Các cách chữa viêm cầu thận bằng Đông y hiệu quả

Chữa viêm cầu thận bằng Đông y là một trong những phương pháp điều trị bệnh ngày càng được ưa chuộng. Vì vậy, trong bài viết này, GHV KSol sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu thêm về các cách chữa viêm cầu thận bằng Đông y hiệu quả.

XEM THÊM:

1. Các bài thuốc chữa viêm cầu thận mãn tính bằng Đông y

1.1. Bệnh danh và nguyên nhân của viêm cầu thận mạn theo Đông y

Theo Đông y, viêm cầu thận mạn nói riêng và bệnh thận nói chung được gọi là “thủy thũng”. Mà thủy thũng lại thuốc chứng “cổ” trong tứ chứng nan ý đó là “phong, lao, cổ, đại”.

Các nguyên nhân được cho là gây ra bệnh là do phong tà, hàn thấp, thấp nhiệt gây ra chứng phù thũng cấp tính. Bên cạnh đó mệt mỏi kéo dài lâu ngày, cảm nhiễm, ăn uống không cẩn thận, bệnh không được điều trị khỏi hoặc hay tái phát làm giảm công năng vận hóa thủy thấp cũng như khả năng khí hóa bàng quang của thận. Từ đó gây ra ứ đọng nước thành chứng phù thũng mãn tính.

Dựa vào chứng trạng của bệnh mà viêm cầu thận mạn được phân ra các thể riêng biệt với phương pháp điều trị tương thích với bệnh chứng. Cụ thể là như sau:

chua-viem-cau-than-bang-dong-y
Chữa viêm cầu thận bằng đông y như thế nào?

1.2. Điều trị thể tỳ dương hư bằng Đông y

Đặc điểm biểu hiện:

Thể này có biểu hiện phù ít, không rõ ràng. Phù ở mí mắt, sắc mặt trắng xanh, thở gấp, mệt mỏi, hay đầy bụng, đi ngoài phân nhão, tiểu tiện sẻn, chân tay mỏi lạnh, mạch hoãn.

Phép trị:

Với thể này thì phép trị là ôn tỳ lợi thấp. Sử dụng phương Thực tỳ ẩm, vị linh thang bao gồm:

  • Bạch linh: 16g.
  • Can khương, thảo quả, hậu phác, phụ tử, mộc hương, đại phúc bì, mộc qua mỗi loại 8g.
  • Chích thảo 4g.
  • Sinh khương 3 lát.
  • Bạch truật 12g.
  • Bình làng 4-12g.
  • Trư linh 12-18g.
  • Trạch tả 12-20g.
  • Táo tàu 3 quả.
  • Quế chi 8-10g.
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

Bên cạnh đó có thể thực hiện phương pháp châm cứu vào các huyệt: Cứu tỳ du, Túc tam lý, Tam tiêu du,Vị du, Thủy phân. Mỗi lần châm cứu trong 30 phút với liệu trình là 10-15 ngày/đợt.

1.3. Chữa viêm cầu thận bằng Đông y – Viêm cầu thận mạn thể thận tỳ dương hư

Biểu hiện:

  • Phù không rõ ràng và ít, kéo dài nhất ở mắt cá chân.
  • Bụng trướng, tiêu chảy.
  • Đi tiểu ra ít nước.
  • Sắc mặt trắng xanh, lưỡi bệu.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau lưng, chân tay lạnh.
  • Sợ lạnh, mạch trầm tế.

Phép trị:

Sử dụng phép ôn dương thủy lợi với bài thuốc:

  • Phụ tử, trư linh mỗi loại 8g.
  • Bạch linh, sinh khương, bạch thược, xa tiền tử, mã đề mỗi loại 12g.
  • Nhục quế 4g.
  • Thổ phục linh, tùy giải mỗi loại 16g.
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia thành 3 lần uống. Sau khi hết phù thì cần phải uống thuốc bổ tỳ, bổ thận kết hợp với các thuốc lợi thấp. Sử dụng phương Sâm linh bạch truật tán và Tế sinh thận khí hoàn với liệu trình cần dùng là liên tục trọng 3-6 tháng kết hợp với định lượng protein niệu.

Với châm cứu thì vào các huyệt: Khí Hải, Cứu Quan Nguyên, Tỳ du, Vị du, Tam âm giao, Túc tam lý. Mỗi lần châm cứu 30 phút, một liệu trình trong 10-15 ngày.

1.4. Thể âm hư dương xung

Biểu hiện: Bị phù ít, đau đầu, hồi hộp, chóng mặt, họng khô, môi đỏ và miệng khát, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác. Thường gặp ở người bị viêm cầu thận mạn kèm với tăng huyết áp.

Phép trị:

Phép bình can tư âm lợi thủy, với bài thuốc gồm các nguyên liệu:

  • Hoài sơn, sơn thù mỗi loại 15g.
  • Đan bì, bạch linh, trạch tả mỗi loại 10g.
  • Câu kỷ tử, cúc hoa, quy đầu, bạch thược, ngưu tất, đan sâm, tang ký sinh mỗi loại 12g.
  • Thục địa 30g và xa tiền tử 16g.
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia thành 2-3 lần uống.

Châm cứu vào các huyệt: Can du, Nội quan, Thái xung, Thần môn, tam âm giao và các huyệt khác theo chứng bệnh. Thời gian châm cứu một lần là 30 phút với 10-15 ngày/đợt.

1.5. Thể viêm cầu thận mạn nặng

Triệu chứng:

  • Sắc mặt đen sạm, buồn nôn, chướng bụng.
  • Lợm giọng, tức ngực, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng và dày.
  • Đi tiểu tiện ít, đại tiện lỏng.
  • Mạch huyền tề hoặc nhu tế.

Phép trị:

Ôn dương giáng nghịch với các vị thuốc:

  • 12g phụ tử chế.
  • 16g đại hoàng.
  • 12g bạch truật.
  • 12g bạch linh.
  • 8g trần bì.
  • 6g hậu phác.
  • 12g bán hạ.
  • 12g đẳng sâm.
  • 8g sinh khương.
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều thành 2-3 lần uống.

Với châm cứu thì châm vào các huyệt Cứu quan nguyên, Túc tam lý, Khí hải, Thủy phân, Tam âm giao. Mỗi lần châm 30 phút với mỗi liệu trình kéo dài trong 10-15 ngày.

2. Chữa viêm cầu thận bằng Đông y – Các cây thuốc nam thường sử dụng

Ngoài sử dụng các bài thuốc có sự phối hợp nhiều loại dược liệu với nhau, thì chữa viêm cầu thận bằng đông y có những cách dùng 1-2 cây thuốc nam quen thuộc như:

2.1. Cây rau dừa nước

Đây là một loại cây thân mềm, mọc dại ở nhiều mương máng, kênh rạch ở nước ta. Từ lâu, rau dừa nước đã được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến chức năng thận như viêm tiết niệu, tiểu ra máu và bao gồm cả viêm cầu thận.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị 100g rau dừa nước khô, rửa sạch.
  • Sắc đặc để thu được khoảng 500ml nước thuốc. Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng trong 10-15 ngày để thấy được hiệu quả.

2.2. Chữa viêm cầu thận bằng Đông y – Cây bòn bọt

Cây bòn bọt là một loại cây thân gỗ nhỏ, thường chỉ mọc ở đồi núi. Là một trong số ít những vị thuốc có công dụng trị các bệnh về chức năng thận như phù thận, viêm cầu thận, suy tim…

Cách sử dụng cây bòn bọt chữa viêm cầu thận như sau:

  • Lấy phần thân, lá ngọn khoảng 30g, cắt ngắn, phơi khô rồi rửa sạch.
  • Mang đi sắc lấy nước, lấy khoảng 150ml.
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày, 1 thang/ngày. Trong quá trình sử dụng có thể kết hợp uống thêm dừa nước, râu ngô để làm mát và lợi tiểu cho cơ thể tốt hơn.
chua-viem-cau-than-bang-dong-y-1
Hình ảnh cây bòn bọt

2.3. Sử dụng đu đủ xanh và dừa tươi

Cách này thực hiện rất đơn giản, chỉ cần lấy thịt của trái đu đủ xanh rồi bỏ vào bên trong trái dừa tươi. Sau đó nấu chín và ăn hàng ngày.

3. Chữa viêm cầu thận bằng đông y – Một số mẹo dân gian

3.1. Mẹo dân gian chữa viêm cầu thận cấp

Lệ chi thảo hòa với mật ong

  • Lấy 50g lệ chi thảo, 50g xa tiền thảo mang đi sắc với 500ml nước. Pha thêm một ít mật ong khi uống, ngày uống 3 lần.
  • Cách này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu phù, lợi tiểu, làm máu và cầm máu. Dùng để trị viêm thận cấp, phù nề, sốt, viêm cầu thận cấp có sốt rét dữ dội, phù thũng, tiểu ít, nước tiểu ít có màu vàng trong hoặc đỏ, táo bón. Nếu có tăng huyết áp thì nhức đầu dữ dội, buồn nôn…

Râu ngô, cỏ tranh:

  • Mỗi lần sử dụng 50g râu ngô và 50g cỏ tranh tươi. Mang đi sắc lấy nước uống thay trà hằng ngày. Mỗi ngày nên uống 3-4 lần.
  • Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, lợi tiểu, tiêu phù. Dùng để chữa viêm cầu thận cấp.
  • Lưu ý: Người bị chứng viêm thận mãn tính do tỳ hay thận hư thì không dùng được cách này.

Canh bí đao, đậu đỏ

  • Ninh như 500g bí đao và 30g đậu đỏ với nước. Khi ninh không cho muối hoặc cho rất ít vào. Ăn cả phần cái và phần nước, mỗi ngày nên ăn 2 lần.
  • Tác dụng: Tiêu phù, thanh nhiệt, lợi tiểu, kiện tỳ, dùng để trị viêm cầu thận cấp. Người bị viêm cầu thận mãn tính, tỳ thận hư không được dùng cách này.

Ý dĩ, rau cải trắng

  • Chuẩn bị 500 rau cải trắng, 60g ý dĩ.
  • Ninh nhừ ý dĩ thành cháo, sau đó cho rau cải trắng đã rửa sạch, thái nhỏ vào. Đun sôi cho đến khi rau chính thì dừng lại, không nên ninh lâu. Trong khi nấu không nên cho muối hoặc cho rất ít. Ngày ăn 2 lần.
  • Cách này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa viêm cầu thận cấp. 

3.2. Mẹo dân gian chữa viêm cầu thận mãn tính

Cháo gạo nếp và khiếm thực

  • Chuẩn bị 30g khiếm thực và 30g gạo nếp, ngân hạnh bỏ vỏ 10 quả.
  • Cho vào ninh thành cháo với nước vừa đủ. Mỗi ngày ăn 1 lần và duy trì trong 10 ngày liên tục.
  • Tác dụng: Chữa viêm cầu thận mạn tính. Phù hợp với người trong và sau khi mắc viêm thận mạn tính, khí hư, nước tiểu nhiều albumin kéo dài.
chua-viem-cau-than-bang-dong-y-2
Dùng khiếm thực nấu với gạo nếp để chữa viêm cầu thận mạn

Nước lá cây hồng (loại ăn quả)

  • Lấy 300g lá cây hồng ăn quả, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Cho đun với nước, nhỏ lửa. Cô đặc lấy 1000ml nước, sau đó bỏ bã.
  • Tiếp tục đun nhỏ lửa để cô đặc lại nước lá hồng. Sau đó cho vào một ít đường trắng, đảo đều cho đến khi khô.
  • Mỗi lần người bệnh nên uống 15g, mỗi ngày 3 lần.
  • Tác dụng của cách này đó là giảm lượng albumin trong nước tiểu, chữa viêm thận mạn tính.

Cháo gạo tẻ, phục linh, hạt dẻ

  • Chuẩn bị 10 hạt dẻ, 10g phục linh, 30g gạo tẻ và một ít đường.
  • Đem phục linh rửa sạch, cho vào ấm sắc (loại ấm men) với 3 bát nước, đun nhỏ lửa sắc trong 30 phút, lọc bỏ bã, chắt lấy nước.
  • Tách đôi hạt dẻ, cho vào gạo rồi thêm nước phục linh và mang đi nấu thành cháo.
  • Mỗi lần ăn 1 bát, 2 lần/ngày. Khi ăn có thể cho thêm vào ít đường. 
  • Tác dụng là bổ tỳ, giảm thấp, ích thận, tiêu phù.

Cháo gạo tẻ, quế chi, táo tàu

  • Chuẩn bị: 60g gừng tươi thái nhỏ, 6g quế chi, 5 quả táo, 60g gạo tẻ.
  • Nấu các nguyên liệu thành cháo. Ăn vào 2 buổi sáng chiều hoặc cũng có thể ăn thường xuyên cả ngày thì càng tốt.
  • Tác dụng của cách này là: Ích khí, giảm phù, bổ thận, tiêu thấp, loại trừ albumin trong nước tiểu. Dùng để chữa trị viêm cầu thận mạn phù nhẹ hai chi dưới, tái phát nhiều lần, da vàng, chướng bụng, tiêu chảy.

Cháo gạo tẻ, hoàng kỳ, trần bì, đường đỏ

  • Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ tươi và gạo tẻ mỗi loại 30g, trần bì 1g, đường đỏ vừa đủ.
  • Sắc hoàng kỳ lấy nước và bỏ phần bã. Sau đó cho gạo và đường vào nấu thành cháo. Cuối cùng là cho bột trần bì vào, khuấy đều và đun sôi lên là được.
  • Dùng để ăn vào 2 bữa sáng, chiều.
  • Có tác dụng trị các trường hợp viêm thận mạn tính do tỳ hư, thận hư.

Lạc nhân nấu với đậu tằm

  • Ninh nhừ 12g lạc nhân, 250g đậu tằm với 4 bát nước.
  • Lấy nước uống, khi sử dụng có thể cho thêm 1 chút đường đỏ.
  • Hoặc cũng có thể cho 60g lạc nhân, 60g táo tàu nấu lấy nước uống thay trà. Ăn cả phần lạc và táo, duy trì trong 1 tuần sẽ thấy có kết quả.
  • Cách này có tác dụng chữa viêm thận mạn tính.

Đậu tằm, đường đỏ

  • Sử dụng 120g đậu tằm, 90g đường đỏ mang đi ninh nhừ. Dùng để ăn sáng hoặc ăn vào 2 bữa chính.
  • Tác dụng của các này đó là bổ tỳ, trừ thấp, tiêu phù và dùng để chữa bệnh viêm mạn tính, chứng phù nề.

4. Một số lưu ý cho người bị viêm cầu thận cấp

  • Cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn điều trị, thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt của bác sĩ.
  • Không nên ăn các loại đồ nướng, hun khói.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày. Chú ý lựa chọn và sử dụng nguồn nước sạch, không dùng nguồn nước kém chất lượng vì có thể gây hại rất lớn cho thận.
  • Không uống các loại nước ngọt, đồ uống có ga, đồ uống có cồn, cà phê vì rất hại cho tình trạng sức khỏe người bệnh.
  • Tích cực vận động nhẹ để tăng lưu thông khí huyết, cải thiện sức khỏe.
  • Khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện thì cần đi kiểm tra lại ngay. Nên đi xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ 1 tháng một lần để biết được sự tiến triển của bệnh.

Trên đây là những cách chữa viêm cầu thận bằng đông y có thể được sử dụng. Tuy nhiên, nội dung bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý áp dụng để điều trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7