Có nên chữa ung thư phổi giai đoạn cuối bằng thuốc nam
Nội dung bài viết
Có nên chữa ung thư phổi giai đoạn cuối bằng thuốc nam là câu hỏi thường gặp đối với bệnh nhân mắc căn bệnh này. Vì ung thư phổi ở giai đoạn cuối có tiên lượng tương đối xấu nên người bệnh và người thân thường cố gắng “vái tứ phương”. Hãy theo dõi bài viết sau đây của GHV KSol để hiểu rõ thực hư việc chữa ung thư phổi giai đoạn cuối bằng thuốc nam.
XEM THÊM:
- Hành trình hơn 4 năm đẩy lùi bệnh ung thư phổi di căn
- Bệnh ung thư phổi di căn não là gì? Chẩn đoán và điều trị ra sao?
- Những thông tin cần biết về bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ
1. Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì?
Ung thư phổi là sự phát triển bất thường thường của tế bào bên trong hai lá phổi. Bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Theo thống kê, phần lớn (80%) ca mắc ung thư phổi thuộc loại không tế bào nhỏ.
Ung thư phổi thường được chia là 6 giai đoạn: 1) Giai đoạn che lấp là giai đoạn tìm thấy tế bào bất thường trong đờm nhưng chưa tìm thấy trong phổi; 2) Giai đoạn 0 là giai đoạn tìm thấy tế bào ung thư ở lớp tận trong cùng của phổi; 3) Giai đoạn 1 là giai đoạn tế bào ung thư giới hạn trong phổi, các mô xung quanh phổi vẫn bình thường; 4) Giai đoạn 2 là khi ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim; 4) Giai đoạn 3 là khi khối u đã lan đến các hạch bạch huyết trong khu vực lồng ngực; 5) Giai đoạn 4 là khi khối u đã lan đến lá phổi khác hoặc các khu vực khác trong cơ thể và không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Như vậy ung thư phổi giai đoạn cuối là giai đoạn các khối u đã lan toàn bộ 2 lá phổi và di căn sang các khu vực khác trong cơ thể và thường có tiên lượng sống khá xấu.
2. Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Để đưa ra tiên lượng sống của người bệnh mắc bệnh ung thư, các bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán dựa trên các cơ sở giai đoạn của bệnh, phương pháp điều trị bệnh, sức khỏe và thể trạng của người bệnh.
Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phổi đa phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh như: Ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ, lành tính hay ác tính. Ở thể ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi và di căn xa. Người bệnh khi mắc phải thường có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân bất thường, khó thở và đau tức ngực… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì cho dù có duy trì áp dụng các biện pháp điều trị cũng chỉ sống thêm được từ 6 – 18 tháng (tùy thể trạng).
Theo thống kê, khi ung thư lan tới các hạch bạch huyết lân cận người bệnh sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ là 25%. Với trường hợp xuất hiện di căn xa thì tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lúc đó chỉ còn khoảng 4%. Tuy nhiên, thời gian sống dài và ngăn của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, thể trạng của người bệnh, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng của người bệnh trong giai đoạn này.
3. Các phương pháp chữa trị ung thư phổi ở giai đoạn cuối
Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay nhìn chung cũng tương tự như các ung thư khác. Đó là phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích và điều trị miễn dịch ung thư. Tuy nhiên đối với giai đoạn cuối bệnh ung thư phổi là giai đoạn mà khối u đã lan ra toàn bộ 2 lá phổi và di căn sang các bộ phận khác thì phương pháp phẫu thuật hay còn gọi là phương pháp điều trị triệt căn thường không được các bác sĩ chỉ định. Tương tự, xạ trị cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư phổi nhưng thường ít khi được chỉ định khi khối u đã lây lan đến những cơ quan khác.
Phương pháp điều trị ung thư phổi bằng hóa chất chủ yếu được áp dụng cho những bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã lây lan rộng. Hóa trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn di căn ung thư. Ngoài ra, hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với một vài liệu pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối để làm giảm kích thước khối u, tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Tuy nhiên do thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch nên sẽ gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khỏe mạnh khác. Vì vậy, phương pháp điều trị ung thư phổi này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, buồn nôn, nôn ói, cơ thể suy kiệt, thiếu chất, suy giảm miễn dịch, rụng tóc, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,… Nên ở giai đoạn này bệnh nhân có thể thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ bằng châm cứu, massage, yoga, thiền định, sử dụng thảo dược, sử dụng tinh dầu để hỗ trợ các phác đồ điều trị của bác sĩ.
4. Có nên chữa ung thư phổi giai đoạn cuối bằng thuốc nam hay không?
Chữa chữa ung thư phổi giai đoạn cuối bằng thuốc nam là cách cuối cùng mà người nhà bệnh nhân tìm đến để cứu vãn tình thế. Tuy nhiên, ung thư phổi giai đoạn cuối là giai đoạn nặng của bệnh, khi mà khối u đã di căn sang nhiều bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn này thường có tiên lượng sống là rất xấu. Đây cũng là giai đoạn mà các bác sỹ thường “lắc đầu” và “bó tay” trước tình cảnh của người bệnh. Tâm lý của nhiều gia đình bệnh nhân lúc này là “còn nước còn tát”, cố gắng tìm kiếm các bài thuốc dân gian do người khác mách bảo.
Hiện nay chưa có bằng chứng nào từ các nghiên cứu trên người ghi nhận rằng các phương thuốc từ các loại thảo dược có thể điều trị, ngăn ngừa hay chữa lành bất kỳ loại ung thư nào. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy một vài thảo dược có tác dụng kéo dài thời gian sống, giảm tác dụng phụ, giảm nguy cơ tái phát, đặc biệt khi kết hợp với các phương pháp điều trị của y học hiện đại. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này được thực hiện và công bố ở Trung Quốc, một số công trình không mô tả được loại thảo dược được sử dụng hoặc không đủ thông tin mô tả về cách tiến hành nghiên cứu. Còn ở Việt Nam, chưa có công bố nào chỉ ra nghiên cứu về các thảo dược như lá đu đủ đực, mãng cầu Xiêm, …có thể chữa các bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi giai đoạn cuối mà hoàn toàn chỉ là trải nghiệm trên một vài người.
Hiện nay đã có nhiều tinh chất được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu và công bố trong vai trò hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư. Như tinh chất Fucoidan sulfate hóa cao chiết xuất từ tảo nâu, Panax Notoginseng chiết xuất từ củ tam thất, Curcumin từ nghệ vàng, flavonoid, saponin, alcaloid, courmarin và triterpenoid từ Xáo Tam Phân, … có trong sản phẩm GHV KSOL do Viện Hàn lâm và khoa học Việt Nam nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị ung thư.
Mục tiêu điều trị giai đoạn cuối của bệnh ung thư phổi không phải là khỏi bệnh mà làm thế nào để kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời gian còn lại của người bệnh. Vì vậy khi lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc nam, chúng ta nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp các thắc mắc của bạn về câu hỏi “Có nên chữa ung thư phổi giai đoạn cuối bằng thuốc nam hay không”. Để được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn chuyên gia 18006808 – hotline 0962686808.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng