửa. Trong bài viết hôm nay, GHV KSOL mong có thể giải đáp phần nào những điều mà các bệnh nhân đang lo lắng.

Xem thêm:

1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

Ung thư dạ dày là ung thư bắt đầu trong dạ dày bởi sự phát triển và tăng sinh quá mức của các tế bào đột biến. Bệnh phát triển qua 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 (ung thư biểu mô) đến giai đoạn IV, trong đó giai đoạn IV chính là giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này ung thư dạ dày đã lây lan qua mô, mạch máu hoặc hệ bạch huyết đến các bộ phận xa của cơ thể như: gan, phổi hoặc các hạch bạch huyết xa.

Biết rõ giai đoạn ung thư dạ dày giúp xác định được chính xác các lựa chọn điều trị và tiên lượng được phần nào thời gian sống của bệnh nhân.

2. Có những phương pháp nào chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối?

Ung thư dạ dày giai đoạn IV khó điều trị hơn các giai đoạn trước rất nhiều, lý do bởi vì ở giai đoạn này ung thư không còn giới hạn trong dạ dày mà đã di căn xa.

Mục tiêu điều trị lúc này là làm giảm các triệu chứng và kiểm soát sự phát triển của bệnh ung thư giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đề nghị các liệu pháp tùy trường hợp dựa trên tuổi, sức khỏe tổng thể và các bệnh mắc kèm theo.

Một số phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối là:

2.1. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt dạ dày một phần hoặc toàn bộ dạ dày thường được chỉ định với ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Đối với giai đoạn cuối, phẫu thuật có tác dụng:

  • Loại bỏ khối u, giảm các triệu chứng như chảy máu và đau.
  • Nếu các khối u ở phần dưới của dạ dày đang ngăn không cho thức ăn đi qua, phẫu thuật giúp lập lại lưu thông của đường tiêu hóa.

Trong khi phẫu thuật, một phần của ruột non được gắn vào phần trên của dạ dày (nếu còn) hoặc gắn trực tiếp vào thực quản, bỏ qua các khối u và cho phép thức ăn tiếp tục tiêu hóa.

Trường hợp ung thư dạ dày gây khó khăn khi ăn, phẫu thuật đưa một ống thông (sonde) qua da vào dạ dày để người bệnh có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư dạ dày quan trọng nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như: biến chứng sau phẫu thuật, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút và chóng mặt sau khi ăn,…

2.3. Phương pháp hóa trị

Hóa trị liệu (Chemo) là phương pháp sử dụng thuốc gây độc tế bào để tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc này được đưa vào qua đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch. Do vậy thuốc hóa trị có thể theo máu đi khắp cơ thể, thích hợp với ung thư giai đoạn cuối khi đã di căn xa hơn phương pháp phẫu thuật và xạ trị có tác dụng tại chỗ.

Hóa trị là một biện pháp chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Hóa trị là một biện pháp chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Hóa trị cũng có thể dùng kết hợp trước hoặc sau phẫu thuật hay kết hợp cùng xạ trị để tăng hiệu quả điều trị.

Cũng giống như phẫu thuật, hóa trị liệu gây ra nhiều tác dụng phụ trên cơ thể người bệnh. Các tác dụng phụ thường gặp như: buồn nôn và nôn, mệt mỏi, thiếu máu, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy,… Tác dụng điều trị cũng như tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh, loại thuốc, đường dùng, liều dùng và mức độ đáp ứng của từng người bệnh.

2.4. Phương pháp xạ trị

Xạ trị cũng là phương pháp chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối bằng cách sử dụng chùm tia X với năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Giống như phẫu thuật, đây là phương pháp điều trị khu trú tại chỗ khối u nên ở giai đoạn này dùng để điều trị triệu chứng, giảm nhẹ sự khó chịu cho người bệnh hoặc dùng kết hợp với hóa trị như phương thức điều trị chính. Phác đồ xạ trị thường chia làm nhiều ngày liên tục gọi là các đợt và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Với điều trị triệu chứng, xạ trị cũng được chỉ định trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật hoặc tiến hành sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư sót lại.

Xạ trị cũng gây ra các tác dụng phụ như: mệt mỏi, tức bụng, da vùng xạ trị nhạy cảm hoặc bỏng rát,…

2.5. Phương pháp dùng thuốc hướng đích hoặc liệu pháp miễn dịch

Nhiều thuốc hướng đích đã được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển tùy thuộc tình trạng bệnh như:

  • Imatinib (Gleevec), Regorafenib (Stivarga), Sunitinib (Sutent): cho các khối u mô đệm.
  • Ramucirumab (Cyramza): cho bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
  • Trastuzumab (Herceptin): đối với các khối u dương tính với HER2.

Liệu pháp miễn dịch sử dụng thuốc theo cơ chế tăng cường hệ thống miễn dịch của người bệnh để giúp tấn công tế bào ung thư. Tiêu biểu là Pembrolizumab (Keytruda), đây là một loại thuốc trị liệu miễn dịch được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày tái phát hoặc lây lan ở những người đã thử nhưng không đáp ứng hoặc ngừng đáp ứng với hai hoặc nhiều loại thuốc hóa trị.

2.6. Phương pháp chăm sóc giảm nhẹ

Do nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến biểu hiện giai đoạn đầu mờ nhạt và sự chủ quan của người bệnh mà hầu hết bệnh ung thư nói chung thường phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn. Đặc biệt với ung thư dạ dày, bệnh nhân phải gánh chịu không chỉ những triệu chứng do khối u gây ra mà còn tác dụng phụ của các phương pháp điều trị nữa. Bên cạnh đó, tổn thương về tinh thần cũng là một đòn giáng nặng nề lên bệnh nhân ở giai đoạn này. Vì vậy chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh là một vấn đề quan trọng cần phải được thực hiện, không chỉ ở giai đoạn cuối mà cần trong tất cả các giai đoạn bệnh.

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối là cực kì quan trọng
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối là cực kì quan trọng

Đây là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự đau khổ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc cần làm là phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị giảm đau (triệu chứng thường gặp và khó chịu nhất ở bệnh nhân) và những vấn đề tinh thần khác, bao gồm cả việc tâm linh và tâm lý lo lắng cho những người thân còn lại.

2.6.1. Giúp người bệnh thoải mái hơn

Người thân trong gia đình nên giúp người bệnh thoải mái hơn trong thời gian này dựa trên tình trạng và nhu cầu cụ thể của người bệnh:

  • Thường xuyên trò chuyện, an ủi, động viên tinh thần cho người bệnh.
  • Chỉnh tư thế nằm hoặc ngồi, thay đổi vị trí thường xuyên cho bệnh nhân đỡ mỏi.
  • Giữ giường và phòng sạch sẽ, thoáng mát, đủ ấm nếu trời lạnh.
  • Mát-xa giúp lưu thông khí huyết cho bệnh nhân dễ chịu.
  • Chế biến món ăn, đồ uống phù hợp để bệnh nhân ăn uống được, tránh khô môi, miệng và niêm mạc.

2.6.2. Giúp người bệnh giảm đau và các triệu chứng khó chịu

Sức khỏe bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường chuyển biến xấu đi do các cơn đau không được kiểm soát. Cách duy nhất trong trường hợp này là sử dụng các thuốc giảm đau. Tùy thuộc tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ đau mà các bác sĩ sẽ kê loại thuốc và liều lượng khác nhau. Thuốc giảm đau có nhiều loại, sử dụng được theo đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch hoặc là miếng dán giảm đau.

Các triệu chứng khác như buồn nôn, táo bón hoặc khó thở cũng cần được kiểm soát bằng phương pháp ăn uống, vận động hoặc dùng thuốc.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể được thực hiện tại nhà hay ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác.

3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Nói về thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, có nhiều yếu tố ảnh hưởng bao gồm tuổi tác, sức khỏe tổng thể, phương pháp điều trị lựa chọn và đáp ứng điều trị đối với các phương pháp này. Không có cách nào biết được chính xác cơ thể bạn sẽ phản ứng thế nào nên các con số đưa ra đều là tương đối.

Theo Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng (SEER), tỉ lệ sống tương đối chung sau 5 năm cho tất cả các giai đoạn của ung thư dạ dày là 31.5%. Tỉ lệ này ở bệnh nhân giai đoạn cuối là 5.3%, nghĩa là có 5 trong 100 người ung thư dạ dày giai đoạn cuối có khả năng sống sau 5 năm. Những con số này bao gồm những người được chẩn đoán từ năm 2009 đến 2015. Hiện tại con số có thể tăng lên do tiến bộ của y học hiện đại và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Trên từng trường hợp riêng, bác sĩ sẽ xem xét hồ sơ y tế đầy đủ của bệnh nhân để đưa được ra được cách chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng như tiên lượng cụ thể hơn.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7