Bệnh ung thư buồng trứng có chữa được không?
Chào bạn!
Bệnh ung thư buồng trứng có chữa được không?
Hiện nay, nền y học trong nước và ngoài nước đã phát triển, hiện đại hơn trước kia rất nhiều, bệnh ung thư buồng trứng có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới cho biết: Bệnh ung thư được coi là chữa khỏi phải thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện sau:
- Không phát hiện thấy tế bào ung thư có trong cơ thể.
- Bệnh không bị tái phát lại sau ít nhất 5 năm.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh dễ tái phát lại và khi bị lại bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng, điều trị phức tạp hơn lần đầu tiên rất nhiều. Do đó, không ai dám khẳng định bệnh sẽ không bị tái phát lại nếu không có biện pháp phòng ngừa sau điều trị tốt.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, bệnh được phát hiện sớm nên cơ hội chữa lành bệnh cao hơn rất nhiều và có thể “sống chung với ung thư” một cách khỏe mạnh thêm nhiều năm. Do đó, bệnh nhân và gia đình không nên lo lắng quá, bởi tâm lý tinh thần cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị và thời gian sống của người bệnh ung thư buồng trứng.
Chữa bệnh ung thư buồng trứng bằng cách nào?
Các phương pháp được áp dụng phổ biến để điều trị ung thư buồng trứng bao gồm:
- Phẫu thuật: Cắt bỏ toàn bộ hay 1 bên buồng trứng. Áp dụng đối với trường hợp khối u khu trú chưa di căn, khối u còn nhỏ, sức khỏe của bệnh nhân chưa ảnh hưởng nhiều. Thông thường những bệnh nhân chẩn đoán sớm sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp này và tỷ lệ điều trị bệnh thành công cao.
- Xạ trị: Sử dụng tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Tiêu diệt ở những nơi có mật độ tế bào ung thư cao tức khối u khu trú. Thông thường xạ trị sẽ được kết hợp với phẫu thuật hay hóa trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Hóa trị: Phương pháp phổ biến để điều trị cho những trường hợp bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. Bởi hóa chất sẽ theo đường máu đến để tiêu diệt tế bào ung thư nhờ dựa vào đặc điểm sự tăng nhanh về số lượng của tế bào này trong cơ thể. Do đó, cũng làm tổn thương đến một số cơ quan khỏe mạnh có đặc tính phát triển nhanh như: nang lông, nang tóc, niêm mạc ruột, tủy xương,…..
Trong các phương pháp điều trị trên, hóa trị và xạ trị là hai phương pháp gây ra nhiều tác dụng phụ, khiến khiến người bệnh đau đớn và mệt mỏi. Bệnh nhân cần phải có phương pháp để bảo vệ sức khỏe, giảm tác dụng phụ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như chủ động hơn trong việc kiểm soát nguy cơ bị tái phát, di căn sau khi kết thúc điều trị.
Hỏi đáp mới nhất
Dấu hiệu bất thường ở tuyến vú
Cục cứng trong vú và bị ửng đỏ
Thành phần trong KSol
Sưng hạch bạch huyết
Hỏi tư vấn về sản phẩm KSol
Ung thư xương di căn phổi
Bé 7 tháng tuổi bị viêm hạch bạch huyết
Bị đau họng
Xin bác sỹ tư vấn.
Hỏi và xin tư vấn sử dụng sản phẩm GHV Ksol
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng