Đau đầu – triệu chứng ung thư vòm họng không nên chủ quan
Nội dung bài viết
Đau đầu là triệu chứng thứ phát thường gặp ở rất nhiều người, tuy nhiên nhiều người cho rằng không nguy hiểm vì có thể đó là những biểu hiện do thay đổi thời tiết, công việc thường xuyên căng thẳng, lo âu, rối loạn giờ giấc, uống quá nhiều cà phê, stress… nên đã tự mua thuốc về uống. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng ung thư vòm họng chớ nên chủ quan. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Ung thư vòm họng phát triển như thế nào qua các giai đoạn?
- Bị ung thư vòm họng phải kiêng gì để giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn?
1. Thường xuyên đau đầu là biểu hiện của những bệnh gì?
1.1. Một số bệnh mãn tính
Một số căn bệnh mãn tính như: đau cơ xơ hóa, lupus ban đỏ, tiểu đường… thường có thể gặp triệu chứng đau đầu, do đó việc đầu tiên bạn cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
1.2. Bệnh viêm xoang
Đau đầu, đau nửa đầu có thể là triệu chứng của bệnh viêm xoang, theo số liệu thống kê có khoảng xấp xỉ 90% những người mắc bệnh viêm xoang đều bị đau nửa đầu. Để điều trị triệu chứng đau đầu dai dẳng, bạn có thể sử dụng các thuốc kháng sinh đặc trị theo chỉ định của bác sĩ, khi bệnh viêm xoang được điều trị khỏi, các cơn đau đầu sẽ không còn.
1.3. Bệnh u não
Đau đầu triền miên không khỏi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của khối u trong não. Khi bạn thấy xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, cần đến các cơ sở y tế được các bác sĩ thăm khám, để phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp CT scan não, chụp cộng hưởng từ.
1.4. Thiếu máu nặng
Thiếu máu nghiêm trọng là nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đau đầu. Khi cơ thể bạn thấy các triệu chứng đau đầu kèm theo chóng mặt, mệt mỏi… bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, do đó cần uống bổ sung sắt cho cơ thể.
1.5. Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu migraine là chứng rối loạn thần kinh mạn tính, tỷ lệ nữ giới mắc cao hơn nam giới gấp 3 lần. Biểu hiện của bệnh là các cơn đau đầu từ mức độ nhẹ đến nặng. Khi các cơn đau xảy ra, người bệnh thường rất sợ ánh sáng, tiếng ồn có thể dẫn tới buồn nôn và ói mửa. Do đó, đối với rất nhiều người đau nửa đầu migraine cần điều trị giảm tình trạng stress, căng thẳng, hoặc điều trị cắt cơn đau bằng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua hay lạm dụng các loại thuốc trị nhức đầu khác.
2. Khi nào đau đầu là triệu chứng ung thư vòm họng?
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư khu vực vùng đầu và cổ thường gặp nhất. Thông thường đau đầu có thể triệu chứng ung thư vòm họng mà bạn không nên chủ quan. Ở giai đoạn đầu, các cơn đau đầu thường diễn ra âm ỉ, xuất hiện từng cơn. Ở giai đoạn cuối, khi khối u ngày càng phát triển đau đầu thường trở lên dữ dội, diễn ra thường xuyên hơn, người bệnh dùng thuốc giảm đau không khỏi. Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh ung thư vòm họng ngay.
3. Các triệu chứng ung thư vòm họng khác
Biểu hiện của căn bệnh này phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh. Trong giai đoạn đầu, người bệnh không có triệu chứng gì rõ ràng. Nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn sau các triệu chứng bệnh đã rõ ràng hơn. Một số triệu chứng ung thư vòm họng có thể kể đến như:
– Nghẹt một bên mũi hoặc cả hai bên mũi.
– Xì mũi ra máu, chảy máu cam.
– Ù tai, tai nghe kém, điếc tai.
– Nuốt nghẹn, lạc giọng.
– Ho nhiều, ho có đờm kèm máu.
– Khối u xuất hiện trong vòm họng.
– Xuất hiện hạch bạch huyết dưới hàm.
– Cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, da xanh xao, sụt cân nhanh, sốt do bội nhiễm.
– Tê bì mặt, sệ mí mắt.
4. Vì sao ung thư vòm họng dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường?
Người bệnh thường nhầm lẫn và chủ quan vì ung thư vòm họng giai đoạn đầu rất dễ nhầm với những bệnh về đường hô hấp, xoang… với những biểu hiện như ngứa rát cổ họng, nghẹt mũi, chảy máu cam, ù tai và có thể nổi hạch cổ. Những triệu chứng này, nhiều người sẽ tưởng rằng đây chỉ là bệnh viêm họng thông thường, viêm họng hạt… và tự đi mua thuốc uống.
Các bác sĩ cho biết, tuy rằng có những triệu chứng gần giống với bệnh thường gặp nhưng có một điểm khác biệt là ung thư vòm họng sẽ xuất hiện những triệu chứng cùng một lúc và cấp độ nghiêm trọng sẽ tăng dần. Khi người bệnh tự ý mua thuốc, uống một thời gian không thấy đỡ, triệu chứng này sẽ tiếp tục tái phát.
Đến giai đoạn cuối, những triệu chứng ung thư vòm họng sẽ rõ ràng nhất: hạch bắt đầu sưng to và cảm giác đau đầu dữ dội, thính giác bị rối loạn… Nếu phát hiện sớm, kết hợp với quá trình điều trị cơ hội sống sẽ cao hơn rất nhiều. Vì thế, chuyên gia khuyên bạn không nên chủ quan với bất cứ biểu hiện nào trên cơ thể.
5. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng thường bao gồm: xạ trị, phẫu thuật, hóa trị. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
5.1. Ở giai đoạn 0 và I
Phương pháp chữa trị chính cho ung thư vòm họng giai đoạn đầu là xạ trị nhắm vào các khối u vòm họng và xạ trị dự phòng ở cổ. Xạ trị dự phòng nhằm mục đích tiêu diệt những tế bào ung thư có thể đã lan tới hạch bạch huyết lân cận và có khả năng tiếp tục phát triển lây lan sang các khu vực khác.
5.2. Giai đoạn II, III, IVA VÀ IVB
Trường hợp ung thư đã lan ra ngoài của mũi hầu, có thể đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hoặc trên xương đòn, phương pháp điều trị ung thư vòm họng cho những giai đoạn giữa là hóa xạ đồng thời (chemoradiation). Phương pháp này giúp bệnh nhân sống lâu hơn so với chỉ hóa trị hoặc xạ trị đơn thuần. Tuy nhiên, với cách kết hợp này, người bệnh sẽ gặp nhiều tác dụng phụ hơn.
Sau khi điều trị với hóa xạ trị, các bác sĩ sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết, nếu phát hiện vẫn còn ung thư, người bệnh sẽ cần được phẫu thuật bóc tách các hạch bạch huyết ở cổ.
5.3. Giai đoạn IVC
Ở giai đoạn cuối, ung thư đã lan đến các phần xa của cơ thể và việc điều trị ung thư vòm họng giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Phương pháp điều trị thường xuyên nhất cho giai đoạn IVC là hóa trị.
5.4. Điều trị tái phát
Ung thư vòm họng có thể quay trở lại sau điều trị, gọi là tái phát. Tái phát có thể là tại chỗ (trong hoặc gần nơi nó bắt đầu) hoặc tái phát xa (lây lan đến các cơ quan khác như phổi hoặc xương). Phương pháp điều trị cho giai đoạn này sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ của bệnh ung thư.
Một số khối u tái phát ở vòm họng có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi đáy sọ. Ung thư vòm họng tái phát trong khu vực (khu vực cổ) đôi khi có thể được điều trị bằng xạ trị. Tuy nhiên, nếu xạ trị gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, hoặc phản ứng với xạ trị không tốt, phẫu thuật có thể là biện pháp thay thế. Ung thư tái phát xa thường được điều trị bằng hóa trị liệu.
6. 5 cách giúp phòng ngừa mắc ung thư vòm họng
6.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính nguy hiểm, bệnh càng phát triển, khối u càng to, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống. Ban đầu người bệnh có thể chỉ cảm thấy nuốt khó, nuốt nghẹn, dần dần có thể đau đớn khi nuốt và không thể ăn uống được gì. Hậu quả là người bệnh bị sụt cân nhanh chóng, da xanh xao vì thiếu chất, thiếu máu, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Vì vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bệnh nhân mắc ung thư vòm họng tiêu hóa tốt, khỏe mạnh hơn và hạn chế được các triệu chứng nguy hiểm. Những thực phẩm người bệnh nên dùng như: rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, trái cây, uống nhiều nước, đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào, nướng… bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới vòm họng.
6.2. Nhai kỹ thức ăn
Việc nhai kỹ thức ăn có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng và các bệnh về đường tiêu hóa. Theo một thực nghiệm của các nhà khoa học Đại Học Georgia, Hoa Kỳ cho thấy rằng: nước bọt có tác dụng rất lớn trong việc tiêu diệt độc tố, nó có thể khử nhiều loại độc tố gây nên bệnh ung thư như: ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư dạ dày, ung thư gan… Chính vì vậy mà chúng ta nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm nhẹ sự quá tải của hệ tiêu hóa, phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.
6.3. Giảm ăn đường
Đường là món ăn khoái khẩu của tế bào ung thư, đây chính là loại thức ăn nuôi dưỡng cho tế bào ác tính. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: chúng ta tốt nhất nên hạn chế lượng đường dung nạp vào cơ thể, không nên ăn quá 50g đường tinh trong một ngày, nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn nước uống có hàm lượng đường cao như đồ ăn vặt, kẹo, nước ngọt (có ga hoặc không có ga), sữa có đường để phòng ngừa ung thư vòm họng một cách hiệu quả.
6.4. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia
Nếu bạn là người có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia thì nên từ bỏ trước khi quá muộn. Việc không hút thuốc lá và không sử dụng rượu bia có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc ung thư vòm họng cũng như nhiều bệnh ung thư khác liên quan tới đường hô hấp.
6.5. Hoạt động thể chất thường xuyên, kiểm tra sức khỏe định kỳ
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tăng cường sức khỏe, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch mà giúp cơ thể phòng chống tốt hơn những tác nhân gây bệnh ung thư vòm họng. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe của răng miệng và họng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng mắc ung thư vòm họng và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư có nguy cơ gây tử vong hàng đầu tại các nước đang phát triển. Nhưng làm sao để phát hiện sớm ung thư vòm họng lại luôn là điều thách thức đối với người bệnh và ngay cả các bác sĩ. Bởi ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường có rất ít biểu hiện, hoặc nếu có thì các dấu hiệu này lại rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các bệnh lý khác khiến người bệnh chủ quan hoặc có hướng điều trị sai. Theo các chuyên gia, để phát hiện ung thư vòm họng bạn nên nắm bắt được các triệu chứng ung thư vòm họng sớm và có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nếu không may mắc ung thư vòm họng.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư – Trần Văn Tiến (Lý Nhân, Hà Nam). ĐT: 0987.760.309
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng