Dấu hiệu ung thư da không thể bỏ qua
Nội dung bài viết
Ung thư da là sự gia tăng đột biến của các tế bào da một cách không kiểm soát, được gây ra các tổn thương da (hay còn gọi là khối u). Cùng tìm hiểu những dấu hiệu ung thư da qua bài viết dưới đây của GHV KSOL.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Bảo vệ da đúng cách để phòng ngừa ung thư hắc tố
- Ung thư biểu mô tế bào đáy – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Khái niệm ung thư da

Các tế bào ung thư ác tính tập hợp thành khối u ác tính, chúng sinh sôi rất nhanh và di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Các tế bào ung thư da thường xuất hiện ở những vùng da có tiếp xúc với ánh nắng. Có 2 loại ung thư da phổ biến tại Việt Nam là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai. Ngoài ra, ung thư da còn có loại ung thư tế bào hắc tố.
2. Nguyên nhân gây ung thư da
Hiện không có nguyên nhân chính xác gây ung thư da, tuy nhiên những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc ung thư da bao gồm:
- Tắm nắng quá nhiều: Tắm nắng đồng nghĩa với việc da của bạn sẽ tiếp xúc với tia cực tím (UV), đây là bức xạ từ mặt trời có vai trò quan trọng đến sự phát triển của ung thư da. Bức xạ tia tử ngoại (UV) từ mặt trời là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư da. Có hai loại bức xạ tử ngoại là UVA và UVB. Nguồn bức xạ tử ngoại nhân tạo, như đèn mặt trời và buồng tâm náng, cũng có thể gây ung thư da.
- Có làn da cực kì nhạy cảm
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư da
- Bị tàn nhan
- Tiếp xúc với tia xạ: Những bệnh nhân phải điều trị với tia xạ như bị chàm và mụn sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư da, đặc biệt là ung thư da tế bào đáy;
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: như Arsenic, Aflatoxine,… có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Những người bị suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
3. Dấu hiệu ung thư da không thể bỏ qua
Những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị ung thư da bao gồm:
Nốt ruồi có biểu hiện đau, chảy máu
Đây là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư da dễ nhận biết nhất. Các nốt ruồi sẽ xuất hiện từ khi bạn còn rất nhỏ, đó là do các tế bào sắc tố da sẫm màu phát triển thành nhóm. Đây là một yếu tố mang tính di truyền.
Tuy nhiên, việc thường xuyên để da tiếp xúc với ánh nắng cũng là nguyên nhân hình thành các nốt ruồi. Khi bạn đột nhiên phát hiện nhiều nốt ruồi lạ vừa mới xuất hiện, hay khi các nốt ruồi bẩm sinh bỗng dưng đau hay chảy máu thì bạn chớ nên coi thường vì đó rất có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Vết bớt trên da bỗng dưng đổi màu kèm theo ngứa, rát
Những vết bớt khi sinh ra đã có thường có màu hồng, hoặc màu da sẫm. Nhìn chung, các vết bớt này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng ta.
Nhưng nếu sau một thời gian thường tiếp xúc với ánh nắng hoặc các loại hóa chất độc hại, bạn nhận thấy các vết bớt có dấu hiệu đổi màu kèm ngứa, rát ở vị trí vết bớt… thì rất có thể đó là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư da. Lúc này bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn. Nếu đúng là dấu hiệu của ung thư da thì bạn cần điều trị kịp thời.
Xuất hiện mảng da ửng đỏ và rát
Loại trừ trường hợp bạn vừa đi nghỉ ở biển về, nếu da đột nhiên xuất hiện các mảng đỏ ửng, có cảm giác rát thậm chí bong da thì bạn cần hết sức thận trọng.
Theo các chuyên gia da liễu, vết đỏ ửng bất thường trên da kèm theo cảm giác đau hoặc rát là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư da. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn rằng, nếu thấy dấu hiệu này xuất hiện liên tục thì nên đi khám ngay, nhất là trong trường vùng da ửng đỏ không trở lại trạng thái bình thường sau 4 tuần.
Da bị phát ban, kích ứng mạnh
Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì việc chạy đua theo mốt tắm trắng da nhưng không an toàn cũng là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư da.
Các hóa chất mang tính lột tẩy mạnh khiến da yếu đi và làm cho da bị kích ứng mạnh, dẫn tới tình trạng phát ban, nổi mụn nước nhỏ li ti. Khi tình trạng này kéo dài hơn 12 tiếng, bạn cần đi khám da liễu ngay bởi nếu để lâu có thể dẫn đến bệnh ung thư da .
Xuất hiện các vết chàm do vùng da sần lên
Khi quan sát các vùng da tại đầu gối, khuỷu tay, mu bàn tay… nếu bạn phát hiện thấy da sần lên bất thường thì cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Thông thường, các vết chàm này là những vết chàm bội nhiễm trên da và cũng là dấu hiệu của ung thư da giai đoạn đầu.
Da có các đốm sậm màu trong thời gian dài
Nếu da bạn đột nhiên xuất hiện các đốm sậm màu, và sau hơn 4 tuần, các vết đốm này không mờ dần đi thì rất có thể bạn không chỉ bị bỏng nắng hay nám da mà nguyên nhân sau xa nằm ở bệnh ung thư da. Lúc này, các sắc tố da bị hủy hoại nên dẫn tới thay đổi màu sáng trên da, chứng tỏ da không còn khỏe mạnh. Việc khám da liễu càng sớm càng tốt là hết sức quan trọng trong trường hợp này.
4. Chẩn đoán ung thư da
Sau khi hỏi bệnh bác sỹ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định cho bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng nhằm giúp các bác sỹ tránh được sự nhầm lẫn ung thư da với các tổn thương loét, nhiễm trùng nấm, giang mai, viêm lao,…
Chụp X-Quang
Chụp X-Quang được sử dụng nhằm phát hiện và đánh giá mức độ phát triển của bệnh. Dựa vào kết quả chụp X-Quang, bác sỹ sẽ biết được tế bào ung thư đã xâm lấn sang các bộ phận khác chưa, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Sinh thiết
Nếu vùng da tổn thương nhỏ khoảng 2 cm và nằm ở một số vị trí có thể sinh thiết được. Bác sỹ sẽ tiến hành sinh thiết vùng da đang nghi ngờ để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị ung thư da hay không.
5. Các phương pháp điều trị ung thư da
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cũng như các thông số thu được sau khi chẩn đoán như đặc điểm mô học của ung thư da, vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của tế bào ung thư mà bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị ung thư phù hợp. Các phương pháp chính điều trị ung thư da hiện nay bao gồm:
Dao lạnh
Dao lạnh là phương pháp dùng nhiệt siêu lạnh giúp phá hủy tế bào ung thư ở giai đoạn sớm bằng cách sử dụng khí Argon để đông lạnh các tế bào ung thư da. Khi đó, các tế bào ung thư sẽ bị thiếu dưỡng khí, thiếu máu cục bộ và sẽ dần hoại tử, tróc ra sau khi được giải đông bằng khí Helium.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp thường được sử dụng cho tất cả các loại ung thư da. Các vùng da bị ung thư sẽ được cắt bỏ và được thay thế bởi lớp da bình thường được cấy ghép. Với ung thư tế bào hắc tố, các tế bào ung thư ăn sâu thì thường phải cắt và khoét rộng hơn.
Xạ trị
Ung thư da biểu mô tế bào đáy là loại ung thư có sự nhảy cảm cao với tia xạ trị. Do đó, với loại ung thư này, việc xạ trị áp sát có thể mang hiệu quả cao tương đương với phương pháp phẫu thuật. Trường hợp ung thư da biểu mô gai, việc áp dụng xạ trị chỉ mang hiệu quả tạm thời bởi loại ung thư này thường kháng tia xạ trị mạnh.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc, hóa chất giúp tiêu diệt tế bào ung thư da. Các thuốc hóa trị có thể sử dụng bằng đường uống, dùng tại chỗ, hoặc truyền tĩnh mạch.
Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư da
Liệu pháp miễn dịch
Là phương pháp điều trị sử dụng hệ miễn dịch để chống lại các tế bào ung thư. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách kích thích, hỗ trợ hệ miễn dịch của chính cơ thể người bị bệnh bằng một số yếu tố bổ sung hoặc đưa từ bên ngoài vào; thường được các bác sĩ sử dụng kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác.
6. Tiên lượng ung thư da
Tiên lượng ung thư tế bào vảy
Giai đoạn | Tỷ lệ sống 5 năm đối với nam giới | Tỷ lệ sống 5 năm đối với phụ nữ |
Giai đoạn I | 95% | 98% |
Giai đoạn II | 76% | 76% |
Giai đoạn III / IV | 62% | 46% |
Tiên lượng ung thư tế bào hắc tố
Giai đoạn | Tỷ lệ sống sót 5 năm | Tỷ lệ sống sót 10 năm |
IA | 97% | 95% |
IB | 92% | 86% |
IIA | 81% | 67% |
IIB | 70% | 57% |
IIC | 53% | 40% |
IIIA | 78% | 68% |
IIIB | 59% | 43% |
IIIC | 40% | 24% |
IV | 15-20% | 10-15% |
Tiên lượng ung thư tế bào đáy của da
Đa số ung thư tế bào đáy của da đều được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh thường tiến triển chậm và không xâm lấn sâu. Tiên lượng ung thư tế bào đáy của da thường rất cao lên đến 99%.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về ung thư da cũng như các phương pháp thiết yếu để điều trị căn bệnh này. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn giải tỏa thắc mắc về căn bệnh ung thư da.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng