Tìm hiểu đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính?
Nội dung bài viết
Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày luôn thắc mắc đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính. Đau dạ dày là căn bệnh không còn xa lạ, đặc biệt là chiếm tỷ lệ lớn về bệnh tiêu hoá ở Việt Nam. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- [Tìm hiểu] Nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày?
- Tất tần tật về chữa đau dạ dày bằng mật ong tinh bột nghệ
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
1. Đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính?
Đau dạ dày thực chất được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Do đó, với câu hỏi đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính thì câu trả lời là đau dạ dày bao gồm cả hai. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.
1.1. Tại sao cần phân biệt viêm dạ dày cấp và mạn tính?
Người bệnh viêm dạ dày cần phân biệt được viêm dạ dày cấp tính và mãn tính bởi vì bệnh do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu người bệnh không được chẩn đoán chính xác sẽ dẫn đến cách can thiệp điều trị không đúng, đưa đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Tuy nhiên, việc nhận biết đau dạ dày cấp tính và mạn tính không hề dễ dàng bởi có biểu hiện tương đối giống nhau như đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn,…
Vậy làm thế nào để phân biệt được viêm dạ dày cấp tính và mãn tính? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo.
1.2. Phân biệt đau dạ dày cấp và mãn tính
Sự khác biệt của viêm dạ dày cấp và mãn tính được trình bày qua hai phần dưới đây:
1.2.1. Đau dạ dày cấp tính
Về khái niệm, đau dạ dày cấp tính có dạng viêm xung huyết, trợt, ban đỏ hoặc xuất huyết; trên mô bệnh học đó là sự xâm lấn của bạch cầu trung tính và phản ứng viêm cấp tính. Đau dạ dày cấp thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân như:
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, stress căng thẳng.
- Do sử dụng lượng lớn các chất kích thích, tiếp xúc với các hóa chất,…
- Do vi khuẩn hoặc nấm có trong dạ dày, điển hình là vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Do bỏng, nhiễm phóng xạ, chấn thương,…
- Sử dụng thuốc Tây
- Dị ứng thức ăn.
Xem thêm >>> Gợi ý một số mẹo chữa đau dạ dày bằng mật ong và trứng gà
Bên cạnh đó, biểu hiện của bệnh cũng khá đặc trưng:
- Đau vùng thượng vị, tùy theo tình trạng tổn thương mà mức độ đau sẽ khác nhau: đau dữ dội vùng thượng vị kèm nóng rát, cồn cào dạ dày hoặc âm ỉ, kéo dài.
- Buồn nôn, nôn sau khi ăn.
- Xuất huyết dạ dày xuất hiện trong một số trường hợp.
Đau dạ dày cấp tính có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, bệnh tiến triển thành đau dạ dày mạn tính hoặc gây xuất huyết tiêu hóa.
Người bị đau dạ dày cấp tính cần nhanh chóng đi khám để sớm phát hiện nguyên nhân gây bệnh và nắm bắt thời điểm chữa trị tốt nhất. Ngoài ra, cần điều trị triệu chứng: giảm đau, chống viêm, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn. Nếu đau dạ dày cấp tính do ngộ độc thực phẩm thì cần nhanh chóng rửa dạ dày. Nếu do vi khuẩn thì cần điều trị với kháng sinh. Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh. Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và không lạm dụng thuốc Tây nhất là nhóm NSAIDs. Đau dạ dày cấp tính hoàn toàn có thể điều trị khỏi, dứt điểm trong thời gian ngắn.
1.2.2. Đau dạ dày mãn tính
Đau dạ dày mãn tính là tình trạng viêm mô bệnh học được xác định là có thâm nhiễm tế bào lympho hoặc tương bào ở niêm mạc dạ dày lympho hoặc tương bào ở niêm mạc dạ dày.
Nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính cũng khác so với đau dạ dày cấp tính như:
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, stress căng thẳng.
- Do sử dụng lượng lớn các chất kích thích, tiếp xúc với các hóa chất,…
- Tiến triển của bệnh đau dạ dày cấp tính khi không được điều trị dứt điểm.Biến chứng của một số bệnh mạn tính khác như: viêm đại tràng, viêm gan,…
- Do di truyền.
Đau dạ dày mãn tính có biểu hiện khá tiêu biểu mà chắc hẳn bệnh nhân nào cũng gặp phải:
- Đau vùng thượng vị, có cảm giác nóng rát, chướng bụng, nặng bụng sau khi ăn.
- Ợ chua, buồn nôn, chán ăn
- Diễn biến bệnh kéo dài khiến bệnh nhân sụt cân, mất ngủ, mệt mỏi,…
Tuy nhiên, nếu để lâu dài không chữa trị thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như
- Xuất huyết tiêu hóa
- Hẹp môn vị
- Ung thư dạ dày
- Teo niêm mạc dạ dày
Điều trị đau dạ dày mãn tính cũng có phần khó khăn và mất thời gian hơn. Có thể cần phối hợp các phương pháp: Dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt… Tuy nhiên cần điều trị và theo dõi trong thời gian dài nên rất nhiều trường hợp bệnh nhân không tuân thủ phương pháp điều trị khiến bệnh khó dứt khỏi.
Với đau dạ dày mãn tính thì các phương pháp có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và đề phòng tái phát các đợt cấp.
1.3. Cách xử lý khi bị viêm dạ dày cấp
Trong trường hợp bị đau dữ dội, chưa xác định nguyên nhân do viêm dạ dày cấp hay bệnh lý khác thì bệnh nhân cần được thăm khám như một cấp cứu nội – ngoại khoa. Người thân nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và xử lý kịp thời.
2. Phòng bệnh đau dạ dày
Khi đã trả lời được đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính thì bạn cần tìm hiểu cách phòng bệnh đau dạ dày. Mỗi người đều cần chủ động trong việc phòng tránh viêm dạ dày kể cả với những trường hợp đã điều trị khỏi bệnh. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lối sống sinh hoạt nề nếp chính là giải pháp dành cho bạn.
- Ăn đúng bữa, đúng giờ.
- Thực hiện chế độ đủ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm an toàn, lành mạnh, đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt cần bổ sung đủ chất xơ từ các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Hình thành thói quen rửa sạch tay bằng xà bông trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng.
- Nghỉ ngơi làm việc điều độ, dành thời gian thư giãn tinh thần để tránh tình trạng bị mệt mỏi, stress kéo dài.
- Không thức quá khuya.
- Ngủ đủ giấc.
- Thăm khám định kỳ chuyên khoa tiêu hóa nhằm theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề đường tiêu hóa nếu có.
Bạn có thể kiểm soát các biến chứng của viêm dạ dày và phòng ngừa viêm dạ dày bằng cách theo dõi chế độ ăn uống và hạn chế mức độ căng thẳng. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ít thức ăn cay xào và không uống rượu bia, chất kích thích sẽ tốt cho dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung của bạn.
Xem thêm >>> Chữa đau dạ dày ở bệnh viện nào tốt tại TPHCM và Hà Nội?
Bên cạnh đó, dùng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp và mạn tính theo chỉ định của bác sĩ cũng là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng phát bệnh xảy ra. Cần cân nhắc đến việc thay thế các nhóm thuốc NSAID như naproxen, aspirin, ibuprofen bằng các loại thuốc khác có lợi cho bao tử hơn hoặc sử dụng kèm thêm thuốc kháng axit sau khi đã hỏi ý bác sĩ. Ngoài ra, việc uống thuốc NSAID cùng thức ăn, nước, sữa và không uống khi bụng đói có thể giảm thiểu tối đa sự kích ứng niêm mạc dạ dày của thuốc.
Đừng quên lập kế hoạch tái khám theo lịch hẹn và kiểm soát sức khỏe bằng cách rèn luyện thể thao, ngủ đủ giấc, không thức khuya để phòng ngừa viêm dạ dày cấp và mạn tính tái phát.
3. Cách điều trị đau dạ dày
3.1. Phương pháp chữa đau dạ dày
Thuốc Tây y, Đông y và thảo dược tự nhiên là những phương pháp chữa viêm dạ dày mãn tính được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
3.1.1. Thuốc tân dược
Viêm dạ dày mãn tính có nguy cơ tái phát cao. Phác đồ điều chủ yếu nhằm mục đích giảm đau và khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra để phòng tránh biến chứng.
Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính đó là:
- Thuốc bọc niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Bismuth subcitrat, Misoprostol, cytotec,…
- Thuốc trung hòa axit dạ dày: Rolaids, Tums, Mylanta, Maalox,…
- Thuốc chống H2: Cimetidin, Famotidine, Ranitidine, Nizatidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Rabeprazole (AcipHex), Esomeprazole (Nexium), Omeprazole (Prilosec, Zegerid), Dexlansoprazole (Dexilant), Lansoprazole (Prevacid), Pantoprazole (Protonix),…
- Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP: Tindamax, Flagyl, Tetracycline HCL, Levaquin…
Đau dạ dày càng được nhận biết sớm, chẩn đoán sớm sẽ có lợi với việc điều trị. Cụ thể, với bệnh viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính nếu được xử lý tốt các vết viêm loét có thể tự làm lành nhanh chóng. Còn khi viêm loét đã ở giai đoạn mạn tính, các tổn thương cần nhiều thời gian hơn để phục hồi, thậm chí các trường hợp có biến chứng nặng còn có thể phải can thiệp phẫu thuật ngoại khoa.
Điều trị viêm dạ dày giai đoạn sớm, bác sĩ thường ra chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Mỗi một trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ chuyên biệt và đơn kê thuốc chi tiết. Người bệnh lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay sử dụng lại đơn kê từ người khác vì bệnh viêm loét dạ dày có thể đến từ nhiều nguyên nhân và tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau. Thực hiện thăm khám và tuân thủ đúng phác đồ điều trị là cách tốt nhất giúp bạn dứt điểm bệnh nhanh chóng.
3.1.2. Thuôc đông y
Phương pháp điều trị dạ dày bằng đông y: ôn trung kiện tỳ. Các bài thuốc như sau:
Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
Bài thuốc này gồm:
- Hoàng kỳ: 16g
- Nhục quế: 8g
- Sinh khương: 6g
- Bạch thược: 8g
- Cao lương khương: 6g
- Hương phụ: 8g
- Cam thảo: 6g
- Đại táo: 12g
Đem tất cả các nguyên liệu trên bỏ vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước uống hằng ngày.
Nếu người bệnh có triệu chứng đầy bụng, ợ hơi thì thêm chỉ xác, mộc hương mỗi loại 6g rồi sắc lên và uống.
Nếu bụng nhiều nước, nôn ra nước trong thì thêm quế chi, bán hạ chế 8g, phục linh 8g vào và sắc lên lấy nước uống.
Xem thêm >>> Tại sao bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng ? Cách trị hiệu quả
Hương sa lục quân tử thang
- Đảm sâm: 9g
- Bạch truật: 9g
- Phục linh: 12g
- Cam thảo: 6g
- Trần bì: 6g
- Bán hạ: 9g
- Mộc hương: 6g
- Sa nhân: 6g
Nếu người bệnh có khí hư nhiều thì thêm hoàng kỳ 12g vào và sắc chung, lấy nước uống.
Nhị trần thang gia giảm: bài thuốc này gồm:
- Trần bì: 8g
- Bán hạ: 8g
- Phục linh: 12g
- Cam thảo: 8g
- Hoàng liên: 8g
- Ngô thù du: 8g
Tiêu dao tán gia giảm
- Sài hồ: 12g
- Bạch thược: 12g
- Bạch linh: 12g
- Bạch truật: 12g
- Cam thảo: 8g
- Đương quy: 12g
- Sinh khương: 3g
Cho các nguyên liệu trên vào ấm, thêm nước và sắc. Lấy nước uống hằng ngày.
3.2. Điều chỉnh chế độ sống
Bạn nên kiêng đồ cay nóng vì điều này sẽ càng làm tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Tránh stress và suy nghĩ quá nhiều. Ngoài ra, tập thể dục và uống đủ nước cũng là cách điều chỉnh khoa học để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Trên đây là các nội dung của đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thể trang bị cho bản thân nhiều kiến thức về bệnh đau dạ dày và có các biện pháp cơ bản để tự chăm sóc bản thân cũng như gia đình khi mắc phải căn bệnh này.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Xem thêm video: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng