Chuyên gia giải đáp vấn đề bị ung thư có lây không?
Nội dung bài viết
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO thì vào năm 2008, có hơn 12,6 triệu người mắc các bệnh ung thư và 7,5 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Cho đến hiện tại, số người mắc bệnh và tử vong do ung thư có dấu hiệu gia tăng vẫn rất cao. Chính điều này đã khiến cho nhiều người hoang mang và nghi ngờ không biết bệnh ung thư có lây không, nhất là với những gia đình có bệnh nhân ung thư. Để có thể giải tỏa được sự thắc mắc này thì các bạn hãy cùng GHV KSOL tham khảo những thông tin sau đây.
XEM THÊM:
- Riêng tư: Đứa con bất hiếu
- Thực trạng tỷ lệ ung thư tại Việt Nam đang tăng nhanh
- Gói tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và những thông tin cần biết
Bệnh ung thư có lây không?
Cho tới nay thì vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy rằng việc tiếp xúc gần hoặc thực hiện các hành động gần gũi, thân mật với bệnh nhân ung thư sẽ lây bệnh. Vì các tế bào ung thư từ bệnh nhân sẽ không thể sống trong cơ thể của một người khỏe mạnh khác. Đó là nhờ hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh đó sẽ nhận ra các tế bào lạ và phá hủy chúng, bao gồm cả tế bào ung thư. Vây nên ung thư không phải là một bệnh truyền nhiễm vì nó không phát triển thành dịch giống như dịch cúm, bại liệt, sốt xuất huyết hoặc cảm lạnh.
Từ đó có thể thấy rằng câu trả lời chính xác là không đối với vấn đề ung thư có lây không. Vậy nên những người khỏe mạnh có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn uống cùng, ôm hôn, động chạm… với người bệnh ung thư mà không cần lo lắng rằng mình sẽ bị lây bệnh.
Các yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh ung thư lây nhiễm
Trên thực tế thì vẫn có một số trường hợp hiếm hoi mà ung thư có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy những yếu tố nào đã khiến cho bệnh ung thư có thể lây nhiễm được?
Ung thư lây lan do di truyền
Theo nhiều nghiên cứu cho biết thì có một số nguyên nhân hình thành nên các bệnh ung thư là do di truyền. Tức là nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nó có thể di truyền cho đời sau, ví dụ như cha mẹ mắc bệnh thì có thể con cháu cũng sẽ mắc bệnh tương tự.
Tuy nhiên, sự lây nhiễm là do các thành viên trong gia đình có chung kiểu gen bất thường liên quan đến bệnh ung thư chứ không phải do sự tiếp xúc, chung sống với nhau. Hoặc là do các thành viên trong gia đình có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ăn uống không khoa học. Ngoài ra, nếu các thành viên đều tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, không khí độc hại… cũng là một tác nhân gây ung thư.
Ung thư lây nhiễm do cấy ghép nội tạng
Có một số trường hợp ung thư lây nhiễm từ người hiến tạng sang người nhận tạng.
Nguyên nhân dẫn đến sự lây nhiễm này là do người nhận tạng phải sử dụng một số loại thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch. Nó khiến cho hệ miễn dịch của họ không thể tấn công và loại bỏ được tế bào ung thư.
Những chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế được yếu tố lây nhiễm bệnh ung thư này bằng cách sàng lọc người hiến tạng một cách kỹ lưỡng, cẩn thận.
Ung thư lây nhiễm từ mẹ sang con
Đây là một trường hợp lây nhiễm ung thư có tỷ lệ vô cùng thấp và rất hy hữu vì ung thư hiếm khi ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nhưng có một cuộc nghiên cứu chứng minh được rằng tế bào ung thư có thể truyền từ mẹ sang nhau thai. Tiêu biểu là bệnh ung thư da hắc tố là loại ung thư có thể lây từ mẹ sang thai nhi.
Ung thư lây nhiễm do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng
Về cơ bản thì ung thư là bệnh không lây nhiễm, nhưng có một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng lại có thể gây lây nhiễm ung thư qua đường ăn uống, tiếp xúc da, hôn hoặc tình dục… Nếu chỉ đơn thuần là nhiễm các loại virus này thì thường không dẫn đến ung thư nhưng nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, mắc nhiều loại nhiễm trùng thì mới có khả năng mắc bệnh ung thư. Cụ thể là:
- Virus HPV gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, hậu môn, ung thư miệng, cổ họng…
- Virus EBV có liên quan đến các bệnh ung thư như ung thư mũi họng, ung thư hạch dạ dày…
- Virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV) có liên quan đến bệnh nhiễm trùng gan lâu dài, làm tăng nguy cơ ung thư gan.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có liên quan đến một số loại ung thư trong dạ dày.
- Ký sinh trùng như một số loại giun ký sinh có thể sống trong cơ thể người cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư như: ung thư bàng quang, ống mật và nhiều bệnh ung thư khác.
Các biện pháp phòng bệnh ung thư
Bên cạnh việc giải đáp được thắc mắc ung thư có lây không thì điều mà chúng ta cần quan tâm tiếp theo chính là những biện pháp phòng bệnh ung thư tốt nhất như sau:
- Thuốc lá là nguyên nhân có thể gây ra rất nhiều các căn bệnh ung thư khác như: ung thư miệng, vòm họng, tuyến tụy, thận… và phổ biến nhất là ung thư phổi. Nguy hiểm hơn là việc hút thuốc thụ động (ngửi phải khói thuốc) cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, không hút thuốc là một biện pháp ngăn ngừa ung thư hữu hiệu nhất.
- Hạn chế sử dụng những loại thức uống có cồn như rượu, bia vì những loại nước có cồn này có thể khiến cho chúng ta bị mắc các bệnh ung thư như: ung thư vú, gan, trực tràng, cổ họng…
- Ngoài ra, các bạn nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi tối đa nguy cơ gây bệnh ung thư. Theo đó thì chúng ta nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, cá, các loại thịt trắng… Những thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất, protein sẽ bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
- Đồng thời, bạn nên kiêng dùng quá nhiều món ăn có nhiều dầu mỡ, đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối chua… vì những thực phẩm này có chứa nhiều chất độc hại sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì các bạn nên chú ý chăm chỉ vận động, rèn luyện thể dục, thể thao để mạnh khỏe hơn, cơ thể dẻo dai, nâng cao hệ miễn dịch để phòng tránh được sự tấn công của bệnh ung thư.
- Áp dụng lối sống, sinh hoạt lành mạnh với những gợi ý như không nên thức quá khuya, ngủ đủ giấc. Đặc biệt là phải thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh mắc các bệnh ung thư lây nhiễm qua đường tình dục do các virus, vi khuẩn gây ra.
- Nên xây dựng môi trường sống trong lành, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, các chất độc hại có nguy cơ gây bệnh ung thư. Nếu trong trường hợp bất khả kháng phải làm việc trong những môi trường không đảm bảo thì cần phải có những biện pháp bảo vệ như: bôi kem chống nắng, đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ…
- Quan trọng nhất là mỗi người chúng ta phải biết cách tự bảo vệ bản thân mình bằng cách đi khám tầm soát ung thư theo định kỳ tại bệnh viện. Như vậy thì sẽ có thể phát hiện được bệnh từ sớm để kịp thời điều trị và nâng cao tỷ lệ chữa khỏi thành công hơn.
Qua đây thì chắc hẳn các bạn đã phần nào xua tan đi được nỗi lo lắng về vấn đề ung thư có lây không nếu không may khi trong nhà có người mắc bệnh. Tuy nhiên, các bạn vẫn cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng bệnh ung thư nói trên để có thể bảo vệ cho mình có thể tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này một cách tối ưu nhất.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng