Đau hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà
Nội dung bài viết
Đau hậu môn là tình trạng nhiều người gặp phải, tuy nhiên đau hậu môn do nguyên nhân nào gây ra thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị đau hậu môn tại nhà hiệu quả.
Xem thêm:
- Lời tâm sự đầu xuân 2019 của bệnh nhân vượt qua ung thư phổi tại Vĩnh Phúc
- Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Đau hậu môn khi đến tháng là bệnh gì? Cách nào để hạn chế cơn đau?
1. Đau hậu môn là bệnh gì?
Đau hậu môn là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý của vùng hậu môn, tình trạng này xảy ra khi bạn bị đau ở trong hoặc quanh hậu môn, trực tràng. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây ra đau hậu môn là lành tính, tuy nhiên các cơn đau có thể nghiêm trọng hơn do có nhiều dây thần kinh quanh hậu môn.
Ở mỗi bệnh lý gây ra đau hậu môn, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đau khác nhau, có trường hợp đau âm ỉ liên tục, đau quặn từng cơn, có thể có hoặc không có những dấu hiệu đi kèm khác như chảy máu, sưng nề, nứt kẽ, vết loét, khối u bất thường… Hậu môn bị đau có thể gây ảnh hưởng, khó chịu cho người bệnh, nhất là mỗi khi đi đại tiện hoặc ngồi xuống.
2. Nguyên nhân gây đau hậu môn
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ở hậu môn, nên khó có thể xác định được chính xác tình trạng hậu môn đau rát là do nguyên nhân nào. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng cũng đã đưa ra một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau hậu môn dưới đây:
Rò hậu môn
Nguyên nhân chính gây rò hậu môn là do tình trạng nhiễm trùng ở tuyến hậu môn gây nên. Người bệnh sẽ gặp triệu chứng hậu môn bị đau rát kèm với một số biến chứng khác như chảy máu, chảy mủ… Nếu tình trạng rò hậu môn bị ở mức độ nặng, người bệnh thường phải tiến hành phẫu thuật để hút mủ.
Bệnh trĩ
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau và ngứa hậu môn. Trĩ xuất hiện thường do các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng hoặc giãn quá mức. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do táo bón, tiêu chảy, đau hậu môn sau sinh và khi mang thai… gây áp lực lên vùng hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn là do táo bón, tình trạng này do hậu môn bị căng quá mức mỗi khi đào thải phân ra ngoài. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: hậu môn bị đau, ngứa ngáy, chảy máu hậu môn mỗi lần đi tiêu. Nếu tình trạng diễn ra kéo dài bạn nên lưu ý đi thăm khám ngay.
Viêm hậu môn
Đây là tình trạng viêm niêm mạc ở vị trí hậu môn phổ biến và thường bị nhầm thành bệnh trĩ. Viêm hậu môn do nhiều nguyên nhân dẫn đến như tiêu chảy mãn, ăn nhiều đồ ăn chứa axit, táo bón… Và gây ra các triệu chứng như hậu môn bị đau, chảy máu, phân dính máu…
Lậu
Hậu môn bị đau rát do bệnh lậu thường xuất hiện ở những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phần lớn những người khi mắc bệnh lậu không có triệu chứng, chỉ số ít trường hợp gây nhiễm trùng hậu môn. Bệnh xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới cùng các triệu chứng: đau hậu môn, chảy máu đi đại tiện, tiết dịch, ngứa ngáy hậu môn.
Ung thư hậu môn
Bệnh ung thư hậu môn thường gặp ở nam giới có độ tuổi trên 60 do quan hệ tình dục không an toàn nên lây nhiễm virus HPV. Khi mắc ung thư hậu môn sẽ có các triệu chứng như: hậu môn bị đau, hậu môn bị sưng nề, tiết dịch nhiều ở hậu môn, thói quen đi đại tiện bị thay đổi.
2. Cách điều trị đau hậu môn hiệu quả
Đau hậu môn gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, làm sao để chữa đau hậu môn hiệu quả là điều mà rất nhiều người quan tâm. Dưới đây GHV KSol sẽ bật mí một số cách điều trị hậu môn an toàn và hiệu quả.
Dùng lá mồng tơi chữa đau hậu môn
Mồng tơi là một loại cây có thân leo và nhớt. Do đó, có thể dùng để chữa đau ở hậu môn hiệu quả. Người bệnh có thể dùng lá mồng tơi đem rửa sạch, để ráo nước rồi giã lấy nước. Sau đó, rửa sạch hậu môn và dùng khăn bông thấm nước vừa giã đắp lên vùng hậu môn bị đau. Áp dụng cách này trong khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại hậu môn với nước sạch.
Dầu oliu chữa đau ở hậu môn
Dầu oliu được biết đến là một loại hạt chứa nhiều chất béo. Chất béo có trong oliu giúp làm trơn hệ thống ruột, tiêu hoá dễ dàng. Chính vì vậy, nhiều người thường dùng để phòng tránh táo bón. Người bệnh có thể pha dầu oliu, mật ong và sáp ong theo tỷ lệ 1:1:1, sau đó trộn đều lên rồi đun sôi. Để nguội và lấy hỗn hợp đó bôi lên vùng hậu môn bị đau.
Dầu dừa để chữa hậu môn bị đau rát
Dầu dừa là nguyên liệu rất dễ kiếm và mang lại hiệu quả cao khi chữa đau hậu môn. Người bệnh có thể lấy lượng dầu dừa vừa đủ bôi lên khu vực hậu môn bị đau, mỗi ngày bôi khoảng 2 – 3 lần. Các hoạt chất trong dầu dừa sẽ giúp làm dịu da, giảm đau và hỗ trợ điều trị.
Dùng nha đam để giảm đau hậu môn
Nha đam giúp người bệnh giảm đau hậu môn, chống viêm và kháng khuẩn. Bạn đem rửa sạch lá nha đam, sau đó lột lấy phần gel bên trong, sau đó bôi lên vị trí hậu môn ngày 2 – 3 lần.
Điều trị nội khoa
Nếu dùng các cách trên mà tình trạng đau không thuyên giảm, vẫn kéo dài thì bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Sử dụng thuốc là cách điều trị các cơn đau hậu môn phổ biến, giúp làm giảm cơn đau và nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần đi khám để bác sĩ tư vấn các loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh và cơ thể.
Điều trị ngoại khoa
Áp dụng phương pháp điều trị nội khoa đối với những trường hợp bị bệnh trĩ nặng, rò hậu môn, ung thư hậu môn… Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng để chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật xâm lấn tối thiểu hiệu quả, ít đau đớn, nhanh chóng hồi phục và hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về nguyên nhân gây ra đau hậu môn, cũng như chia sẻ những cách điều trị hiệu quả. Bên cạnh những cách điều trị trên, người bệnh hãy xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học để giảm thiểu tối đa những cơn đau hậu môn gây ra.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
Xem Video: “VTV2 – HTCB SỐ 6: LỜI NHẮN NHỦ CỦA BÁC SỸ TRONG GIA ĐÌNH CÓ CẢ HAI BỐ MẸ UNG THƯ“
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng