Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 3
Nội dung bài viết
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là các tế bào ung thư đã ăn lan ra tới vùng xương chậu và 1/3 dưới âm đạo. Trong giai đoạn này, tiên lượng sống của người bệnh chỉ còn khoảng 32-35%. Vậy dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng GHV KSOL.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều cần lưu ý
- Tại sao nên tiến hành xét nghiệm ung thư cổ tử cung?
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa có tỷ lệ tử vong cao thứ 2, chỉ sau ung thư vú ở nữ giới. Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp mắc mới và khoảng 250.000 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Ước tính, trên thế giới, cứ 2 phút lại có 1 người tử vong vì căn bệnh quái ác này.
Ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm:
– Giai đoạn nhiễm virus HPV.
– Giai đoạn tiền ung thư.
– Giai đoạn ung thư cổ tử cung chưa/không di căn.
– Giai đoạn ung thư cổ tử cung di căn.
Trong giai đoạn ung thư cổ tử cung chưa/không di căn (hay còn gọi là ung thư cổ tử cung giai đoạn 3) thì các tế bào ung thư đã ăn lan tới vách chậu và 1/3 dưới âm đạo. Vậy bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có khả năng chữa khỏi không? Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có khó khăn không?
2. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 3?
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là giai đoạn tế bào ung thư đã phát triển lan ra khỏi cổ tử cung, ăn lan đến chu cung (vách chậu), và 1/3 dưới âm đạo. Tuỳ thuộc vào sự phát triển của tế bào ung thư, ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 được tách nhỏ thành ung thư cổ tử cung giai đoạn 3-a, và ung thư cổ tử cung giai đoạn 3-b:
– Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3-a: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư có thể lan xuống phần dưới âm đạo, vùng xương chậu. Tế bào ung thư lúc này có thể vẫn chưa lan tới các hạch bạch huyết, chưa di căn xa.
– Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3-b: Khi ung thư cổ tử cung phát triển tới giai đoạn này nghĩa là tế bào ung thư đã xâm lấn sang vùng xương chậu, chặn 2 đường niệu quản, có thể đã di căn hạch nhưng vẫn chưa di căn tới các bộ phận ở xa như phổi, gan,…
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có những dấu hiệu như:
– Đau vùng bụng dưới: Những cơn đau bất thường ở vùng bụng dưới có thể là biểu hiện của bệnh lý phụ khoa, báo hiệu các cơ quan như vòi trứng, vùng chậu,… bị tổn thương; hoặc bị mang thai ngoài tử cung. Những cơn đau vùng dưới bụng cũng còn là dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 3.
– Đau khi quan hệ tình dục: Nếu gặp những cơn đau kéo dài liên tục khi quan hệ tình dục, và không thuyên giảm dù đã điều trị thì rất có thể đó là dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 khi các tế bào lan sang khu vực âm đạo.
– Bị chảy máu khi quan hệ tình dục: Đây là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 phổ biến với hơn 70% bệnh nhân xuất hiện hiện tượng này.
Bên cạnh những triệu chứng phổ biến kể trên, ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 còn có những dấu hiệu như mệt mỏi, sút cân nhanh chóng, đau lưng, đau chân,….
3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung do thói quen sinh hoạt và ăn uống:
3.1. Stress và làm việc quá sức
Việc làm việc liên tục mà không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm từ đó tạo điều kiện cho những tế bào bất thường trong cơ thể có cơ hội phát triển và trở thành tế bào ác tính gây ra các bệnh ung thư trong đó có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Bạn nên biết cách cân bằng giữa học tập, công việc và nghỉ ngơi để bảo vệ sức khoẻ của mình.
3.2. Thức khuya thường xuyên
Gần như tương tự với làm việc quá sức gây stress thì thức khuya cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung do sự thay đổi rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Bên đó những bạn vừa có thói quen thức khuya thường xuyên lại kèm theo ăn khuya thì nguy cơ còn tăng hơn nữa.
Các vấn đề sức khỏe đi kèm có thể là béo phì, là viêm loét dạ dày hay suy giảm sức đề kháng,… chúng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới ví dụ như bệnh liên quan đến ngực, u xơ cổ tử cung,…
3.3. Ăn uống không đủ chất
Cơ thể của chúng ta luôn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất và nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Nếu như bạn ăn uống không đủ chất sẽ khiến các cơ quan không hoạt động hiệu quả khiến cơ thể lão hoá sớm và tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó có nguy cơ ung thư cổ tử cung.
3.4. Hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá cùng với cơ thể nhiễm virus HPV có thể làm tăng gấp nhiều lần nguy cơ ung thư cổ tử cung. Ngoài ung thư cổ tử cung thì người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc rất nhiều các bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vòm họng,…
3.5. Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ làm “cô bé” dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm và là nguy cơ ung thư cổ tử cung.
3.6. Lười đi khám phụ khoa định kỳ
Không phải bất kỳ phụ nữ nào khi thấy dấu hiệu lạ ở vùng kín cũng đi khám và cũng không phải phụ nữ nào cũng đi khám phụ khoa định kỳ. Chính thói quen này vô hình chung đã khiến “cô bé” rơi vào tình trạng nguy hiểm do dễ tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh mà khó nhận biết.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý vùng kín khác. Vì vậy khám phụ khoa định kỳ nên được phụ nữ đưa vào danh sách các thói quen phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe bản thân.
3.7. Quan hệ tình dục không an toàn
Các trường hợp quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình hay quan hệ với người mắc bệnh tình dục sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm virus HPV cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung.
3.8. Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài
Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) ở Lyon, Pháp và tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh đã thông qua một nghiên cứu với những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai lâu dài có khả năng mắc ung thư cổ tử cung cao hơn rất nhiều lần những phụ nữ khác.
Cụ thể những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai kéo dài trong khoảng 9 năm có nguy cơ ung thư cổ tử cung lên đến 60%, tỷ lệ này sẽ tăng lên gấp đôi nếu sử dụng thuốc tránh thai quá 10 năm.
Trong khi đó những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai ít hơn 5 năm sẽ chỉ có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10%.
4. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có khó khăn?
So với ung thư cổ tử cung giai đoạn tiền ung thư, điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 gặp nhiều khó khăn hơn và tiên lượng sống của bệnh nhân lúc này thấp hơn rất nhiều.
Với ung thư cổ tử cung giai đoạn 3-a, tiên lượng sống sau 5 năm còn khoảng 35%, và ung thư cổ tử cung giai đoạn 3-b là khoảng 32%. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 cũng không cần quá lo lắng bởi ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 vẫn có thể điều trị bằng phương pháp hoá trị và xạ trị.
4.1. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 bằng phương pháp xạ trị
Để điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 theo phương pháp xạ trị, các bác sĩ sẽ sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư cổ tử cung. Tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà liều lượng và thời gian xạ trị sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Tuy nhiên, khi điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 bằng xạ trị, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, khu vực da chiếu tia xạ bị đỏ, khô và ngứa,….
Với các bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 điều trị theo phương pháp xạ trị, các bác sĩ khuyên rằng không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược để cải thiện sức khoẻ, và có một chế độ ăn khoa học điều độ và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
4.2. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 bằng phương pháp hoá trị
Phương pháp hoá trị sử dụng các hoá chất có tác dụng tấn công các tế bào có tốc độ phân chia nhanh trên toàn cơ thể.
Cũng tương tự xạ trị, khi điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 bằng hoá trị, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với các biến chứng gồm: cơ thể bị mệt mỏi, bầm tím, rụng tóc, buồn nôn hoặc nôn,…
Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn nắm nắm được các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi ở giai đoạn 3.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư – Nguyễn Thị Duệ (ĐT: 0966250466)
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng