Hậu môn bị lồi thịt là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị hiệu quả

Hậu môn bị lồi thịt khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng, khó chịu và vướng víu. Hơn nữa đây còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm ở khu vực hậu môn – trực tràng. Tuy nhiên hầu hết người bệnh lại chủ quan, không muốn chia sẻ và đi thăm khám, điều trị. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin cần biết giúp bạn hiểu hơn về tình trạng hậu môn bị lồi thịt.

Xem thêm:

1. Hậu môn bị lồi thịt do bệnh gì?

Hậu môn bị lồi thịt nguyên nhân chính là do bộ phận hậu môn có nhiều tuyến bã nhờn, thường xuyên bị ẩm ướt. Khu vực hậu môn là nơi đào thải phân ra bên ngoài, do đó tạo nên những cọ xát mạnh có thể gây ra những tổn thương cho hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm. 

nguyen-nhan-hau-mon-bi-loi-thit-benh-tri
Hậu môn bị lồi thịt do bệnh trĩ gây nhiều phiền toái cho người bệnh

Hậu môn có cục thịt lồi ra có thể do những nguyên nhân bệnh lý sau đây gây nên:

1.1. Hậu môn bị lồi thịt do bệnh trĩ

Trĩ là một căn bệnh phổ biến, bệnh xuất hiện do sự căng giãn quá mức của đám tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện búi trĩ mà bệnh được chia thành các loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Nếu người bệnh thấy hậu môn lồi thịt thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ ngoại hoặc giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội.

– Hậu môn bị lồi thịt do bệnh trĩ ngoại

Xuất hiện do sự hình thành các búi trĩ ở bên dưới đường lược, ban đầu người bệnh có thể dùng tay sờ thấy hậu môn có cục thịt lồi ra, lâu dần nếu không có hướng điều trị phù hợp, búi trĩ sẽ ngày càng to lên và có thể gây tắc nghẹt búi trĩ.

Các triệu chứng nhận biết khi bị trĩ ngoại đó là: táo bón thường xuyên, mỗi lần đi đại tiện phải cố hết sức rặn mạnh, sau khi đi đại tiện thấy đau rát và chảy máu hậu môn, hậu môn bị căng phồng quá mức khiến khó chịu, muốn đi đại tiện nhưng không đi được, hậu môn lồi thịt…

– Hậu môn bị lồi thịt do bệnh trĩ nội

Hậu môn có cục thịt lồi ra cũng có thể do các búi trĩ nội ở giai đoạn nặng. Trĩ nội xuất hiện do sự xuất hiện của các búi trĩ ở bên trên đường lược, và ở bên trong ống hậu môn nên không có dây thần kinh cảm giác. 

Khi người bệnh mắc trĩ nội ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có thể nhận biết khi đi đại tiện ra mát và có triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Người bệnh có thể sờ thấy búi trĩ mỗi khi đi đại tiện sau đó lại búi trĩ lại co lại, nhưng khi đã ở giai đoạn nặng thì búi trĩ không thể tự co lên được, mà phải dùng tay đẩy búi trĩ vào hoặc luôn trong tình sa búi trĩ.

1.2. Hậu môn bị lồi thịt do bệnh áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn xuất hiện do các mô ở xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm, tụ mủ. Khi mới bị áp xe hậu môn, người bệnh thường sờ thấy các khối mụn cứng ở hậu môn bị sưng tấy. Bệnh càng nặng thì các khối mụn này càng sưng to hơn, ngoài ra người bệnh còn cảm thấy đau nhói ở hậu môn, chảy mủ, táo bón, sốt, ớn lạnh… 

Bệnh áp xe hậu môn nếu không được điều trị sớm có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng, nứt hậu môn, áp xe tái phát, để lại sẹo hậu môn…

1.3. Hậu môn lồi thịt do rò hậu môn

Rò hậu môn là tình trạng biến chứng, mãn tính của áp xe hậu môn nếu không được chữa trị sớm. Đây là tình trạng xuất hiện một rãnh nhỏ ở phần cuối ruột và da gần hậu môn khi các tuyến ở hậu môn bị tắc do áp xe hoặc nhiễm trùng. Bệnh này có thể cần phải tiến hành phẫu thuật thoát lưu. 

Triệu chứng khi bị rò hậu môn đó là: đau liên tục ở vùng hậu môn, đau nhiều hơn khi di chuyển hoặc đứng lên ngồi xuống, có dịch hôi ở hậu môn, đi đại tiện có mủ và máu, sưng đỏ quanh hậu môn và sốt cao, vùng da hậu môn bị kích ứng, hậu môn có thịt lồi ra…

1.4. Hậu môn bị lồi thịt do ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn là một căn bệnh nguy hiểm khi có sự phát triển bất thường của các tế bào hậu môn. Bệnh có thể lây lan ảnh hưởng sang các bộ phận khác của cơ thể nếu không được chữa trị sớm. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là do virus HPV và thường gặp ở những người có độ tuổi từ 40 trở lên. 

Các triệu chứng thường gặp của ung thư hậu môn đó là: thay đổi thói quen đi đại tiện, đau hậu môn khi ngồi hoặc nằm, chảy máu hậu môn, xuất hiện các khối u ở trong hoặc xung quanh hậu môn, bề mặt hậu môn gập ghềnh…

2. Hậu môn bị lồi thịt có nguy hiểm không?

Hậu môn lồi thịt là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng, nếu chủ quan không chữa trị kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ như:

hau-mon-bi-loi-thit-bien-chung-nguy-hiem
Biến chứng nguy hiểm của hậu môn bị lồi thịt đó là chảy máu khi đại tiện
  • Chảy máu khi đi đại tiện: Nếu để tình trạng này kéo dài mà không điều trị sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, choáng váng…
  • Nhiễm trùng máu: Có nguy cơ viêm loét dẫn nhiễm trùng máu, thậm chí là hoại tử hậu môn.
  • Viêm nhiễm: Hậu môn bị viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Đặc biệt là ở nữ giới, hậu môn gần âm đạo có thể dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo…
  • Ung thư hậu môn – trực tràng: Những trường hợp bị trĩ có thể dẫn đến ung thư rất nguy hiểm.
  • Vỡ tĩnh mạch hậu môn: Búi trĩ hình thành có thể gây ra tình trạng nứt vỡ tĩnh mạch hậu môn trong quá trình đi đại tiện.
  • Rò hậu môn: Phân rỉ ra ngoài gây hôi thối.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Đi đại tiện không kiểm soát, khiến người bệnh sợ hãi, tự ti, ngại giao tiếp. 

Những biến chứng nguy hiểm trên có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt. Do đó, người bệnh cần chủ động đi thăm khám khi có triệu chứng nghi ngờ bị lồi thịt ở hậu môn. Nếu không đi thăm khám, ngại điều trị có thể khiến các biến chứng tiến triển nhanh, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và tốn kém chi phí hơn. 

3. Cách chữa hậu môn bị lồi thịt hiệu quả

Khi thấy hiện tượng hậu môn lồi thịt ra ngoài người bệnh cần hết sức bình tĩnh quan sát, theo dõi các triệu chứng kèm theo, đồng thời có phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

dieu-tri-hau-mon-bi-loi-thit
Nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân

3.1. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Hậu môn lòi cục thịt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó để được chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm. Các bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng kèm theo, đồng thời thực hiện kỹ thuật thăm khám chuyên sâu là soi hậu môn để chẩn đoán chính xác nhất. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý chữa trị mà chưa đi thăm khám.

3.2. Chữa trị theo chỉ định của bác sĩ

Khi đã được chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên bác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng của từng bệnh nhân. Tuỳ từng nguyên nhân mà biện pháp chữa trị sẽ khác nhau. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ:

– Sử dụng thuốc chữa hậu môn bị lồi thịt 

Nếu hậu môn lòi thịt ở giai đoạn đầu, chưa gặp biến chứng nặng nề thì có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Một số thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Nếu trường hợp xuất hiện cục thịt lồi ở ngoài rìa hậu môn, gây đau nhức và sưng viêm. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và loại thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc bôi ngoài: Các loại thuốc này phần lớn đều có tác dụng làm mát, bôi trơn, làm giảm tình trạng đau rát và chảy máu khi đi đại tiện. 
  • Các loại thuốc khác: Tuỳ vào từng trường hợp bệnh hậu gặp hiện tượng hậu môn lồi thịt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc như: thuốc corticoid, thuốc làm bền mạch máu, thuốc co mạch, thuốc kháng sinh, kháng nấm…

Tuy thuốc tây có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng, nhưng làm dụng có thể gây hại cho gan, thận, dạ dày… Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

dieu-tri-hau-mon-bi-loi-thit-bang-thuoc
Sử dụng thuốc chữa hậu môn bị lồi thịt theo chỉ định của bác sĩ

– Can thiệp ngoại khoa chữa hậu môn bị lồi thịt

  • Nếu bị bệnh trĩ: Nếu hậu môn bị lồi thịt do bệnh trĩ nặng, gặp biến chứng thì bạn cần can thiệp ngoại khoa bằng các phương pháp như: thắt búi trĩ, chích xơ búi trĩ, phẫu thuật…
  • Nếu bị áp xe hậu môn: Có thể sẽ cần phải phẫu thuật để mở và hút ổ áp xe. 
  • Nếu bị rò hậu môn: Nếu trường hợp rò hậu môn nặng, cũng cần tiến hành phẫu thuật để tìm ra đường rò, tìm ra những ổ áp xe cũng như các đường rò thứ phát và bảo tồn cơ thắt hậu môn tối đa.
  • Nếu bị ung thư hậu môn: Những trường hợp này sẽ được điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, cũng như tình trạng người bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo các phương pháp như hoá trị, xạ trị, phẫu thuật…

3.3. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chăm sóc khi hậu môn lồi thịt ra ngoài tại nhà bằng các cách sau:

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm.
  • Tránh ngồi nhiều, thường xuyên vận động tập thể dục.
  • Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, không cố rặn và không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.

4. Hậu môn bị lồi thịt nên ăn gì và kiêng gì?

Đây cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi gặp phải tình trạng hậu môn lồi cục thịt. Chế độ dinh dưỡng kết hợp với sinh hoạt hợp lý sẽ quyết định rất lớn, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị. 

thuc-pham-nhieu-sat
Hậu môn có cục thịt lồi ra nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt

4.1. Hậu môn lồi thịt nên ăn gì?

Những người bệnh gặp phải tình trạng hậu môn có cục thịt lồi ra nên bổ sung những thực phẩm sau đây:

  • Uống đủ nước: Nước có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp loại trừ cặn bã trong ruột, làm mềm phân, củng cố thành tĩnh mạch, tăng cường trao đổi chất, giảm sưng đau do búi trĩ gây ra. Mỗi ngày người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước như nước lọc, nước ép trái cây, rau diếp cá, rau má…
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Tăng cường vào khẩu phần ăn mỗi bữa thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc. Việc tăng chất xơ sẽ có tác dụng trong việc trữ nước trong ruột, hỗ trợ tiêu hoá.
  • Bổ sung thêm sắt cho cơ thể: Khi bị lồi thịt ở hậu môn thường kèm theo các triệu chứng như chảy máu khi đại tiện, dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người bệnh. Do đó, bổ sung sắt giúp bổ sung máu cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu sắt như gan, thịt, hạt điều, óc chó, cua, cá ngừ…
  • Thực phẩm chứa nhiều magie: Magie có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Những thực phẩm giàu magie như yến mạch, đậu nành, hạt điều, nho khô…

4.2. Hậu môn bị lồi thịt nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc chú trọng bổ sung dinh dưỡng có cơ thể, người bệnh cũng nên kiêng một số thực phẩm có thể tăng nguy cơ khiến bệnh nặng thêm.

  • Hạn chế ăn mặn: Muối hút nước, giảm trữ nước trong ruột, dẫn đến phân bị cứng vón cục, khó tiêu hoá, mạch máu căng lên. Do đó, người bệnh cần giảm thiểu lượng muối trong các bữa ăn. 
  • Tránh đồ cay nóng: Một số gia vị cay nóng như ớt, tiêu, quế… có thể làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây ra tình trạng nóng trong, táo bón dẫn đến đau rát hậu môn.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước uống có ga… làm tăng áp lực có thành ruột và ảnh hưởng không tốt đến tiêu hoá.
  • Giảm lượng đường và tinh bột: Ăn quá nhiều đường và tinh bột sẽ tạo áp lực cho thành ruột, dẫn đến táo bón, ngứa hậu môn.
  • Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, chiên rán: Đồ ăn nhanh, chiên rán, xào… chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị hậu môn lồi thịt, dễ gây ra tình trạng nóng trong, táo bón…

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về tình trạng hậu môn bị lồi thịt, bạn nên lưu ý không được chủ quan, để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hãy khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn hướng điều trị hiệu quả nhất. 

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7