Định lượng TSH trong chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp

Định lượng TSH có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp. Vậy chỉ số TSH là gì? Thực hiện xét nghiệm như thế nào và ý nghĩa ra sao? Các bạn hãy theo dõi nội dung bài dưới đây của GHV KSOL để tìm lời giải đáp chi tiết cho vấn đề này.

XEM THÊM:

1. TSH là hormone gì?

TSH chính là hormone kích thích tuyến giáp. Hormone này do thùy trước tuyến yên tiết ra và chịu sự kiểm soát của hormone TRH (Hormone của vùng dưới đồi). 

dinh-luong-tsh-1
TSH là hormone kích thích tuyến giáp

Vùng dưới đồi sẽ bị kích thích giải phóng hormone hướng tuyến giáp (TRH) hoặc sự giảm xuống của nồng độ hormone bên trong dòng tuần hoàn khi cơ thể bị stress, tâm thần. Hệ quả là tuyến yên bị TRH kích thích để sản xuất ra TSH. Tiếp đến, TSH sẽ kích thích giải phóng T4 (Thyroxine) và T3 (Triiodothyronine). Đây là cơ sở để đánh giá tuyến giáp có ổn định và bình thường hay không.

2. Định lượng TSH là gì?

TSH là hormone kích thích tuyến giáp. Vì thế, việc định lượng TSH sẽ mang đến rất nhiều những lợi ích sau:

  • Chỉ số TSH giúp bác sĩ kiểm tra, đánh giá xem tuyến giáp có hoạt động ổn định hay bất thường gì hay không. 
  • Thông qua chỉ số TSH cũng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh như cường giáp, suy giáp – đây là những bệnh liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp. 
dinh-luong-tsh-2
Chỉ số TSH có vai trò quan trọng để đánh giá chức năng của tuyến giáp

  

  • Xét nghiệm TSH còn giúp bác sĩ tìm ra được nguyên nhân khiến chức năng tuyến giáp bị rối loạn. Từ đó, có biện pháp ngăn chặn, điều trị kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người.
  • Đối với một số bệnh lý về tuyến giáp đang được điều trị thì định lượng TSH còn giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá quá trình điều trị xem có hiệu quả hay không. Đồng thời, dự đoán xem sau điều trị liệu bệnh có tái phát không. 

Chẳng hạn: Chỉ số TSH thấp trong 1 thời gian dài khi điều trị bệnh lý bướu giáp nhiễm độc (Basedow) có nghĩa thuốc không đáp ứng được bệnh. Đồng thời, bệnh có khả năng tái phát là rất cao.

3. Quá trình xét nghiệm TSH như thế nào?

Việc xét nghiệm TSH được thực hiện rất đơn giản. Theo đó, vào buổi sáng, bác sĩ sẽ lấy một ít máu từ cơ thể. Sau đó, máu sẽ được đem vào phòng thí nghiệm để phân tích. Thời điểm buổi sáng lấy máu để xét nghiệm TSH tốt nhất bởi đây là lúc nồng độ TSH ổn định nhất. Còn các thời điểm khác trong ngày, chỉ số TSH sẽ được có sự dao động.

Bạn không cần phải nhịn ăn qua đêm để lấy máu xét nghiệm. Thế nhưng, nếu đang dùng một số loại thuốc thì cần dừng sử dụng chúng trước khi lấy máu xét nghiệm như thuốc lithium, dopamine. Việc lấy máu xét nghiệm định lượng TSH sẽ không đau. Tuy nhiên, sau khi kết thúc, trên tay bạn có thể xuất hiện vết bầm.

dinh-luong-tsh-3
Thời điểm lấy máu xét nghiệm TSH vào buổi sáng là tốt nhất

Việc lấy máu xét nghiệm TSH cũng được thực hiện khi điều trị những bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp nhằm mục đích để đưa nồng độ TSH về bình thường. Trong 6 tháng đầu, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm TSH mỗi tháng 1 lần. Các tháng sau đó, sẽ thực hiện xét nghiệm định kỳ 3 tháng/lần.

4. Định lượng TSH và cảnh báo các bệnh về tuyến giáp

Với định lượng TSH có được sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đánh giá sức khỏe của tuyến giáp. 

Đối với tuyến giáp bình thường và hoạt động ổn định, TSH sẽ dao động trong khoảng từ 0.27 – 4.2 uU/mL. Còn nếu chỉ số TSH tăng hoặc giảm sẽ đều cảnh báo nguy cơ bệnh lý về tuyến giáp. Cụ thể như sau:

4.1. Định lượng TSH tăng

Khi nồng độ TSH tăng cao hơn 4.2 uU/mL đồng nghĩa bạn đang bị suy giáp. Lúc này, một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Trường hợp suy giáp xuất phát từ tuyến giáp thì để phân định rõ ràng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện thêm cả 2 xét nghiệm là T3 và T4. Kết quả như sau:

  • Bạn sẽ bị suy giáp rõ rệt nếu như chỉ số T3 và T4 đều thấp hơn mức bình thường.
  • Kết quả sẽ là suy giáp dưới lâm sàng nếu T3 và T4 bình thường.

Nguyên nhân làm TSH tăng có thể xuất phát từ việc dùng một số loại thuốc như amiodaron, PTU, Lithium, dẫn đến biến chứng suy giáp.

Việc tăng TSH có thể do một số nguyên nhân khác như TSH sản xuất không đúng chỗ, cơ thể có kháng thể kháng TSH, suy tuyến thượng thận tiên phát, tuyến giáp bị cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần.

4.2. Định lượng TSH giảm

Nếu xét nghiệm cho thấy nồng độ TSH giảm thấp hơn 0.27 uU/mL thì có thể xuất phát bởi một trong những nguyên nhân sau:

  • Người bệnh bị cường giáp xuất phát từ tuyến giáp.
  • Chức năng tuyến yên suy giảm.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như tinh chất giáp, chế phẩm chứa iod, amiodaron.
  • Suy giáp thứ phát với nguyên nhân xuất phát tại tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.
  • Tuyến giáp đa nhân.

Trường hợp đặc biệt bị suy giáp ở phụ nữ mang thai sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.Có thể kể đến như thai nhi suy dinh dưỡng, thai nhi phát triển chậm, sinh non, thiếu máu, tiền sản giật…

5. Những lưu ý khi làm xét nghiệm TSH

Định lượng TSH rất quan trọng đối việc đánh giá những bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp. Đồng thời, còn có ý nghĩa trong việc đánh giá quá trình điều trị bệnh liên quan đến tuyến giáp. Vì thế, để đảm bảo xét nghiệm cho kết quả chính xác, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên thực hiện xét nghiệm tại bệnh viện, cơ sở uy tín để đảm bảo được tư vấn tận tình bởi đội ngũ y bác sĩ. Các trang thiết bị hiện đại, máy móc tiên tiến và được làm xét nghiệm bởi đội ngũ bác sĩ tài giỏi sẽ đảm bảo cho kết quả chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ đề ra phương án điều trị phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe.
  • Trước khi thực hiện xét nghiệm, nên nói rõ với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân và các loại thuốc đang sử dụng. Như vậy, sẽ được bác sĩ tư vấn và đưa ra lời khuyên phù hợp.
  • Với những người đang làm xét nghiệm TSH để theo dõi quá trình điều trị bệnh thì cần thực hiện xét nghiệm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Kết luận

Định lượng TSH có vai trò quan trọng để đánh giá chức năng của tuyến giáp có ổn định hay không. Vì thế, khi có dấu hiệu bất thường ở tuyến giáp, bạn nên sớm đi thăm khám và làm xét nghiệm TSH để có hướng xử lý kịp thời.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7