Người bị ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì?

Người gửi: Trần Tuấn Tú ()
Ngày gửi: 12/02/2020
Câu hỏi: Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe người bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Nếu có chế độ ăn uống đúng cách và khoa học sẽ giúp kiểm soát và đẩy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể. Ngược lại nếu ăn uống không đúng cách có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Trả lời:

1. Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì?

Để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh và hồi phục nhanh chóng tình trạng sức khỏe, người bệnh ung thư phổi nên bổ sung những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Thực phẩm giàu protein

Bệnh nhân ung thư phổi thường bị ho ra máu và mất sức rất nhiều nên việc bổ sung đầy đủ protein giúp cơ thể người bệnh có đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Vì thế người bệnh cần bổ sung những thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, sữa, trứng…

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo để giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn thì người bệnh nên chọn thịt nạc của lợn, gà, bò; tránh thịt mỡ hoặc các thực phẩm khó tiêu hóa khác.

Người bệnh ung thư phổi cần bổ sung những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa
Người bệnh ung thư phổi cần bổ sung những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như chất xơ cao hơn những loại được chế biến sẵn. Đặc biệt, hàm lượng vitamin B cao trong ngũ cốc có thể giúp làm giảm triệu chứng ung thư phổi. Vì thế, người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ngoài ra, do đặc điểm của bệnh nhân điều trị ung thư phổi là thường bị táo bón bởi tác dụng phụ của thuốc hóa chất nên việc bổ sung các loại ngũ cốc trong chế độ ăn hàng ngày sẽ làm lành đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Một số loại hạt ngũ cốc được khuyên dùng là lúa mì, lúa mạch, đậu đỏ, đậu xanh…

Rau xanh và hoa quả tươi

Rau xanh và hoa quả tươi cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể người bệnh. Những loại thực phẩm giàu vitamin này sẽ làm giảm các triệu chứng do bệnh ung thư phổi gây ra.

Vì thế người bệnh ung thư phổi nên ăn những loại rau, củ, quả có màu sắc sặc sỡ như cà chua, bí đỏ, ớt chuông, cà rốt, súp lơ xanh, bắp cải…

Chất béo có lợi

Các chất béo có lợi thường có trong các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành… Chúng có khả năng thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh.

Người bệnh cần thay thế hoàn toàn chất béo động vật bằng dầu thực vật để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và hồi phục sức khỏe.

Đồ uống chứa chất chống oxy hóa

Trà xanh là một loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài việc giải khát, thanh lọc cơ thể, trà xanh còn chứa chất oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Chính vì thế trong khi điều trị ung thư phổi, người bệnh cũng nên sử dụng trà xanh là nước uống hàng ngày.

2. Người bệnh ung thư phổi nên kiêng gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm người bệnh ung thư phổi nên ăn hàng ngày thì bệnh nhân cũng cần chú ý hạn chế những thực phẩm dưới đây:

Thức ăn béo, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm này không tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư phổi, đặc biệt là người bệnh đang có biểu hiện ho, có đờm, bề mặt lưỡi trắng. Thức ăn béo, chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến người bệnh khó tiêu hóa, khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Các loại hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, cá… cũng cần hạn chế bởi những thực phẩm tanh sẽ khiến tình trạng bệnh và triệu chứng của người bệnh ung thư phổi trầm trọng hơn, ho nhiều, ho có đờm…

Thực phẩm hun khói

Thực phẩm hun khói hoặc chiên nướng ở nhiệt độ cao không tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe người bệnh ung thư phổi nói riêng. Chúng có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm cứng, rắn

Người bệnh ung thư phổi thường bị ho kéo dài, đau tức ngực, khó nuốt. Nếu ăn những thực phẩm khô cứng sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế người bệnh cần tránh những thực phẩm này.

Các loại gia vị cay nóng

Trong khi bị ung thư phổi, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm hoặc gia vị cay nóng bởi những thực phẩm này sẽ khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.

Ngoài những thực phẩm nên kiêng khi bị ung thư phổi, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Không uống các thứ lạnh, kiêng lạc, khoai lang vì chúng gây đờm và làm bệnh nặng hơn
  • Kiêng các thực phẩm lên men như dưa, cà muối…

Người bị ung thư phổi đã xạ trị hoặc hóa trị nếu thấy xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hóa, chán ăn hoặc tiêu chảy thì nên ăn uống thanh đạm, ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.

Hỏi đáp mới nhất

Dấu hiệu bất thường ở tuyến vú

Người gửi: Nguyễn thị Mỹ duyên (c*******@gmail.com)
Ngày gửi: 17/09/2021
Câu hỏi: Em 21 tuổi, ngực em tiết ra dịch như sữa, nhưng không đau hay căng gì hết ạ, vậy có sao không bác sĩ?

Cục cứng trong vú và bị ửng đỏ

Người gửi: Nguyen Tuong Vi (n****************@gmail.com)
Ngày gửi: 19/08/2021
Câu hỏi: Vú có cục cứng và ửng đỏ 2 ngày nay. Em đã uống thuốc nhưng không đỡ mà cục còn to và đỏ hơn lúc đầu. Bác sĩ cho em hỏi như thế là bị bệnh gì?

Thành phần trong KSol

Người gửi: Nguyễn Thị Ngân Bình (n*********@gmail.com)
Ngày gửi: 16/08/2021
Câu hỏi: Thành phần có curcumin, bột nghệ, tôi sợ uống bị táo bón. Đang mang hậu môn nhân tạo, nếu táo bón thì dễ tắc ruột, mổ lại phiền phức lắm.

Sưng hạch bạch huyết

Người gửi: Trương Hoài thương (h*********@yahoo.com.vn)
Ngày gửi: 16/08/2021
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em bị nổi hạch hạch bạch huyết nhỏ gần 3 tháng không hết. Thỉnh thoảng nóng trong người, không có triệu chứng viêm sưng đau, hay đau vùng cổ vai gáy. Em có bệnh tiền sử: viêm hang vị, trào ngược dạ dày... Như vậy có sao không bác sĩ?

Hỏi tư vấn về sản phẩm KSol

Người gửi: Hương (p****************@gmail.com)
Ngày gửi: 09/08/2021
Câu hỏi: Chuyên gia cho cháu hỏi ạ! Bố cháu bị ung thư thực quản, phát hiện ra cách đây gần 2 tháng. Sau khi làm các xét nghiệm ở bệnh viện, bác sỹ kết luận: Bố cháu bị ung thư thực quản giai đoạn 4, đi căn hạch thượng đòn và hạch ổ bụng. Hiện nay bố cháu đang điều trị xạ giảm nhẹ, không hoá chất. Mỗi ngày bố cháu bị đau âm ỉ rất khó chịu oét bụng, lan lên ngực, sau lưng và phải uống thuốc giảm đau dạng sủi (6 viên/ 1 ngày). Bố cháu yếu, không ngủ được. Xin chuyên gia tư vấn cho gia đình cháu xem bố cháu có sử dụng được sản phẩm KSol không ạ? Cháu cảm ơn chuyên gia ạ!

Ung thư xương di căn phổi

Người gửi: le thu lam (l*********@gmail.com)
Ngày gửi: 28/07/2021
Câu hỏi: Sản phẩm nào có thể điều trị ung thu xương di căn phổi giai đoạn 4 ạ?

Bé 7 tháng tuổi bị viêm hạch bạch huyết

Người gửi: Nguyễn Dung ()
Ngày gửi: 27/07/2021
Câu hỏi: Cho em hỏi: Con em 7 tháng tuổi bị viêm hạch bạch huyết phải chữa như thế nào ạ? Bác sĩ đã cho uống kháng sinh 3 ngày nhưng chua thấy lui. Cháu không đau, không sốt ạ.

Bị đau họng

Người gửi: Trịnh Thúy Thu ()
Ngày gửi: 27/07/2021
Câu hỏi: Cho cháu hỏi là mấy tuần gần đây cháu có bị nghẹt mũi, vướng họng khi nuốt nhưng không bị ho, lâu lâu tai lại bị ù. Vậy đây có phải bị bệnh gì nghiêm trọng không ạ? Năm nay cháu 15 tuổi ạ.

Xin bác sỹ tư vấn.

Người gửi: Phan thị hồng (p**************@gmail.com.vn)
Ngày gửi: 10/05/2021
Câu hỏi: Bác sỹ cho em hỏi. Ba em bị ung thư vòm họng đã tiến hành xạ trị lần 1 cách đây 24 tháng. Vào tháng 11 năm 2020 mổ hạch ở cổ do nghi ngờ có tế bào ung thư và tiến hành xạ trị. Hiện nay đã được 2 tháng, trong mấy ngày vừa qua ba em khi ăn hoặc uống thường bị sặc đồ ăn, đồ uống lên mũi, vùng cổ ngoái qua lại khó. Bác sỹ cho em hỏi triệu chứng như vậy là sao ạ, bác sỹ giải thích cho em với. Em xin cảm ơn!

Hỏi và xin tư vấn sử dụng sản phẩm GHV Ksol

Người gửi: Bùi Văn Sáu (h******@gmail.com)
Ngày gửi: 25/02/2021
Câu hỏi: Bố tôi năm nay 96 tuổi. 10 năm trở lại đây, bố tôi rất khỏe và rất minh mẫn. Đến đầu tháng 01/2021 bỗng dưng bố tôi đau dữ dội vùng mạng sườn bên trái. Tôi đưa bố lên tuyến huyện khám, chụp căt lớp , bác sỹ kết luận bố tôi viêm mật, tụy. Bác sỹ kê đơn cho thuốc và cho về nhà uống. Về nhà được 2 hôm thì bệnh tái phát. Tôi cho bố tôi lên luôn tuyến Tỉnh. Vào Tỉnh bác sỹ cho lên phòng cấp cứu thở oxi ( vì lúc đó bố tôi đau và mệt). Sau một hồi thăm khám, chiếu chụp, bác sỹ kết luận bị tràn dịch màng phối và tắc phân. Sau đó bác sỹ chuyển lên khoa tiêu hóc và cho thông thụt, sau khi thông thụt xong thì thấy bớt đau. Tiếp theo chuyển lên khoa nội điều trị. Trong thời gian điều trị bố tôi vẫn không bớt đau mà lại càng tăng lên. Tiếp theo bác sỹ cho đi khám, chụp cắt lớp, lúc này bác sỹ kết luận bố tôi bị Ung thư dạ dày, di căn sang phổi và gan. Điều trị tiếp 15 ngày, sau đó bác sỹ cho xuất viện ( Vì điều trị bảo hiểm chỉ tối đa 20 ngày ) . Trước ngày ra viện, bác sỹ cho đi khám lại và kết luận tiếp tục di căn sang tụy và dăn Cụ không sống được lâu. Về nhà trong tình trạng mệt. Trong thời gian ở nhà tôi được người bạn chia sẻ dùng sản phẩm herbalife. khoảng nửa tháng sau thấy bố tôi bình phục dần và không đau. Đến nay bố tôi đi lại bình thường và đọc sách báo được như cũ, không đau và tinh thần rất thoải mái. Tôi bảo đưa Ông đi khám , nhưng Ông không đi vì một phần sợ dịch covid, phần nữa thấy khỏe bình thường nên rất ngại đi khám ( Từ trước bố tôi rất ít khi đi khám bệnh ). Vậy cho hỏi bác sỹ. Bố tôi dùng thuốc này GHV KSOL được không và liều lương, giá cả thế nào? Mong bác sỹ tư vấn.
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7