Triệu chứng và giai đoạn bệnh ung thư hạch

Các triệu chứng của ung thư hạch thường bị xem nhẹ. Khi bạn nổi một khối u cứng trên cơ thể, mặc dù không đau không ngứa, nhưng cũng không được xem nhẹ triệu chứng này, bởi vì đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư hạch. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu chi tiết hơn về căn bênh ung thư hạch trong bài viết hôm nay nhé!

XEM THÊM:

1. Ung thư hạch là gì?

Ung thư hạch (hay u lympho) là một loại ung thư xuất phát từ tế bào bạch cầu lympho thuộc hệ miễn dịch. Những tế bào này có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh. Tế bào lympho tồn tại trong hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương, và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi các tế bào lympho tăng sinh một cách mất kiểm soát, chúng sẽ gây ra bệnh ung thư hạch.

Có hai loại u lympho chính:
  • U lympho không Hodgkin: Hầu hết các trường hợp ung thư hạch rơi vào nhóm này.
  • Y lympho Hodgkin

U lympho Hodgkin và u lympho Hodgkin liên quan đến các loại bạch cầu khác nhau, và tốc độ phát triển của hai loại ung thư này cũng không giống nhau. Ung thư hạch là bệnh có thể điều trị được, tiên lượng điều trị tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn bệnh.

Cần lưu ý rằng ung thư hạch khác với bệnh bạch cầu (1 dạng ung thư máu). Hai bệnh này xuất phát từ hai loại tế bào khác nhau.

  • Ung thư hạch xuất phát từ tế bào lympho chống tác nhân gây bệnh.
  • Tác nhân gây ra ung thư máu là sự tăng sinh bất thường của các tế bào máu non chưa trưởng thành trong tủy xương.

2. Các giai đoạn của bệnh ung thư hạch

  • Ở giai đoạn 1, tế bào ung thư chỉ giới hạn trong 1 hạch bạch huyết, hoặc 1 trong các bộ phận thuộc hệ bạch huyết như như amidan, tuyến ức, hay lá lách…
  • Ở giai đoạn 2 và 3, tế bào ung thư lan rộng ra các hạch bạch huyết nằm ở trên hoặc dưới cơ hoành.
  • Sang giai đoạn 4, tế bào ung thư xuất hiện tại một hoặc nhiều cơ quan không thuộc hệ bạch huyết.

3. Các triệu chứng thường gặp bệnh ung thư hạch

3.1. Sưng to hạch bạch huyết

Đây là triệu chứng điển hình nhất của ung thư hạch, khối u không có cảm giác đau, sưng dần lên, bề mặt nhẵn, khi sờ vào giống như quả bóng bàn hoặc giống như phần cứng ở chóp mũi.

Dấu hiệu ung thư hạch
Dấu hiệu ung thư hạch

Biểu hiện thường thấy nhất là hạch sưng to ở phần cổ và phần xương thượng đòn. Khi hạch bạch huyết sưng to, có thể tiến hành làm sinh thiết. Thường chọn các hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc phần nách.

3.2. Toàn thân

Ung thư hạch xuất hiện các triệu chứng như sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và sụt cân vào thời điểm trước khi hạch sưng to hoặc cùng lúc hạch sưng to. Nếu như không rõ nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên, có thể tiến hành xét nghiệm máu thông thường để kiểm tra ung thư hạch.

3.3. Biến đổi làn da

Những bệnh nhân ung thư hạch sẽ có một loạt các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ… Những bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối khả năng miễn dịch giảm, nên da bị nhiễm trùng thường lở loét, tiết dịch.

3.4. Các dấu hiệu khác

  • Vùng bụng đau, phình ra hoặc cảm giác đầy bụng.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Mất cảm giác ngon miệng

4. Nguyên nhân gây ung thư hạch

Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh u lympho không Hodgkin cao hơn
  • U lympho Hodgkin xuất hiện nhiều hơn ở nhóm tuối 15-40 và trên 55
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch cao hơn (tuy nhiên tỉ lệ nữ mắc bệnh có thể cao hơn ở một số loại u lympho nhất định)
  • Nhiễm HIV/AIDS, từng ghép tạng, hoặc có vấn đề bẩm sinh liên quan đến hệ miễn dịch
  • Mắc một số bệnh tự miễn như: viêm khớp dang thấp, hội chứng Sjögren’s, lupus ban đỏ, hoặc bệnh celiac
  • Bị nhiễm virus Epstein-Barr, virus viêm gan C, hoặc virus HTLV-1
  • Có người thân cùng huyết thống bị ung thư hạch
  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…
  • Từng mắc bệnh ung thư hạch trước đây
  • Từng xạ trị ung thư

5. Chẩn đoán ung thư hạch

  • Sinh thiết tủy xương: Bác sĩ sẽ dùng kim lấy một mẫu mô từ tủy xương của bệnh nhân để tìm tế bào lympho.
  • Các chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, PET, MRI
  • Xét nghiệm phân tử: Mục đích của xét nghiệm này là tìm ra những biến đổi về gene, protein, và các chất đặc trưng thuộc tế bào ung thư để xác định loại u lympho mà bệnh nhân mắc phải.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra mật độ các loại tế bào, nồng độ các chất khác trong máu, hoặc các dấu hiệu viêm nhiễm.

6. Các phương pháp điều trị

  • Tích cực theo dõi: Một số loại u lympho phát triển rất chậm. Do đó, bác sĩ và bệnh nhân có thể quyết định chỉ bắt đầu điều trị khi các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong thời gian đó, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ được theo dõi thường xuyên qua các xét nghiệm định kì.
  • Hóa trị: Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa chất có thể được tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc hấp thụ qua đường uống.
  • Xạ trị: Phương pháp này sử dụng các bức xạ, như tia X hoặc proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Ghép tủy xương: Cấy ghép tủy xương (hay cấy ghép tế bào gốc) là kĩ thuật sử dụng hóa chất và bức xạ liều cao để ức chế tủy xương của người bệnh. Sau đó, tế bào tủy khỏe mạnh lấy từ chính bệnh nhân hoặc người hiến sẽ được truyền vào máu người bệnh, chúng sẽ di chuyển đến xương và tái tạo lại tủy xương.
  • Các phương pháp khác: Điều trị đích, liệu pháp miễn dịch. liệu pháp CAR_T,…

Bệnh nhân nếu thấy xuất hiện các triệu chứng ở trên thì nên đến bệnh viện để có những chẩn đoán chi tiết. Việc phát hiện sớm các triệu chứng bất thường để tiến hành chẩn đoán ung thư hạch sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7