[Giải đáp] Công thức tính lượng máu trong cơ thể

Nhiều người thắc mắc rằng cơ thể mỗi người có tổng tất cả bao nhiêu lít máu? Công thức tính lượng máu trong cơ thể như thế nào? Và làm cách nào để duy trì được nồng độ máu ổn định trong cơ thể? Bài viết này GHV KSOL sẽ tháo gỡ thắc mắc này giúp bạn.

XEM THÊM:

1. Cơ thể mỗi người có khoảng bao nhiêu lít máu?

Lượng máu trong cơ thể mỗi người chiếm khoảng 7-8% tổng trọng lượng của cơ thể. Lượng máu chính xác còn phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của mỗi người.Tuy nhiên, người phụ nữ có cùng cân nặng và chiều cao sẽ có lượng máu ít hơn nam giới nửa khoảng lít, nhưng khi mang thai khối lượng máu tuần hoàn ở người phụ nữ sẽ tăng lên đáng kể. 

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, tỷ lệ máu là khác nhau tùy theo từng độ tuổi:

  • Ở người trưởng thành, máu chiếm xấp xỉ 7-8% tổng trọng lượng cơ thể
  • Ở một đứa trẻ dưới 15 tuổi, máu chiếm xấp xỉ khoảng 8-9% trọng lượng cơ thể
  • Ở trẻ sơ sinh, máu chiếm xấp xỉ khoảng 9-10% trọng lượng cơ thể.
cong-thuc-tinh-luong-mau-trong-co-the-2
Lượng máu trong cơ thể trung bình của mỗi người là bao nhiêu?

Số lượng máu trung bình trong một người khỏe mạnh là:

  • Ở trẻ sơ sinh: Trẻ sinh đủ tháng sẽ có khoảng 75-80ml máu/1kg trọng lượng cơ thể. Nếu trẻ nặng khoảng 3.6kg thì sẽ có tổng khoảng 270 ml máu trong cơ thể.
  • Ở một đứa trẻ: Nếu một đứa trẻ nặng 36kg thì trung bình sẽ có khoảng 2.650ml máu trong cơ thể.
  • Ở người trưởng thành: Ở một người lớn trung bình nặng từ 65kg – 80kg thì sẽ có khoảng 4.5 – 5.7 lít máu trong cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai: Để hỗ trợ nuôi thai nhi phát triển tốt, khi mang thai khối lượng máu ở người phụ nữ sẽ tăng lên từ 30 – 50% so với phụ nữ không mang thai.

2. Lượng máu cơ thể tạo ra mỗi ngày

Cơ thể mỗi người sẽ tạo ra khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu mới mỗi giây. Hầu hết các tế bào máu này được sản xuất từ tế bào gốc trong tủy xương. Sự hình thành và thay thế các tế bào máu này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của mỗi con người.

Máu được tạo thành từ bốn thành phần chính là: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.

  • Hồng cầu: Các tế bào hồng cầu có chức năng mang oxy từ phổi đến các mô của cơ thể và mang carbon dioxide trở lại phổi. Các tế bào hồng cầu chiếm gần một nửa tổng lượng máu trong cơ thể. Bạch cầu 
  • Bạch cầu: Các tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại bệnh tật và nhiễm trùng- là một phần rất quan trọng của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chúng chỉ chiếm dưới 1% trong tổng lượng máu.

Có ba loại tế bào bạch cầu là: Bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho. Mỗi loại đóng một vai trò khác nhau.

  • Tiểu cầu: Tiểu cầu là những mảnh tế bào nhỏ có chức năng chính trong việc cầm máu. Chúng chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng máu (khoảng dưới 1%) và tuổi thọ của tiểu cầu khoảng từ 9-12 ngày.
  • Huyết tương: Huyết tương là phần chất lỏng màu vàng nhạt của máu, nó chứa tất cả các tế bào máu. Huyết tương chỉ chiếm hơn một nửa tổng lượng máu. Huyết tương có chức năng giúp mang nước, chất dinh dưỡng, khoáng chất, thuốc cũng như hormone đi khắp cơ thể. Ngoài ra, huyết tương cũng mang các chất thải đến thận. 

3. Công thức tính lượng máu trong cơ thể như thế nào?

Có nhiều cách để tính lượng máu trong cơ thể bạn có thể áp dụng như sau: 

  • Dựa trên lý thuyết: Nếu chúng ta lấy chung là lượng máu chiếm 5 – 9% tổng trọng lượng cơ thể, thì chúng ta có thể tính được lượng máu tuần hoàn của một người cụ thể. 

Ví dụ: Nếu trọng lượng của một người là 60kg, thì lượng máu tối thiểu của người đó sẽ là 60 x 0,05 = 3 lít và lượng máu tối đa sẽ là 60 x 0,09 = 5,4 lít. Đây là cách tính nhanh nhất và đơn giản nhất.

  • Sử dụng đồng vị phóng xạ: Một đồng vị phóng xạ nhân tạo sẽ được tiêm vào huyết tương, sau đó tiến hành đếm số lượng hồng cầu trong đồng vị được tìm thấy. Lượng máu lưu thông đếm được dựa trên lượng phóng xạ của nó.
  • Tương phản: Một loại thuốc nhuộm vô hại đặc biệt được gọi là “tương phản” sẽ được tiêm vào huyết tương. Khi loại thuốc này được phân bố đều khắp hệ tuần hoàn, sau đó máu sẽ được lấy để phân tích và xác định nồng độ của thuốc nhuộm. Dựa trên số liệu thu được, lượng máu của một người sẽ được tính toán.

4. Tầm quan trọng của một hệ tuần hoàn máu khỏe mạnh trong cơ thể?

Tổng thể tích máu được đo được sử dụng để phát hiện các bệnh khác nhau, vì sự phát triển của bệnh gây ra những bất thường liên quan đến thể tích máu lưu thông. 

Tuần hoàn máu là một phần rất quan trọng của các chức năng khác nhau của cơ thể.  Tim là cơ quan có nhiệm vụ bơm máu qua các hệ mạch máu đến nuôi toàn bộ cơ thể. Và tim cũng vận chuyển các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, giúp cung cấp năng lượng cho chúng ta để thực hiện các công việc hàng ngày.

Việc lưu thông máu khỏe mạnh giúp cho hệ tim mạch của chúng ta và các cơ khác của cơ thể có đầy đủ năng lượng để làm việc hiệu quả. Dưới đây là một số lợi ích của việc lưu thông máu tốt:

  • Lưu thông máu tốt giúp da khỏe mạnh hơn, đồng thời ngăn ngừa và chống lại vi khuẩn.
  • Lưu lượng và tuần hoàn máu tăng thúc đẩy tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan.
  • Nếu tim hoạt động ở trạng thái tốt nhất, cơ tim sẽ được thư giãn, từ đó giúp cho nhịp tim và huyết áp của bạn ổn định hơn.

5. Mất bao nhiêu máu sẽ nguy hiểm đến tính mạng?

Chảy máu do chấn thương hoặc bệnh tật có thể đe dọa trực tiếp không chỉ đến sức khỏe mà còn cả tính mạng của chúng ta nếu lượng máu mất đi quá lớn.

cong-thuc-tinh-luong-mau-trong-co-the
Mất bao nhiêu máu sẽ nguy hiểm đến tính mạng

5.1. Nguy cơ mất máu

Máu là chất quan trọng nhất trong cơ thể con người có chức năng chính là mang oxy và các chất cần thiết khác đi nuôi tim và các mô. Do đó, nếu chúng ta bị mất một lượng máu đáng kể thì có thể làm gián đoạn đáng kể hoạt động bình thường của cơ thể hoặc thậm chí là có thể tử vong.

Tổng cộng, cơ thể của một người trưởng thành trung bình sẽ chứa khoảng 5 lít máu. Mặc dù vậy, chúng ta có thể mất đi một phần máu mà thực tế không gây hại cho bản thân. 

Ví dụ, chúng ta có thể hiến máu tại một thời điểm là 450ml. Lượng máu mất đi này được coi là hoàn toàn an toàn cho một người trưởng thành. 

5.2. Thể tích và tính chất của việc máu mất

Các bác sĩ cho biết, mức độ nguy hiểm của tình trạng mất máu đối với tính mạng của một người không chỉ phụ thuộc vào thể tích máu mất đi mà còn phụ thuộc vào tính chất của máu. Vì vậy, nguy hiểm nhất là tình trạng chảy máu nhanh, một người mất một lượng máu đáng kể trong thời gian ngắn không quá vài chục phút thì rất nguy hiểm.

  • Khi cơ thể bị mất khoảng một lít máu, hoặc khoảng 20% ​​tổng lượng máu lưu thông trong cơ thể, tim sẽ ngừng nhận đủ lượng máu để lưu thông hoặc bị gián đoạn nhịp tim, mức độ huyết áp cũng như nhịp tim sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu có thể cầm máu được ở giai đoạn này, thì sẽ không đe dọa đáng kể đến tính mạng con người, và với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể có thể tự phục hồi được lượng máu đã mất.
  • Với trường hợp bị mất từ ​​20% đến 30% lượng máu trong thời gian tương đối ngắn, tương đương với khoảng 1-1,5 lít máu của một người trưởng thành, cơ thể sẽ thể tăng tiết mồ hôi, khát nước, buồn nôn và nôn. Ở trường hợp này, ngay cả khi máu đã ngừng chảy, việc tự phục hồi thể tích đã mất thường khó và người bệnh cần phải được truyền máu.
  • Khi cơ thể bị mất 2-3 lít máu một cách nhanh chóng, tương đương với 30% tổng lượng máu trong cơ thể trở lên, bề mặt da của con người sẽ trở nên tái nhợt rõ rệt, mặt và chân tay có màu hơi xanh. Trong hầu hết các trường hợp mất máu sẽ đi kèm với mất ý thức, và rơi vào trạng thái hôn mê. Với trường hợp này, chỉ có thể truyền máu tức thời mới có thể cứu sống người đó.
  •  Nếu máu mất nhanh từ 50% tổng lượng máu trở lên trong cơ thể được coi là tử vong.
  • Nếu mất máu một cách từ từ, ví dụ như chảy máu trong, cơ thể sẽ có thời gian để thích nghi với tình hình và có thể chịu được lượng máu mất đi đáng kể. 

Ví dụ, có những trường hợp vẫn sống sót với tình trạng mất 60% lượng máu một cách từ từ sau khi được can thiệp kịp thời.

6. Cách duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể

Các cơ quan có vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng máu của cơ thể đó là:

  • Thận giúp điều chỉnh sự cân bằng nồng độ chất lỏng trong cơ thể
  • Hệ thống xương: Hầu hết các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương. 
  • Hệ thần kinh: điều khiển các cơ quan khác thực hiện nhiệm vụ của chúng

Vì vậy, để duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể bạn cần đảm bảo các cơ quan trên khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với các cơ quan trên, lượng máu trong cơ thể bạn có thể bị thay đổi, việc cung cấp oxy cũng như khả năng sống sót của một người cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để được làm các xét nghiệm cơ bản về máu để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm các bệnh lý về máu. 

7. Hiến máu nhiều có rủi ro gì không?

Hiến máu là một trong những nghĩa cử cao đẹp đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, không phải hiến máu liên tục là tốt vì mỗi người đều có một lượng máu nhất định đồng thời cần một thời gian để cơ thể được tái tạo đủ số lượng máu đã hiến. Do đó, nếu muốn hiến máu thì bạn cần hiểu rõ một số nguyên tắc như sau:

  • Thời gian tối thiểu để bạn hiến khối hồng cầu gạn tách hoặc máu toàn phần là khoảng 12 tuần.
  • Nếu trường hợp bạn hiến tiểu cầu bằng gạn tách hoặc huyết tương thì khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần hiến liên tiếp là 2 tuần. 
  • Hiến tế bào gốc gạn tách máu ngoại vi hoặc bạch cầu trung tính cần đảm bảo khoảng cách không quá 3 lần hiến trong 7 ngày. 

Ngoài ra hiến máu cũng có một số rủi ro như: Nhiễm trùng hoặc viêm vì vết đâm kim không được sát khuẩn, một vài trường hợp tiêm vào tĩnh mạch thì sẽ có vết bầm quanh chỗ tiêm,…

Trên đây là bài viết về công thức tính lượng máu trong cơ thể. Hy vọng bài viết đã tháo gỡ được thắc mắc và có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL