Tìm hiểu dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối
Nội dung bài viết
Ung thư gan có chuyển biến phức tạp. Ở giai đoạn đầu, bệnh có diễn biến chậm rãi, chưa rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối căn bệnh, những dấu hiệu đó càng rõ ràng, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và đời sống tinh thần của bệnh nhân. Liệu có cách nào để chúng ta cùng nhau phát hiện và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Hãy cùng GHV KSol tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối.
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- [Giải đáp]: Ung thư gan có nên ăn trứng không?
- Tìm hiểu phương pháp đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan
- Ung thư gan không nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Ung thư gan là một căn bệnh quái ác không ai mong muốn mình mắc phải. Tuy nhiên với nhịp độ phát triển của xã hội, lối sống không lành mạnh và môi trường ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan ngày càng có dấu hiệu tăng trưởng. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước có số lượng tiêu thụ bia rượu cao trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ tiềm ẩn gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan.
1. Tầm quan trọng của gan trong cơ thể con người
Gan là một trong những cơ quan trong cơ thể con người. Gan thực hiện nhiều chức năng khác nhau nhằm duy trì sự sống cho cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng, dự trữ glycogen, tổng hợp protein và thải độc. Bên cạnh đó, gan cũng sản xuất dịch mật, hỗ trợ hệ tiêu hóa trong cơ thể con người.
2. Các giai đoạn của bệnh ung thư gan
Ung thư gan có 4 giai đoạn (I,II,II,IV).
Khối u nằm đơn độc và chưa xâm lấn vào mạch máu. Chúng chưa lây lan sang các cơ quan, tế bào khác trong cơ thể. Phát hiện ung thư gan giai đoạn đầu là cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị căn bệnh kịp thời cho bệnh nhân.
2.2. Giai đoạn II
- Khối u đơn độc đã phát triển đã xâm lấn vào mạch máu. Hình thành nhiều khối u và có dấu hiệu xâm lấn vào cơ thể. Kích thước của chúng khá nhỏ, chỉ tầm vài cm.
- Tương tự như giai đoạn đầu, ở giai đoạn II các tế bào ung thư chưa lây lan sang các cơ quan, tế bào khác trong cơ thể.
2.3. Giai đoạn IIIA
- Trong giai đoạn này khối u không còn là một nữa mà nó phát triển nhiều hơn một và một trong số đó có kích thước lớn hơn 5cm.
- Ở giai đoạn IIIA các tế bào ung thư chưa lây lan sang các cơ quan, tế bào khác trong cơ thể.
2.4. Giai đoạn IIIB
- Ít nhất một khối u xâm lấn vào một nhánh tĩnh mạch chính của gan (tĩnh mạch của hay tĩnh mạch gan).
- Ung thư chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận hay di căn xa.
2.5. Giai đoạn IIIC
- Một khối u phát triển vào cơ quan lân cận (ngoài túi mật), hay một khối u đã xâm lấn đến lớp vỏ bao quanh gan.
- Khối u chưa lan đến các hạch vùng hay di căn xa
Ung thư gan giai đoạn cuối
2.6. Giai đoạn IVA
- Khối u gan bất kể kích thước hay số lượng đã phát triển vào các mạch máu hay cơ quan lân cận.
- Các khối u bắt đầu di chuyển vào máu và các bạch huyết.
- Các tế bào ung thư chưa di chuyển xa.
2.7. Giai đoạn IVB
Ở thời kỳ này, các khối u phát triển với số lượng lớn và kích thước tăng dần. Chúng bắt đầu xâm chiếm, lây lan đi khắp cơ thể bệnh nhân.
Ung thư gan giai đoạn cuối nằm ở giai đoạn IV. Bệnh phát triển theo chiều hướng gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
3. Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối
Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối đã rõ rệt. Cụ thể là:
3.1. Cơ thể không khỏe mạnh
Bạn đã từng rất tự hào về cơ thể khỏe mạnh và sức khỏe dẻo dai của mình. Tuy nhiên, khi mắc phải ung thư gan giai đoạn cuối, cơ thể bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, biếng ăn, lười vận động. Việc này kéo dài trong thời gian dài ảnh hưởng đến cân nặng khiến cho bạn sụt cân nhanh chóng.
3.2. Suy giảm chức năng miễn dịch của hệ tiêu hóa
Một trong những chức năng của gan là hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra liên tục. Khi gan bị ung thư, chức năng này của gan ứ đọng, đình công gây cản trở trong quá trình tiếp nhận và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Bệnh nhân thường xuyên đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
3.3. Kích thước gan to hơn bình thường
Ung thư gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến tế bào gan. Khi mắc bệnh ở giai đoạn cuối, kích thước gan tăng trưởng hơn so với bình thường đó là do sự hình thành của các khối u trong gan. Việc này làm cho bệnh nhân khó khăn trong vận động, di chuyển, sinh hoạt hằng ngày.
3.4. Cảm giác cơ thể đau đớn, khó chịu
Việc gan tăng trưởng kích thước so với bình thường đã chèn ép lên các cơ quan lân cận trong cơ thể con người.
Ở thời kỳ cuối, cơ thể bệnh nhân suy nhược kéo dài kèm theo những cơn đau quằn quại ở gan và dạ dày.
Để nguôi ngoai đi việc đau đớn ấy, bệnh nhân có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau đặc trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài với số lượng lớn không phải là cách chữa bệnh triệt để. Không chỉ thế nó còn gia tăng hủy hoại việc thực hiện các chức năng của gan.
3.5. Bị chảy máu và nguy cơ dẫn đến bệnh xơ gan
Việc tăng trưởng kích thước của gan và dạ dày trong thời gian dài sẽ dẫn đến chảy máu trong quá trình ăn uống, thu nạp thực phẩm của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, lá lách trong cơ thể cũng tăng dần kích thước là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến bệnh xơ gan.
3.6. Cơ thể bị phù, cổ bệnh nhân sưng to
Ở thời kỳ cuối của căn bệnh, tứ chi và cổ bệnh nhân sưng phù gây cảm giác nặng nề, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Ngay các vị trí sưng phù sẽ xuất hiện những vệt lớn màu vàng do gan bị ung thư gây ra.
3.7. Vàng da
Da bị chuyển sang màu vàng là dấu hiệu đặc trưng ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan. Đặc biệt, trong giai đoạn cuối dấu hiệu này càng thể hiện rõ ràng như là vàng da, vàng mắt.
Giai đoạn cuối của bệnh ung thư gan thì hầu như các tế bào ung thư gan đã di căn sang những bộ phận khác của cơ thể, chính vì thế nó làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát căn bệnh này, việc cùng một lúc người bệnh phải áp dụng các biện pháp chữa bệnh khác nhau như hóa trị, xạ trị, dùng thuốc uống có thể kiểm soát được tế bào ung thư gan nhưng lại khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm, người bệnh bị mệt mỏi, suy nhược… chính vì thế việc chữa bệnh ung thư gan giai đoạn cuối chỉ có thể giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh chứ không thể chữa khỏi dù đó là phương pháp nào đi chăng nữa.
4. Hỗ trợ điều trị ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào?
Ung thư gan giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh. Bệnh ung thư gan giai đoạn 4 thường xâm nhập vào phổi, xương, thận, tụy tạng, mạch máu, các hạch bạch huyết…
Giai đoạn này lại được chia thành 2 giai đoạn nhỏ:
- IVA: Ung thư có nhiều kích cỡ khác nhau, đã lan từ gan tới các mạch máu, hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận nhưng chưa di căn xa.
- IVB: Ung thư đã lan tới hầu hết các cơ quan xa.
Phương pháp điều trị cho người bệnh ung thư gan như thế nào cần phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị trúng đích.
Mục tiêu điều trị ung thư gan giai đoạn cuối là kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sức khỏe sống. Phương pháp chữa trị ung thư giai đoạn cuối thường là hóa trị. Hóa trị áp dụng cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối nếu chức năng gan vẫn còn tốt. Hóa trị là sử dụng các thuốc chống ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia. Các thuốc hóa trị thường được truyền vào tĩnh mạch, đôi khi chúng có thể được dùng dưới dạng thuốc viên. Hóa trị cũng có thể được sử dụng như phương pháp điều trị được gọi là phương pháp hóa tắc mạch. Thủ thuật hóa tắc mạch liên quan đến việc tiêm các thuốc hóa trị trực tiếp vào khối u trong gan, cùng với một chất đặc quánh hoặc các hạt nhựa rất nhỏ để ngăn chặn máu đến khối u.
Phương pháp điều trị trúng đích cũng có thể áp dụng cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối nếu không điều trị được bằng hóa trị. Một loại thuốc trúng đích có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhân bị HCC nặng. Loại thuốc này nhắm đến các khối u bằng cách ngăn chặn chúng phát triển các mạch máu để nuôi dưỡng khối u.
Ung thư gan giai đoạn 4 là giai đoạn nặng, mục đích điều trị ung thư gan giai đoạn 4 ngoài hóa trị còn chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ. Các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc đặc biệt nhằm kiểm soát các cơn đau và biến chứng của bệnh, đồng thời cố gắng cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Thông thường, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối có tỷ lệ sống sau 5 năm rất thấp, chỉ khoảng 3.1% (trường hợp di căn xa). Tuy nhiên tỷ lệ sống sẽ khác nhau phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, độ tuổi, thể chất và tinh thần, khả năng đáp ứng với điều trị của từng người.
5. Những lưu ý trong điều trị ung thư gan giai đoạn cuối
Ung thư gan giai đoạn cuối mặc dù là giai đoạn nặng và khả năng chữa khỏi rất thấp, tuy nhiên người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Bởi những yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hồi phục sức khỏe, cũng như khả năng sống của từng người.
Người nhà cần thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần cho người bệnh ung thư gan để người bệnh yên tâm điều trị. Người bệnh cần ổn định tâm lý, luôn thoải mái, lạc quan, vui vẻ sẽ giúp ích cho quá trình hồi phục.
Đồng thời chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối cũng rất quan trọng. Người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể, tốt cho gan; tránh những thực phẩm gây hại cho cơ thể như thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, các đồ uống có ga, rượu bia…
Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, tránh hoạt động mạnh, vận động nhiều. Thay vào đó là nên chú ý đi lại, tập những bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga… rất tốt cho sức khỏe.
6. Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu là vấn đề được bạn đọc rất quan tâm. Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể, tiên lượng xấu.
Tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và tinh thần, sự quan tâm của gia đình và người thân, khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân… mà tiên lượng sống sẽ khác nhau. Thông thường, khoảng 3,1% số bệnh nhân có khả năng sống được 5 năm. Trung bình, hầu hết bệnh nhân chỉ sống được khoảng 6 tháng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về ung thư gan giai đoạn cuối. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư gan, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – hotline 0962686808.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB – TÂM SỰ CỦA NGƯỜI TÀI XẾ THOÁT ÁN TỬ UNG THƯ GAN
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng