Hậu môn chảy máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị tại nhà hiệu quả

Hậu môn chảy máu nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng mất máu kéo dài, ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí đe doạ tính mạng của bệnh nhân. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ chia sẻ về nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng hậu môn chảy máu

Xem thêm:

1. Triệu chứng hậu môn chảy máu 

Triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất khi hậu môn bị chảy máu đó chính là đại tiện ra máu tươi. Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể sẽ ít chỉ biết được khi quan sát thấy máu thấm trên giấy vệ sinh, nhưng tình trạng cũng có thể nặng hơn máu chảy nhiều thành từng giọt, từng tia. Đồng thời, kèm theo một số các triệu chứng khác. 

trieu-chung-hau-mon-chay-mau
Đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp

Dưới đây là những triệu chứng nổi bật nhất của chảy máu hậu môn:

  • Chảy máu hậu môn khi đi ngoài, chảy máu khi đang rặn đi đại tiện hoặc sau khi phân đã được đẩy ra ngoài. 
  • Máu có màu đỏ tươi, xuất hiện có thể ít hoặc chảy thành từng giọt, phun thành tia.
  • Cảm giác rất đau khi đi ngoài.
  • Đau buốt ở khu vực hậu môn.
  • Xuất hiện chất nhầy và mủ.
  • Sốt.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Mệt mỏi, xanh xao bất thường do mất máu.
  • Đau bụng.
  • Chuột rút.

2. Nguyên nhân hậu môn chảy máu

Khi hậu môn chảy máu có thể cảnh báo bạn mắc các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng, bao gồm:

Hậu môn chảy máu do bệnh trĩ

Hậu môn chảy máu có thể là triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ. Dấu hiệu của bệnh là đại tiện ra máu tươi, máu dính trên phân, máu dính trên giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là máu có thể phun thành tia. 

Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức. Bệnh được chia thành 3 dạng đó là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những người làm việc trong môi trường phải đứng, ngồi quá lâu, táo bón kinh niên, ăn nhiều đồ cay nóng, phụ nữ mang thai và sau sinh… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.

Bên cạnh triệu chứng hậu môn đau rát chảy máu thì người bị trĩ còn có thể gặp một số biến chứng như sa búi trĩ, gây viêm nhiễm, sốt, ngứa quanh lỗ hậu môn, áp xe hậu môn…

hau-mon-chay-mau-do-tri
Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hậu môn chảy máu

Nứt kẽ hậu môn

Hậu môn chảy máu cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân bị chảy máu sau khi đại tiện, máu tươi ở hậu môn có thể chảy thành giọt. Nứt kẽ hậu môn thường gặp do bị táo bón, người bệnh cố rặn nên làm nứt kẽ, sưng đau và chảy máu hậu môn. Nếu để lâu không chữa có thể gây biến chứng loét, nhiễm khuẩn hậu môn. 

Hậu môn chảy máu do táo bón

Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng hậu môn rỉ máu. Khi đi đại tiện, người bị táo bón thường phải cố rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, hành động này vô tình tạo ra lực ma sát lớn vào thành hậu môn, khiến hậu môn bị trầy xước, chảy máu. Những người bị táo bón, máu có thể dính trên phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của ống hậu môn.

Táo bón thường xảy ra khi người bệnh ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ khó tiêu, thức ăn cay nóng hoặc kích thích trong thời gian dài… Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng nếu để lâu, không khắc phục thì sẽ dẫn đến bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc các bệnh lý khác tại hậu môn.

Ung thư trực tràng

Chảy máu hậu môn khi đi đại tiện là trong những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng. Ban đầu lượng máu thường ít, về sau chảy máu nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng. Người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như chướng bụng, buồn nôn, đau bụng dưới, giảm cân liên tục không rõ nguyên nhân…

Các nguyên nhân khác

Triệu chứng chảy máu hậu môn còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác như viêm đại tràng do thiếu máu, viêm túi thừa, xuất huyết đường tiêu hoá…

3. Hậu môn chảy máu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nếu hậu môn chảy máu vài ngày là hết thì có thể chỉ là triệu chứng rối loạn tiêu hoá, người bệnh không cần quá lo lắng mà hãy chú ý nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, tình trạng này sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu chảy máu hậu môn do các bệnh lý nguy hiểm và kéo dài thì người bệnh phải đối mặt với một số nguy hiểm như:

Hậu môn chảy máu dẫn đến thiếu máu trầm trọng

Hiện tượng hậu môn chảy máu kéo dài, đặc biệt ở những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, máu sẽ chảy thành giọt hoặc phun thành tia sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy nhược, giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt.

Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ bị suy nhược cơ thể, thai nhi phát triển chậm, có thể dẫn đến sinh non hoặc thai lưu.

thieu-mau
Hậu môn chảy máu gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng làm cơ thể mệt mỏi, xanh xao

Suy giảm sức đề kháng cơ thể

Khi bị chảy máu hậu môn kéo dài người bệnh sẽ bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: HIV, lậu, giang mai, sùi mào gà…

Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày

Hậu môn bị chảy máu khiến cho người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, bất an, mệt mỏi… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc cũng bị suy giảm.

Một số nguy hiểm khác

Nếu chảy máu hậu môn do bệnh lý mà không được điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng khác như nhiễm trùng máu, hoại tử hậu môn, ung thư đại trực tràng…

Hậu môn chảy máu không chỉ ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn gây hạu cho sức khỏe người bệnh. Do đó, các bác sĩ khuyên người bệnh không nên chủ quan, đi khám ngay trước khi bệnh chuyển biến nặng, khó điều trị và tốn kém hơn.

4. Biện pháp điều trị và phòng ngừa hậu môn chảy máu tại nhà

Hậu môn đau rát chảy máu dù là do nguyên nhân nào cũng có nguy cơ để lại các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Để hỗ trợ cho quá trình điều trị và ngăn tình trạng tái phát, ngoài việc tuân thủ theo định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà.

uong-nuoc-ho-tro-dieu-tri-hau-mon-chay-mau
Nên uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ điều trị hậu môn chảy máu
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón và làm phân lỏng hơn.
  • Ngâm nước ấm hàng ngày để làm sạch da xung quanh hậu môn.
  • Giữ tinh thần thoải mái khi đi ngoài, tránh ngồi bồn cầu trong thời gian quá lâu.
  • Tăng cường bổ sung thêm nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày như bổ sung rau xanh, trái cây tươi, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, các loại hạt và đậu…
  • Sử dụng đá để chườm lạnh khu vực hậu môn để giảm đau.
  • Ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm để ngập vùng hông và mông, giúp cho triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu giảm bớt.
  • Tránh xa bia rượu vì các chất đó có thể làm mất nước – chính là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. 
  • Tập thể dục đều đặn và kiểm soát cân nặng ổn định.
  • Kích thích thói quen đi đại tiện trong một khung giờ, tuyệt đối không nhịn đại tiện.

5. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ

Ở những trường hợp nhẹ, tình trạng hậu môn rỉ máu có thể thuyên giảm sau khi áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu chảy máu hậu môn do các vấn đề nghiêm trọng ở đường tiêu hoá, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay, đặc biệt là cơ thể gặp các triệu chứng sau đây:

met-moi
Hậu môn đau rát chảy máu kèm triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt bạn nên thăm khám ngay
  • Sốt cao, uống thuốc nhưng khó hạ sốt.
  • Đau tức ở dạ dày.
  • Chướng bụng và đau quặn bụng dưới.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tình trạng chảy máu diễn ra liên tục và ngày càng trầm trọng hơn.
  • Giảm cân bất thường mà không rõ lý do.
  • Tiểu tiện không tự chủ.
  • Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài không dứt.
  • Phân có kích thước nhỏ như bút chì.
  • Phân có màu đen hoặc có lẫn nhầy.
  • Suy nhược cơ thể, xanh xao, chóng mặt, ngất xỉu do mất máu nhiều.
  • Nôn ra máu hoặc cơ thể xuất hiện các vết bầm tím.
  • Khó thở, nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Nếu bạn bị chảy máu hậu môn đi kèm với một hoặc nhiều triệu chứng trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

GHV KSol hy vọng rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về tình trạng hậu môn chảy máu và đã có thể biết được làm thế nào để điều trị trình trạng này một cách hiệu quả nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị. 

XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu