Giải đáp: Người bệnh ung thư có nên tiêm Vaccine Covid-19 không?

Tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức căng thẳng trở thành mối nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng yếu như người bệnh ung thư. Việc tiến hành tiêm vaccine sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nặng nếu như mắc phải. Có rất nhiều người thắc mắc: Người bệnh ung thư có nên tiêm Vaccine Covid-19 không? Việc chỉ định tiêm Vaccine Covid-19 trên người bệnh ung thư có hiệu quả như thế nào? Có ảnh hưởng đến phá đồ điều trị ung thư hay không…? Bài viết dưới đây GHV KSol sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề đó.

XEM THÊM: 

1. Người bệnh ung thư có nên tiêm Vaccine Covid-19 không?

Các loại Vaccine được được dùng để ngừa Covid-19 tại Việt Nam hiện nay đều cho nhóm người trên 18 tuổi. Sắp tới, Việt Nam cũng đã đặt 20 triệu liều vacxin Pfizer để tiêm phòng cho trẻ em. Vaccine Covid-19 sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của người được được tiêm và có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus corona hiệu quả.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, việc tiêm Vaccine Covid-19 sẽ bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của SARS-CoV-2 từ 60% đến 95%. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy Vaccine Covid-19 không hiệu quả và thiếu an toàn với người bệnh ung thư.

Trên thực tế, người bệnh ung thư có hệ thống miễn dịch rất thấp. Do một phần bị ảnh hưởng bởi các phương pháp hóa, xạ trị. Việc điều trị khiến thể trạng bị suy giảm, sức khoẻ và khả năng đề kháng kém hơn so với những người bình thường. Vì vậy, người bệnh ung thư cũng nằm trong nhóm được khuyến cáo tiêm phòng Covid – 19 trong thời điểm này. 

Cũng theo các chuyên gia, một số bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể giảm phản ứng với Vaccine Covid-19. Tuy nhiên nó vẫn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của Covid-19 với bệnh nhân ung thư. 

nguoi-benh-ung-thu-co-nen-tiem-vaccine-covid-19-1
Tiêm Vaccine làm giảm nguy cơ lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của Covid-19 với bệnh nhân ung thư

2. Người bệnh ung thư có nên tiêm Vaccine Covid-19 khi đang điều trị không?

Theo các chuyên gia, người bệnh ung thư đang điều trị hoàn toàn có thể tiêm được Vaccine Covid-19. Miễn là người này không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Do đó, việc tiêm phòng không hề làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư cũng như hiệu quả của vaccine. 

Tuy nhiên, với một số bệnh nhân đang hoá trị phác đồ đa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu, nên trì hoãn tiêm vaccine Covid-19. Dựa trên số liệu cho thấy gần như các loại vắc xin ngừa bệnh đều có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch.

2.1. Với bệnh nhân đang điều trị corticorsteroid

Corticorsteroid (hay corticoid) cũng là liệu pháp ức chế miễn dịch, việc này có thể làm giảm hiệu quả của Vaccine Covid-19. Vì vậy, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian phù hợp có thể tiêm Vaccine. Hiện nay, theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, trong vòng 14 ngày trước lịch tiêm, người có điều trị corticorsteroid liều cao thì sẽ nằm trong nhóm tạm hoãn tiêm vaccine.

Tùy vào tình dịch bệnh của các địa phương cũng như tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ cân nhắc việc tạm ngừng các phương pháp điều trị ung thư để tiến hành tiêm vaccine hay không.

2.2. Với bệnh nhân đang sử dụng thuốc nội tiết

Với người bệnh đang điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt bằng các thuốc nội tiết như tamoxifen, letrozol, hay  anastrozol, các thuốc kháng androgen, thuốc đồng vận LHRH, … đều có thể tiêm phòng Vaccine Covid-19 mà không ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine.

nguoi-benh-ung-thu-co-nen-tiem-vaccine-covid-19-2
Người đang điều trị ung thư hoàn toàn có thể tiêm Vaccine ngừa Covid-19

2.3. Với bệnh nhân đang hóa, xạ trị

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người có điều trị hóa, xạ trị trong vòng 14 ngày trước lịch tiêm thì sẽ nằm trong nhóm tạm hoãn tiêm vaccine.

2.4. Đối với bệnh nhân phẫu thuật

Tiêm vaccine có thể gây sốt trong vòng 24-48h đầu, vì vậy người bệnh cần tiêm trước khi phẫu thuật vài ngày.

Đối với người bệnh cắt lách nên cần có kế hoạch tiêm vaccine mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành cắt. Bệnh nhân ung thư vú phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách nên tiêm vaccine ở tay đối diện vì có thể xuất hiện phản ứng tại hạch.

2.5. Với bệnh nhân đã kết thúc điều trị

Cho đến thời điểm này, bệnh nhân ung thư đã kết thúc điều trị và đang theo dõi định kỳ có thể được tiêm Vaccine Covid-19. Miễn là người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Hiện nay tại Việt Nam, Vaccine Covid-19 của được chỉ định tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi.

Như vậy, với một số bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cần hết sức lưu ý. Đối với những người có thể trạng yếu, gặp phải những tác dụng phụ do quá trình điều trị gây ra cần cân nhắc việc tiêm vaccine. Với nhóm đối tượng này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tiêm vaccine Covid-19. 

3. Khoảng 90% bệnh nhân ung thư có phản ứng miễn dịch tốt khi tiêm vaccine Covid -19

Gần đây, một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, có khoảng 90% bệnh nhân ung thư khi được tiêm vaccine có đủ kháng thể trước virus SARS-CoV-2.

Theo nghiên cứu được công bố của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về COVID-19 và bệnh nhân ung thư. Các bệnh nhân ung thư có phản ứng miễn dịch rất tốt khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer. Kết quả cho thấy, 90% bệnh nhân ung thư có đủ kháng thể trước virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, thời gian miễn dịch đối với vaccine này ở bệnh nhân ung thư vẫn chưa được xác định.

nguoi-benh-ung-thu-co-nen-tiem-vaccine-covid-19-3
Khoảng 90% bệnh nhân ung thư có phản ứng miễn dịch tốt sau khi tiêm vaccine Covid-19

Theo đó, các phản ứng miễn dịch tế bào ở người bệnh ung thư vẫn còn bị hạn chế. Điều này có thể làm giảm phản ứng với vaccine và khiến họ mẫn cảm hơn so với những người khỏe mạnh. Ngay cả khi có đủ lượng kháng thể nó cũng có thể làm giảm độ bền của lớp bảo vệ.

Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, tiêm vaccine COVID-19 còn làm giảm nỗi sợ hãi, căng thẳng cho bệnh nhân ung thư và người nhà của họ. Bệnh nhân ung thư sẽ cảm thấy an toàn hơn khi được chăm sóc tại các cơ sở y tế.

Bài viết trên đã góp phần giúp bạn giải đáp thắc mắc: Người bệnh ung thư có nên tiêm Vaccine Covid-19 không? Có thể nói bệnh nhân mắc ung thư là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19 cao và dễ xảy ra các biến nguy hiểm. Chính vì vậy, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7