Gợi ý 9 loại thức ăn cho người hóa trị ung thư giúp bồi bổ sức khỏe

Hóa trị là phương pháp đang được chỉ định phổ biến nhằm điều trị cho bệnh nhân ung thư. Câu hỏi đặt ra đối với nhiều bệnh nhân và người nhà: Vậy sau khi hóa trị, bệnh nhân ung thư nên bổ sung những loại thực phẩm gì? Hãy cùng tham khảo 9 loại thức ăn cho người hóa trị ung thư giúp bồi bổ sức khỏe trong bài viết sau đây.

1. Hóa trị ung thư và những bất lợi cho bệnh nhân sau khi hóa trị

Các tế bào ung thư có đặc tính nhân lên nhanh trong cơ thể, nếu không có biện pháp xử lý nó sẽ lây lan sang các tế bào lành tính xung quanh. Hóa trị là biện pháp sử dụng thuốc (có thể là hóa chất hay chất độc tế bào) thông qua đường uống, tiêm bắp, truyền tĩnh mạch để đưa vào cơ thể nhằm ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư.

thức ăn cho người hóa trị ung thư
Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phương pháp hóa trị thông qua đường truyền vào tĩnh mạch

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong phương pháp hóa trị này. Mỗi loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Đôi khi, bệnh nhân sẽ phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc hóa trị trong quá trình điều trị. Các nhóm thuốc phổ biến hiện nay được sử dụng gồm có:

– Tác nhân alkyl hóa.

– Thuốc ức chế miễn dịch (Antimetabolites).

– Kháng sinh chống khối u.

– Thuốc ức chế men topoisomerase (topoisomerase inhibitors).

– Thuốc ức chế quá trình phân bào có tơ (mitotic inhibitors).

– Corticosteroid.

Sau một thời gian hóa trị dài, người bệnh sẽ gặp một số bất lợi có thể kể đến như: buồn nôn và nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, không có cảm giác thèm ăn. Miệng không tiết nhiều nước bọt dẫn đến khô miệng, ảnh hưởng đến tiêu hóa và vị giác thay đổi. Những bất lợi này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhân. Vì thế thức ăn cho người hóa trị ung thư cần được lưu tâm để thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của người bệnh.

2. 9 loại thức ăn cho người hóa trị ung thư giúp bồi bổ sức khỏe

2.1. Cà rốt

Trong cà rốt có chứa một lượng lớn carotenoid, thành phần có lợi trong việc nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong cà rốt có thành phần giúp hạn chế tác hại của quá trình hóa trị lên cơ thể bệnh nhân. Đồng thời, cà rốt cũng là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể phục hồi sau đợt hóa trị dài ngày. Vì thế, cà rốt luôn được nhắc đến trong thức ăn cho người hóa trị ung thư hàng ngày.

2.2. Cam

Một trong những bất lợi của bệnh nhân ung thư là tình trạng khô miệng do giảm tiết nước bọt sau quá trình hóa trị. Nên cho bệnh nhân dùng loại quả chua như cam hay chanh để tăng tiết nước bọt, giảm tình trạng khô miệng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có tình trạng lở loét ở miệng thì không nên cho dùng loại quả này. Ngoài ra, trong cam chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, giúp bệnh nhân phục hồi thể lực sau hóa trị. Tốt nhất nên cho người bệnh sử dụng nước ép cam tươi để đảm bảo dưỡng chất có thể hấp thu ngay vào máu mà không cần quá trình tiêu hóa.

Thức ăn cho người hoa trị ung thư
Cam là loại thực phẩm giúp bệnh nhân ung thư sau hóa trị giảm tình trạng khô miệng

2.3. Chuối

Trong thành phần của chuối chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng. Ví dụ vitamin B6, B12, vitamin E và các khoáng chất khác. Các chất này đều có lợi trong quá trình ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân sau quá trình hóa trị có thể gặp tình trạng tiêu chảy. Chuối là một loại thực phẩm được khuyến nghị dùng cho người bị tiêu chảy để giảm tình trạng này. Chính vì thế, người nhà bệnh nhân nên lưu ý loại thức ăn này để sử dụng khi cần thiết.

2.4. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt được xếp vào top các loại thức ăn cho người ung thư hoặc bệnh nhân sau quá trình điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị. Đây là nguồn cung cấp carbohydrate cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng chống chọi với căn bệnh. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng như: gạo lứt, ngô, vừng, đậu,… Có thể sử dụng các cách chế biến khác nhau để kích thích cảm giác ngon miệng cho bệnh nhân.

2.5. Hành, tỏi

Trong thành phần hành, tỏi chứa lượng lớn chất chống oxy hóa. Điều này rất có lợi cho người hóa trị ung thư vì sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân có thể sử dụng hành, tỏi dưới dạng ăn sống, nấu chín khi kết hợp với các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.

2.6. Protein

Cơ thể người bệnh ung thư sau hóa trị cần được quan tâm và cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn. Chính vì thế, protein là thực phẩm được khuyến nghị sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Bệnh nhân có thể bổ sung những thực phẩm giàu protein như các loại thịt màu trắng như: thịt gà hay thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nên hạn chế chế biến tẩm ướp nhiều gia vị hay chiên rán nhiều dầu mỡ, lựa chọn những loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.7. Thực phẩm giàu selenium

Selenium là một khoáng chất được biết đến với tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoáng chất này hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, nó trở thành khoáng chất nên bổ sung cho bệnh nhân ung thư sau đợt hóa trị dài ngày. Một số thực phẩm giàu selenium như hải sản, yến mạch, gạo lứt… Tuy nhiên, một số loại hải sản có vỏ như ngao, sò, hàu không nên sử dụng vì tránh nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, nếu chế biến các loại cá nước ngọt cũng nên nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

2.8. Gừng hoặc kẹo gừng

Tình trạng buồn nôn và nôn của bệnh nhân ung thư có thể được giảm thiểu đáng kể khi sử dụng các sản phẩm có gừng hay kẹo gừng. Người nhà bệnh nhân có thể cho bệnh nhân ngậm kẹo gừng mỗi khi thấy bệnh nhân có tình trạng buồn nôn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong gừng và kẹo gừng có hoạt chất sinh học như gingerol và shogaol giảm chứng buồn nôn do tương tác với hệ thần kinh trung ương và dạ dày.

Để giảm tình trạng buồn nôn sau hóa trị bệnh nhân ung thư có thể sử dụng một cốc nước gừng ấm hàng ngày
Để giảm tình trạng buồn nôn sau hóa trị bệnh nhân ung thư có thể sử dụng một cốc nước gừng ấm hàng ngày

2.9. Nước hầm

Do tình trạng khô miệng thường gặp ở bệnh nhân ung thư nên trong bữa ăn hàng ngày của họ không nên cung cấp thức ăn quá khô. Chế biến đa dạng thực phẩm dưới dạng hầm, súp, hầm canh hay chan nước sốt giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác của người bệnh. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân có thể xay nhuyễn thức ăn trong bữa ăn giúp tiêu hóa của người bệnh dễ dàng hơn. Một biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng chán ăn của người bệnh đó là chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, có thể chia thành 5 – 6 bữa/ngày với lượng thức ăn ít đi giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa, dễ hấp thu mà lại đầy đủ dinh dưỡng.

Trong và sau quá trình hóa trị, cơ thể người bệnh sẽ có nhiều sự thay đổi về khẩu vị ăn uống. Người nhà bệnh nhân nên lưu ý các triệu chứng thay đổi, nếu nghiêm trọng cần thông báo tới bác sĩ điều trị. Ngoài ra, việc quan trọng là quan tâm đến các thức ăn cho người hóa trị ung thư để cung cấp cho người bệnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn nhất.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7