“Điểm mặt” 11 thực phẩm phòng chống ung thư không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
Nội dung bài viết
Theo các số liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có khoảng 30 – 40% các căn bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa và phòng chống được nếu có lối sống khoa học và một chế độ ăn uống với các loại thực phẩm phòng chống ung thư. Sau đây, hãy cùng GHV KSOL điểm mặt 11 thực phẩm giúp ngăn ngừa và phòng chống ung thư và tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật hiệu quả không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.
1. 11 thực phẩm phòng chống ung thư không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
1.1. Táo
Theo một số nghiên cứu tại trường Đại học Hirosaki ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng việc ăn táo thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư lên đến 46%, đặc biệt là ung thư phổi. Hợp chất polyphenol có trong táo có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Do đó, bạn nên ăn táo thường xuyên, dùng trước bữa ăn là thời điểm tốt nhất để có thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ loại quả này.
1.2. Rau cần tây
Cần tây là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến bởi có thể kết hợp chế biến với các loại thực phẩm khác, cũng có thể dùng để ép lấy nước uống bởi trong loại rau này có chứa rất nhiều vitamin C, Flavonol, furanocoumarin và acid phenolic giúp đẹp da, thanh lọc cơ thể, đặc biệt còn có công dụng thần kỳ giúp ngăn ngừa các tế bào khối u phát triển, kiềm chế hoạt động của prostaglandin, một chất có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của tế bào ung thư và giúp ngăn chặn các gốc tự do phá hủy ADN của tế bào. Nói cách khác, nếu bạn muốn ngăn ngừa căn bệnh ung thư, hãy uống nước ép cần tây thường xuyên trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
1.3. Giá đậu xanh
Trong giá đậu xanh có chứa chất kích thích Interferon, đây là chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư đặc biệt là ung thư phổi, bên cạnh đó còn giúp chống nhiễm khuẩn, bảo vệ bạn khỏi một số loại vi khuẩn khi chúng tấn công, xâm nhập vào cơ thể.
Giá đỗ xanh (hay còn gọi là giá, rau giá) là hạt đậu nảy mầm có tính hàn lành,vị thanh ngọt có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để chế biến thành các món ăn như xào, nấu canh… bạn hoàn toàn có thể tự làm giá đỗ tại nhà để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
1.4. Cà chua
Sở dĩ cà chua được coi là siêu thực phẩm phòng chống ung thư bởi vì trong loại quả này có chứa nhiều lycopene. Ngoài ra, các loại vitamin B, vitamin C và beta carotene có trong cà chua chín còn giúp chống lại quá trình oxy hóa, chống lão hoá, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đẩy lùi các căn bệnh như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết và ung thư phổi… Nếu cà chua sạch bạn có thể ăn sống mỗi ngày để giữ nguyên dưỡng chất, hoặc dùng cà chua để nấu canh, kho, xào…. như một loại gia vị để kích thích vị giác, giúp món ăn thêm màu sắc và ngon miệng.
1.5. Mướp đắng
Vị đắng, ngọt của mướp đắng khiến những người lần đầu thưởng thức cảm thấy không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thực phẩm chứa hương vị đặc biệt này lại có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và phòng chống ung thư. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần protein quinine có trong mướp đắng có công dụng giảm sự phát triển của khối u gây ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư đang bắt đầu hình thành hoặc phát triển. Ngoài ra protein quinine còn có công dụng ngăn chặn tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác của cơ thể.
1.6. Cà rốt
Sở dĩ cà rốt được coi là “thần dược” trong việc ngăn ngừa và phòng chống ung thư bởi cà rốt vừa chứa các thành phần alpha-carotene và beta-carotene, vừa có luteonin, một chất chống ung thư cực mạnh. Do đó, việc sử dụng cà rốt góp phần quan trọng trong việc giúp cơ thể ngăn ngừa được một số căn bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư phổi… Ngoài ra loại củ này còn chứa nhiều vitamin C, vitamin A giúp sáng mắt, đẹp da, cải thiện vóc dáng. Cà rốt có thể được kết hợp với các thực phẩm khác để chế biến các món như: xào, nấu canh hoặc có thể ép thành sinh tố, nước uống hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
1.7 . Khoai lang tím
Không chỉ tốt cho tiêu hóa, đường ruột, khoai lang tím còn là thực phẩm phòng chống ung thư hiệu quả bởi khoai lang tím chứa một số thành phần đặc biệt có tên là DHEA giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư như: ung thư ruột kết, ung thư vú…. Bạn có thể chế biến khoai lang tím thành các món như luộc, khoai chiên, canh khoai… để ăn vào bữa sáng, hoặc ăn kèm với rau củ quả trong các bữa chính.
1.8. Bí ngô
Bí ngô là thực phẩm được ưa chuộng bởi không chỉ có giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền, mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết, bởi trong bí ngô chứa thành phần Beta – carotene giúp ngăn ngừa và phòng chống ung thư hiệu quả. Ngoài ra chất oxy hóa có trong bí ngô giúp bạn tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi một số tác nhân có hại từ bên ngoài.
1.9. Tỏi
Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng tỏi như một “thần dược” để chữa trị các loại bệnh như cảm cúm, xương khớp, hô hấp, viêm mũi, viêm xoang, các bệnh về đường tiêu hóa. Nhưng ít ai biết được rằng selenium và allium, trong tỏi có tác dụng ngăn chặn, tiêu diệt các tế bào ung thư như: ung thư vú, dạ dày, đại tràng, ung thư thực quản…
1.10. Gấc
Không chỉ có công dụng trong việc làm đẹp da, đẹp tóc, sáng mắt, gấc còn là thực phẩm giúp phòng chống ung thư. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng Lycopen có trong gấc nhiều hơn gấp 68 lần Lycopen có trong cà chua. Đây là chất có khả năng phòng chống, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, có khả năng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú…
1.11. Trà xanh
Trà xanh từ lâu được xem như là thức uống giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, tăng cường sức đề kháng. Nhưng ít ai biết được rằng, trà xanh còn là thực phẩm phòng chống ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chất polyphenol trong trà xanh có khả năng ngăn ngừa và làm giảm kích thước khối u đối với các bệnh ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư bạch cầu…
2. Nhận diện 5 thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư
2.1. Rượu, bia
Việc lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư như: ung thư khoang miệng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư vú… Nguyên nhân của tình trạng này là do khi chuyển hóa cồn, cơ thể sản xuất ra phụ phẩm có tên acetaldehyde kích hoạt đột biến ADN, tạo điều kiện cho ung thư phát triển. Đồng thời các loại chất kích thích có trong rượu, bia còn có thể gây ra tình trạng viêm toàn cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
2.2. Ăn mặn
Thói quen ăn mặn của nhiều người, khiến họ mặc các căn bệnh như ung thư dạ dày, ung thư vòm họng…. bởi muối mặn có thể làm tan các chất nhầy bao phủ ở trên niêm mạc của dạ dày, làm cho các chất độc và các tác nhân có khả năng gây ra ung thư tiếp xúc với niêm mạc dạ dày và làm ảnh hưởng xấu tới các tế bào đó.
2.3. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Thịt đỏ giàu chất sắt, rất cần thiết cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, tuy nhiên cần sử dụng vừa đủ, hợp lý, nếu ăn quá nhiều dễ gây ung thư đại trực tràng. Theo cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC (The International Agency for Research on Cancer) thuộc tổ chức WHO đưa ra kết luận thịt chế biến sẵn là nguyên nhân gây ung thư ruột già. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên mọi người cần tăng cường các thực phẩm tươi, tự nhiên, bổ sung chất xơ, các loại thịt từ gia cầm, thủy sản. Đặc biệt cần đa dạng nguồn thực phẩm hàng ngày.
2.4. Thức ăn nấm mốc (aflatoxin)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại thức ăn nấm mốc tự nhiên sinh ra từ các loại hạt ngũ cốc, trong đó có aflatoxin B1 là một chất độc gây ra ung thư gan. Aflatoxin B1 có thể phát sinh trong tương làm thủ công, các thực phẩm như: tôm khô, cá khô, mực khô, trái cây khô… nếu chế biến, bảo quản không đúng cách cũng dễ phát sinh nấm mốc. Ngoài ra, các thức ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn được đóng gói, để trong tủ lạnh có phát triển nấm mốc nếu như hết hạn sử dụng hoặc ôi thiu.
2.5. Các loại gia súc, gia cầm tăng trọng
Hiện nay, các loại vật nuôi như lợn, gà, vịt… thường sử dụng chất tăng trọng và rất khó để phân biệt. Nếu sử dụng những loại thịt nuôi tăng trọng lâu dài, theo thời gian, sẽ tích tụ lại bên trong cơ thể và tạo nên các mầm mống gây ung thư. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thịt gia súc, gia cầm, mọi người nên mua và lựa chọn các sản phẩm đã qua kiểm định hoặc mua ở những siêu thị, cửa hàng có uy tín.
Sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp khiến cho không khí bị ô nhiễm nặng, kèm theo đó ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm bẩn đã ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của bạn. Nếu không có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học rất có thể là nguyên nhân dẫn tới mắc một số căn bệnh, trong đó có ung thư. Do đó, ngoài biện pháp phòng ngừa như khám sức khỏe định kỳ, tầm soát sớm ung thư, duy trì lối sống điều độ, tập luyện thể dục đều đặn, thì việc lựa chọn thực phẩm phòng chống ung thư từ những thực phẩm hàng ngày để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng chính là một biện pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất bạn nên quan tâm.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng