[Giải đáp] Người bị đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không?
Nội dung bài viết
Khi bị đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Rau mồng tơi được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày và có nhiều chất dinh dưỡng. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu xem người bị bệnh đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không nhé!
XEM THÊM:
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
- [Mách bạn] Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đen và mật ong hiệu quả, đơn giản
- Tìm hiểu đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính?
- Ung thư dạ dày nên ăn gì để tốt cho sức khỏe
1. Người bị đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không?
Rau mồng tơi là một trong rất nhiều loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam, với hương vị thơm ngon dễ ăn. Do đó, có rất nhiều người thắc mắc nếu bị đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp sau đây nhé!
Rau mồng tơi là loại rau chứa ít calo và chất béo nhưng lại chứa một lượng lớn các vitamin như là vitamin A, C, các khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ giúp làm giảm bớt các cơn đau dạ dày khi sử dụng. Chất nhầy có trong thành phần của loại rau này giúp kích thích nhu động ruột, nhuận tràng tốt, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách ổn định và trơn tru hơn, giảm bớt các triệu chứng trào ngược dạ dày. Do đó rau mồng tơi là loại rau luôn nằm trong danh sách các đáp án trả lời cho câu hỏi người bị đau, trào ngược dạ dày nên ăn những loại rau gì.
Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn có công dụng giảm cholesterol tốt cho các trường hợp người bệnh mỡ máu, thanh nhiệt, giải độc, làm lành các vết thương, chữa vết bỏng. Rau mồng tơi có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như canh, món xào…
Vậy bên cạnh rau mồng tơi, người bị đau dạ dày nên ăn những loại rau nào khác? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ở phần tiếp sau đây, đừng bỏ qua bạn nhé!
2. Một số loại rau khác tốt cho người bị bệnh đau dạ dày
2.1. Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh trong thành phần có chứa nhiều loại vitamin như là A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin và chất xơ… Bổ sung thêm rau cải bẹ xanh vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp hạn chế sự tiết dịch vị ở người bị bệnh trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó, loại rau này còn có thể giúp ổn định hệ thống tiêu hóa, điều trị các tình trạng khó tiêu, giảm cảm giác kích thích ở hệ đường ruột và hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra, rau cải bẹ xanh còn có tác dụng giúp thanh nhiệt, chữa bệnh viêm họng, chống lão hóa da, hỗ trợ cho người bị bệnh gout, tiểu đường, tim mạch. Rau cải bẹ xanh có vị cay đắng, có thể sử dụng để chế biến thành các món canh, món xào trong bữa ăn.
2.2. Rau chân vịt
Khi tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, bạn sẽ không thể bỏ qua rau chân vịt. Rau chân vịt hay còn gọi là rau bó xôi, chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt, canxi… Đặc biệt đối với bệnh trào ngược, rau chân vịt còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa.
Rau chân vịt còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, điều hòa huyết áp, giảm stress oxy hóa và hỗ trợ phòng chống ung thư. Bạn có thể chế biến rau bó xôi bằng cách xào, làm salad hay sinh tố.
2.3. Lá mơ
Lá mơ với các thành phần dinh dưỡng như là vitamin C, carotene, tinh dầu, protein sẽ giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm ở niêm mạc dạ dày và những tổn thương do các bệnh lý dạ dày như đau dạ dày, trào ngược gây ra. Đây được coi là cách giảm đau dạ dày tự nhiên, an toàn và hiệu quả.
Lá mơ là loại rau gia vị thường được dùng để ăn kèm với các thực phẩm có chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu… Với khả năng giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, lá mơ còn giúp chữa bệnh cảm lạnh, bệnh khớp ở người già, chứng ăn không tiêu, bí tiểu và giúp làm lành vết thương.
2.4. Rau mùi tây
Rau mùi tây là loại thực phẩm luôn nằm trong danh sách các loại rau tốt cho dạ dày. Trong mùi tây chứa nhiều loại vitamin như là vitamin A, B, C, khoáng chất như là sắt, canxi, kali… có khả năng làm giảm được lượng axit dư thừa trong dạ dày. Từ đó giúp kháng viêm, giảm bớt tình trạng đau ở dạ dày và ruột. Từ đó làm giảm thiểu các triệu chứng bị ợ chua, ợ nóng… của các bệnh lý dạ dày.
Rau mùi tây còn giúp tăng cảm giác ngon miệng cho những người bệnh rối loạn dạ dày.
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sử dụng rau mùi tây sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng thiếu máu và ngăn ngừa bệnh ung thư. Rau mùi tây có thể được sử dụng với mục đích trang trí các món ăn, làm tăng thêm hương vị, đặc biệt là đối với các món cá.
2.5. Rau bắp cải
Trong thành phần của rau bắp cải có chứa chất xơ tốt và các vitamin, khoáng chất như là vitamin C, K, B6, folate, canxi, sắt, magie, thiamin, kali… giúp làm lành các vết loét, đặc biệt là với các trường hợp bị loét dạ dày, ruột, giảm bớt cảm giác khó chịu do các bệnh như đau dạ dày, trào ngược dạ dày.
Người bệnh nên bổ sung rau bắp cải trong bữa ăn hàng ngày để giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ thống miễn dịch và tốt cho sức khỏe tim mạch. Người bệnh hãy lưu ý vitamin U – chất có khả năng chống loét dạ dày tá tràng dễ bị phân hủy nếu như chế biến ở nhiệt độ cao. Chính vì thế, người bệnh có thể chế biến thành bắp cải luộc hoặc nước ép rau bắp cải thì sẽ hiệu quả hơn.
2.6. Rau thì là
Rau thì là là một loại rau gia vị rất phổ biến trong nấu ăn nhưng ít người biết nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày. Do đó, loại rau này thường bị bỏ qua khi nhắc đến câu hỏi bị đau dạ dày nên ăn rau gì.
Trong rau thì là rất giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, đặc biệt là các chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm tình trạng viêm, xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày, bảo vệ hệ thống tiêu hóa tránh khỏi tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, loại rau này còn được dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt, cảm lạnh, các bệnh viêm đường hô hấp, giảm đau, sưng khớp.
Rau thì là có thể được dùng để chế biến thành các món canh, món xào, chả thịt.
2.7. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn có tên gọi là bông cải xanh, có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như là protein, thiamin, riboflavin… các vitamin A, C, K, vitamin B6, folate… có lợi cho sức khỏe người bệnh.
Đặc biệt là hợp chất sulforaphane có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) – một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng đau loét, trào ngược dạ dày.
Súp lơ xanh còn có công dụng chống oxy hóa, giảm tình trạng táo bón, phòng ngừa các bệnh lý mãn tính và bệnh ung thư. Súp lơ xanh có thể được chế biến thành các món khác nhau như là canh, món xào, salad…
2.8. Rau tía tô
Trong thành phần của cây tía tô có chứa tinh dầu gồm perillaldehyd, limonen, dihydrocumin và các hợp chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm. Do đó, sử dụng rau tía tô có khả năng giúp làm lành các vết loét, liền sẹo, hạn chế và khắc phục được tình trạng tiết axit quá mức. Từ đó giúp giảm bớt cơn đau dạ dày thực quản. Do đó, nhiều người sử dụng lá tía tô để điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp, thư giãn tinh thần và điều trị viêm khớp dạng thấp.
2.9. Rau xà lách
Rau xà lách có thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin, chất xơ, khoáng chất, protein giúp tăng co bóp, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón và tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày nên bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn uống.
Bên cạnh những lợi ích trên, rau xà lách còn giúp giải nhiệt, làm đẹp da, giảm cân, phòng ngừa ung thư. Đối với người bệnh dạ dày không nên ăn rau sống, bạn có thể chế biến bằng cách trộn dầu giấm hoặc làm món canh.
2.10. Rau cần tây
Trong rau cần tây có chứa lượng chất xơ cao và vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, K, canxi, magie, photpho… giúp ngăn ngừa các vết loét tiến triển, bổ sung thêm lượng nhầy trên lớp lót dạ dày, kiểm soát lượng axit dịch vị được tiết ra và cải thiện các triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày.
Rau cần tây còn có tác dụng tốt cho người rối loạn mỡ máu nhờ vào khả năng làm giảm lượng cholesterol, giúp hỗ trợ giảm cân và phòng ngừa ung thư.
2.11. Nha đam
Trong nha đam có chứa các vitamin, khoáng chất và có tới hơn 200 chất có hoạt tính sinh học giúp hạn chế tình trạng tiết axit dịch vị, giảm đau một cách hiệu quả và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, người bệnh có thể kết hợp với nha đam cùng với nghệ vàng, mật ong hoặc làm thành nước ép nha đam. Nha đam được biết đến với các công dụng như là làm đẹp da, kháng khuẩn, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
2.12. Củ cà rốt
Cà rốt là một loại củ đặc biệt giàu beta-carotene, vitamin K, chất xơ, kali và các hợp chất có khả năng chống oxy hóa tốt cho sức khỏe dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Đồng thời sử dụng cà rốt còn có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa khác như là rối loạn dạ dày, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Cà rốt còn có khả năng phòng ngừa bệnh lý cao huyết áp, ung thư, rất tốt cho mắt và hệ thống tim mạch.
Người bệnh có thể chế biến các món ngon từ cà rốt như là canh hầm, các món xào hay có thể làm nước ép.
2.13. Củ khoai lang
Khoai lang có chứa nhiều loại vitamin như vitamin B, C, beta-carotene, canxi giúp kiểm soát tốt hàm lượng axit dạ dày đồng thời giúp giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như ợ, buồn nôn, đau rát thượng vị… Khoai lang còn có chứa lượng chất xơ rất dồi dào với công dụng giúp ngừa bệnh táo bón.
Người bệnh có thể luộc, hấp khoai lang hoặc chế biến thành các món chè, canh nấu sườn.
2.14. Củ khoai tây
Trong củ khoai tây có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất mang nhiều lợi ích cho cơ thể như là vitamin C, A, B, canxi, photpho, sắt, kali, chất xơ, protein… đem lại khả năng hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày, tạo điều kiện để làm lành các vết loét và tổn thương dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, khoai tây còn có khả năng kháng khuẩn giúp ức chế tốc độ phát triển vi khuẩn gây hại bên trong dạ dày.
Bổ sung các loại rau tốt cho dạ dày sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó,người bệnh cũng nên tập thể dục đều đặn, loại bỏ các thói quen xấu trong chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc theo như phác đồ của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
3. Người bị bệnh đau dạ dày cần chú ý gì khi ăn rau?
Ngoài việc xác định đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi hay những loại rau khác không thì việc biết được cách sử dụng chúng như thế nào cũng rất quan trọng. Bởi vì nếu như ăn rau sai cách thì những chất dinh dưỡng có trong rau củ có thể bị biến đổi hoặc là mất đi. Vì vậy dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng những loại thực phẩm này:
- Khi chế biến các món ăn từ rau xanh, nên ăn ngay, không nên để = trong tủ lạnh hoặc để sang bữa tiếp theo. Bởi vì khi đó các dưỡng chất có trong rau sẽ bị giảm hoặc bị biến đổi.
- Khi chế biến các món rau, không nên đun nấu quá lâu bởi vì sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị mất dần.
- Người bệnh nên lựa chọn những món luộc, hấp, không nên ăn các món xào nấu quá mặn. Hãy chế biến thức ăn thành các món thanh đạm sẽ tốt cho tiêu hóa hơn.
- Không nên ăn các loại rau muối chua vì có thể khiến cho bệnh đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Nên thay đổi các loại rau trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp câu hỏi người bị bệnh đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không? Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp thông tin về một số loại rau tốt cho người bệnh dạ dày và các lưu ý khi sử dụng mà người bệnh nên lưu ý.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng