Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt bạn không nên chủ quan
Nội dung bài viết
Không phải là bệnh ung thư phổ biến nhưng ung thư tuyến nước bọt cũng cực kì nguy hiểm và có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh, dưới đây là một trong những dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt mà các bạn đọc của GHV KSOL cần chú ý.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Viêm tuyến nước bọt nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- Ung thư nướu răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
1. Bệnh ung thư tuyến nước bọt là gì
Tuyến nước bọt là bộ phận có chức năng tạo ra nước bọt, tiết nước bọt vào miệng qua ống dẫn. Theo đó, nước bọt sẽ làm cho thức ăn ẩm, giúp bạn dễ nhai và nuốt, dễ tiêu hóa thức ăn và làm sạch miệng và có khả năng kháng thể tiêu diệt vi trùng.
Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ung thư khu vực cổ con người. Theo đó, bệnh có thể phát sinh ở các vị trí mang tai, dưới hàm, lưỡi, niêm mạc đường hô hấp… đây cũng là các vị trí phân bổ rất nhiều tuyến nước bọt nhất.
2. Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt bạn đừng nên chủ quan
Tùy theo vị trí của ung thư tuyến nước bọt mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, dưới đây là một số dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt mà bạn cần lưu ý:
2.1. Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt nhỏ
Tuyến nước bọt nhỏ là những tuyến được phân bố chủ yếu bên trong má, mũi, xoang, thanh quản. Một số dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt nhỏ mà bạn không nên bỏ qua như sau:
- Bị tắc mũi, ngạt mũi, khó thở do khối u chèn ép lên xoang mũi.
- Cảm thấy đau đớn ở vùng miệng, xuất hiện các nốt loét nhỏ như nốt nhiệt.
- Người bệnh bị ung thư tuyến nước bọt nhỏ cũng có thể gặp phải vấn đề rối loạn thị giác
2.2. Khối u ở khu vực dưới hàm
Ung thư tuyến nước bọt dưới hàm là bệnh lý chỉ chiếm khoảng 8 – 15% trong tổng số ca ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên bệnh này ít triệu chứng và rất khó nhận biết. Khi bệnh phát triển nặng, người bệnh sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng, tiêu biểu nhất của triệu chứng u tuyến nước bọt dưới hàm như:
- Đau khi nhai, nuốt thức ăn
- Miệng bị đau
- Hàm và cổ bị sưng tấy
- Lưỡi hoặc mặt có thể bị tê liệt
2.3. Khối u ở khu vực mang tai
Theo thống kê, có khoảng 70 – 85% ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở vị trí mang tai. Thông thường ở giai đoạn sớm bệnh ít biểu hiện, ở giai đoạn tiến triển người bệnh sẽ có triệu chứng tê liệt dây thần kinh còn được gọi là hội chứng Heerfordt. Lúc này người bệnh sẽ bị tê liệt một bên mặt phía có khối u vì các dây thần kinh ở đây đã bị tê liệt.
Nếu bệnh vẫn không được chữa trị, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm hạch to cứng ở vùng đầu, cổ do khối u di căn từ vị trí mang tai sang các khu vực khác. Đồng thời, lúc này da đầu, mí mắt, mũi, hầu họng của người bệnh cũng có thể có những triệu chứng nhiễm khuẩn gây đau đớn, khó chịu.
3. Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt
Hiện tại các chuyên gia chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt là gì. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt:
- Tuổi tác: Bệnh ung thư tuyến nước bọt thường được phát hiện ở người lớn tuổi;
- Những người có tiếp xúc với phóng xạ: Phóng xạ dùng để điều trị ung thư đầu và cổ làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư tuyến nước bọt;
- Môi trường làm việc: Các nghề nghiệp liên quan đến bệnh ung thư tuyến nước bọt bao gồm công nghiệp cao su, khai khoáng amiăng hay hàn chì.
- Virus: Các loại virus liên quan đến bệnh ung thư tuyến nước bọt bao gồm HIV và virus Epstein-Barr.
4. Ung thư tuyến nước bọt có dễ lây không?
Tuyến nước bọt tiết nước bọt vào miệng qua ống dẫn, nước bọt làm cho thức ăn ẩm, giúp bạn nhai, nuốt và tiêu hóa thức ăn, làm sạch miệng… Ung thư tuyến nước bọt là bệnh ung thư thuộc khu vực đầu cổ, xuất phát từ sự phát triển bất thường của bất kì tế bào nào tại các vị trí như tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt dưới hàm.
Bệnh ung thư tuyến nước bọt có lây không? Cơ chế phát sinh ung thư tuyến nước bọt là do sự rối loạn của các tế bào trong quá trình tổng hợp ADN. Ung thư tuyến nước bọt không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Theo đó, các hành vi như ôm, hôn, ăn uống chung, bắt tay, nói chuyện… với bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt sẽ không làm bạn mắc bệnh. Chính vì vậy, tâm lý xa lánh, ngại tiếp xúc và kì thị bệnh nhân mắc ung thư là hoàn toàn không có căn cứ và cơ sở.
5. Phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt hiệu quả
Có 3 phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt phổ biến là:
5.1. Phẫu thuật
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Phẫu thuật tuyến nước bọt thường khó vì nhiều dây thần kinh quan trọng nằm ở trong và xung quanh các tuyến. Do vậy đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cẩn thận bảo tồn các dây thần kinh này nếu có thể. Trong vài trường hợp, các dây thần kinh bị cắt này được tái tạo bằng các dây thần kinh từ nơi khác của cơ thể.
- Cắt bỏ phần tuyến nước bọt có khối u và một số lượng nhỏ các mô lành xung quanh.
- Cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt nếu khối u to. Các cấu trúc lân cận như: các dây thần kinh mặt, các ống tuyến kết nối với tuyến nước bọt, các xương mặt và da cũng có thể bị loại bỏ nếu đã bị ung thư xâm lấn.
- Nạo hạch cổ khi ung thư đã lan đến các hạch cổ
- Phẫu thuật tái tạo: nếu xương, da hoặc thần kinh bị cắt bỏ trong khi phẫu thuật, những cấu trúc này có thể cần phải được tái tạo.
5.2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao như X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Nếu không thể phẫu thuật được bởi vì khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí quá nhiều nguy cơ khi cắt thì xạ trị có thể dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt.
5.3. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân, sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt khi bệnh đã tiến triển đến mức di căn khắp nơi trong cơ thể. Hóa trị hiếm khi được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến nước bọt.
Bài viết trên đây phần nào giải thích được thắc mắc về dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt, nguyên nhân và các phương pháp điều trị. Để được tư vấn thêm thông tin bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 hoặc Hotline 0962686808.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV1 12h 16/05/2017: Chế tạo thành công phức hệ Nano Extra XFGC – phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng