[Đọc ngay] Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?
Nội dung bài viết
Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gì là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì bên cạnh các phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Vậy nên, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về người bị ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?
XEM THÊM:
- Người lính và sinh ra tử lần thứ 2 vì ung thư tuyến yên di căn xương
- Ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì để hỗ trợ điều trị?
- Tầm soát ung thư đại tràng và những thông tin cần biết
1. Vì sao phải xây dựng chế độ ăn cho người bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một trong số những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa tương đối phổ biến ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Đây là căn bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà còn tác động đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Trên thực tế, phần lớn các bệnh ung thư đều rất khó điều trị và các phương pháp can thiệp đều gây ra tổn hại nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân.
Với những người bệnh ung thư đại tràng thường gặp phải khó khăn đối với việc ăn uống khi đang trong quá trình điều trị. Điều này cũng khiến cho sức khỏe của người bệnh bị suy kiệt, khó hồi phục hơn do cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Mặt khác, các tế bào ung thư luôn tấn công và làm tổn thương cơ thể nên sức khỏe người bệnh vốn đã suy yếu lại càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh ung thư đại tràng là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình điều trị cũng như sau khi đã khỏi bệnh.
2. Nguyên tắc ăn uống dành cho người bệnh ung thư đại tràng
Để đảm bảo tốt cho sức khỏe, khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư đại tràng cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Bữa ăn nên có đầy đủ các nhóm chất cần thiết bao gồm: Chất bột đường, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì tất cả các thực phẩm nên được nấu chín trước khi sử dụng.
- Các món ăn nên được chế biến dưới dạng lỏng, nhạt, hấp hoặc luộc để cho người bệnh dễ tiêu hóa.
- Ăn uống đúng giờ giấc, tránh tình trạng bỏ bữa.
- Chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày với lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn. Điều này nhằm mục đích tránh được tình trạng quá tải cho dạ dày.
- Kết hợp uống nhiều nước để tăng cường khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Sau khi đã nắm rõ được nguyên tắc ăn uống khi bị ung thư đại tràng, việc tiếp theo cần nắm rõ đó là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị ung thư đại tràng để xây dựng được thực đơn ăn uống hàng ngày có lợi nhất.
3. Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư đại tràng
3.1. Rau xanh và trái cây
Đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại tràng, các bác sĩ thường khuyến khích nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Đây là những nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình phục hồi của đại tràng trở nên nhanh chóng hơn.
Mặt khác, các nguồn thực phẩm giàu vitamin B và axit folic rất có lợi cho đường ruột. Mà các nguồn dưỡng chất này cũng thường dễ dàng được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như rau xà lách, cải xoăn,… Đối với những bệnh nhân vừa phẫu thuật, thì nên ăn những thức ăn lỏng và dần dần bổ sung thêm một ít chất xơ cũng như chất béo.
Đối với trái cây thì người bệnh ung thư đại tràng nên ăn các loại quả có màu đỏ, màu cam, vàng đậm như: cam, dưa hấu, dâu tây, đu đủ…
- Cam: Với các trường hợp ung thư đại tràng bị đầy hơi, ăn không tiêu có thể sử dụng nước cam để hỗ trợ giảm các tình trạng này.
- Dứa: Trong thành phần của dứa có chứa 2 phần tử hợp nhất CCZ và CCS giúp kích thích hệ thống miễn dịch tấn công, chống lại các tế bào ung thư đồng thời kìm hãm khả năng di căn.
- Bơ cũng là một gợi ý hữu ích vì trong thành phần có chứa vitamin B, K, E,C, kali… rất có lợi cho sức khỏe.
Chất xơ trong hoa quả. rau xanh nói riêng và chất xơ trong các loại thực phẩm nói chung sẽ giúp gia tăng tiêu thụ axit folic cũng như giảm pH trong lòng đại tràng. Đồng thời kích thích sản xuất các acid béo chuỗi ngắn cùng là một yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa.
3.2. Bổ sung nhiều nước
Theo các bác sĩ chuyên môn, uống nhiều nước sẽ giúp bệnh nhân ung thư đại tràng dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa thức ăn cũng như ngăn ngừa táo bón. Đối với cơ thể của người trưởng thành thì mỗi ngày cần cung cấp độ khoảng 1,5 – 2 lít nước, tương đương với khoảng 8 ly nước. Mặt khác, uống nước nhiều cũng giúp cho người bệnh ngăn ngừa được nguy cơ tái phát bệnh sau khi phẫu thuật.
3.3. Các thực phẩm chế biến từ sữa
Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa thường có chứa hàm lượng vitamin D và canxi rất cao. Ngoài ra, Probiotics có trong các loại thức ăn này, điển hình là sữa chua còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Theo một số nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày cơ thể con người cần tiêu thụ khoảng 1200 – 1500mg canxi. Bên cạnh sữa. người bệnh có thể thay thế bằng số thực phẩm khác như phô mai, sữa chua để đa dạng thêm bữa ăn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng thêm thuốc hoặc thực phẩm bổ sung thêm vitamin D và canxi theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
3.4. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Nguồn chất xơ từ các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cho bệnh nhân bị ung thư đại tràng hạn chế gặp phải tình trạng táo bón cũng như đầy bụng kéo dài. Do đó, các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên sử dụng nguồn thực phẩm này ít nhất 1 – 2 khẩu phần ăn cho mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại bánh mì có hàm lượng chất béo cao, ví dụ như bánh ngọt, bánh mì tỏi.
3.5. Khoai lang
Đây là một thực phẩm đem lại tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Sử dụng khoai lang sẽ giúp bổ sung chất xơ, tạo môi trường lý tưởng cho các loại lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Thành phần chất chống oxy hóa có trong khoai lang có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào ung thư. Do đó, khoai lang là thực phẩm rất phù hợp cho người bị ung thư đại trực tràng.
3.6. Nên dùng một số loại gia vị
Một số loại gia vị nằm trong danh sách thực phẩm mà người bị ung thư đại tràng nên dùng. Trong thành phần của gừng có chứa gingerol, là chất giúp kháng viêm và chống oxy hóa mạnh. Uống nước gừng hay trà gừng cũng là một cách giúp giảm các triệu chứng bị đầy hơi, khó tiêu ở bệnh nhân bị ung thư đại tràng.
Bên cạnh gừng, một loại gia vị khác được khuyến cáo sử dụng đó là tỏi, hành. Vì trong thành phần của tỏi, hành có các thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa.
4. Ung thư đại tràng nên kiêng ăn gì?
4.1. Hạn chế sử dụng cà phê và rượu
Người bệnh nên tránh xa các loại thức uống như bia, rượu bởi những loại nước có cồn này có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Hơn nữa, loại đồ uống này cũng gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khỏe nói chung.
4.2. Kiêng thức ăn nhiều đường
Một chế độ ăn uống lý tưởng cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng cũng gần như tương tự với chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tiểu đường: ăn thường xuyên, nhiều protein và hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn , carbohydrate, đồ ăn thức uống có đường và các món tráng miệng.
4.3. Hạn chế các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê… được xem là có mối liên quan mật thiết với bệnh ung thư đại tràng. Mỗi ngày ăn khoảng 160g hoặc chế độ ăn có thịt quá 5 lần/tuần sẽ có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao gấp 3 lần so với người bình thường. Vậy nên, người bệnh nên thay thịt đỏ bằng các loại thịt trắng hoặc hải sản.
4.4. Không ăn thực phẩm chứa nhiều muối, lên men
Dưa muối, cà muối… là những món ăn nếu muối chưa kỹ sẽ chứa nhiều muối nitrit. Hợp chất này khi kết hợp với amin bậc 2 có trong một số thực phẩm như tôm, cá thì sẽ biến đổi thành nitrosamin có khả năng gây ung thư.
4.5. Các món chiên, xào, nướng
Hình thức chế biến thức ăn dưới dạng chiên, nướng sẽ làm tăng một số yếu tố sinh ung thư. Bên cạnh đó, thức ăn nhiều dầu mỡ còn dễ dẫn đến tình trạng béo phì, một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ gây ung thư đại tràng.
4.6. Loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn
Những loại thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, lạp xưởng, thịt muối… thường có hàm lượng natri nitrit cao. Đây chính là một “thủ phạm” gây ra ung thư. Do đó, để không khiến bệnh ung thư đại tràng trở nên trầm trọng cũng như phòng ngừa mắc bệnh, thì hãy loại bỏ loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn của người bệnh.
5. Chế độ dinh dưỡng thay đổi theo triệu chứng của người bệnh
Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh ung thư đại tràng mà chế độ dinh dưỡng được áp dụng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
- Bệnh nhân ung thư đại tràng bị các tình trạng đầy, trướng bụng và đau đớn, ăn không tiêu thì cần chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như canh chua, nước cam, nước gừng, mì sợi hay cháo gạo…
- Với các trường hợp người bệnh bị buồn nôn, nôn mửa, không muốn ăn thì nên lựa chọn những loại thực phẩm thanh đạm như bột ngó sen, bột ngũ cốc…đồng thời nên tránh các loại thức ăn chứa nhiều mỡ.
- Ung thư đại tràng sau khi phẫu thuật sẽ làm hư tổn khí huyết, toàn thân mất sức lực, chân tay uể oải, khó vận động, không có cảm giác muốn ăn uống… thì nên chọn loại thực phẩm có tác dụng ích khí dưỡng huyết như canh lá diếc, canh thịt gà, thịt chim, trà nhân sâm, long nhãn, mộc nhĩ…
- Trong thời gian điều trị bằng hóa chất, người bệnh rất dễ bị choáng đầu, hoa mắt, toàn thân mệt mỏi không có sức lực, buồn nôn, nôn mửa… Ở giai đoạn này nên cho người bệnh uống sữa, ăn trứng gà, cà chua, trà sâm…
- Bệnh nhân ung thư đại tràng ở thời kỳ muộn, toàn thân bị suy nhược, ăn uống gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần phù tăng cường dinh dưỡng, có thể dùng sâm hãm với nước để hỗ trợ tăng cường chức năng của các tạng phủ.
6. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân sau khi phẫu thuật và tạo hậu môn giả
Đối với những trường hợp này, trong chế độ dinh dưỡng cần có lưu ý một số điều sau:
- Đảm bảo bù đủ cho cơ thể lượng nước do mất nước qua hậu môn giả.
- Kiểm soát mùi hôi (lọc khí) và giảm thiểu các thức ăn tạo mùi như măng, bông cải, cà phê, trứng, hành lá…
- Tránh ăn những thực phẩm sinh hơi nhiều như bia, bông cải, dưa leo, đậu, hạt tiêu, đồ ăn cay nóng.
- Quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng trực tiếp nên những bệnh nhân này cần tránh sử dụng các loại thực phẩm gây khó chịu, tiêu chảy, đầy bụng.
- Đảm bảo chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, các dưỡng chất cần thiết như đạm, nước và các chất
- Để nâng đỡ hệ miễn dịch, có thể sử dụng thêm một thực phẩm chức năng, thực phẩm có bổ sung thêm: Omega 3, kẽm, Glutamine, Arginine, Vitamin C.
- Tránh thực phẩm có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn như: rau sống, đồ ăn lên men, phơi khô, …
- Điều trị các triệu chứng gây ra do thuốc có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, …
- Trường hợp cần thiết, tiến hành truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Trên đây, là bài viết cung cấp thông tin về câu hỏi ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng