Hậu môn có mùi hôi là dấu hiệu bệnh gì? – Chẩn đoán và phương pháp điều trị
Nội dung bài viết
Hậu môn có mùi hôi không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp mà còn là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc cách bệnh lý nguy hiểm. Qua bài viết dưới đây, GHV KSol sẽ chia sẻ các vấn đề về hậu môn, cũng như biện pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị hậu môn có mùi hôi.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn số 5: Người phụ nữ vươn lên vì sự sống
- U nhú hậu môn là gì có nguy hiểm không
- Hậu Môn Chảy Dịch Là Bệnh Gì – Chữa Sớm Càng Tiết Kiệm
1. Hậu môn có mùi hôi là dấu hiệu bệnh gì?
Hậu môn có mùi hôi là tình trạng khá phổ biến và thường gặp phải ở hầu hết mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở hậu môn, chảy dịch mủ ở hậu môn gây khó khăn trong việc đi vệ sinh. Biểu hiện hậu môn có mùi còn có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm sau:
1.1. Hậu môn có mùi hôi là dấu hiệu bệnh trĩ
Một số dạng bệnh trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hay trĩ vòng đều có thể gây ra hiện tượng hậu môn có mùi hôi. Nếu búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn sẽ gây ra tình trạng cộm, vướng, đau rát khi đi đại tiện, hậu môn bị sưng tấy…
Bên cạnh có mùi hôi, hậu môn còn có dấu hiệu ẩm ướt – đây là phản ứng tự nhiên của hậu môn nhằm bảo vệ bộ phận trước những nguyên nhân gây viêm. Lúc này, lượng dịch nhầy sẽ tiết ra, người bị bệnh lúc nào cũng thấy ẩm ướt, thậm chí ngứa ngáy cùng với mùi hôi vô cùng khó chịu.
1.2. Áp xe hậu môn
Đây là tình trạng những mô mềm xung quanh hậu môn bị nhiễm khuẩn, sinh ra mủ và tạo nên các ổ áp xe hậu môn, khiến cho mô da ở phần hậu môn bị sưng tấy, bên trong có chứa nhiều dịch mủ. Áp xe hậu môn gây đau rát, khó chịu ở hậu môn và xuất hiện những u cục xung quanh hậu môn. Khi ổ mưng mủ bị vỡ gây chảy dịch mủ màu vàng và có mùi hôi. Kèm theo các triệu chứng như người mệt mỏi, sốt, thiếu máu…
Khi đã bị áp xe hậu môn mà không có hướng điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển thành các đường rò hoặc bị nứt kẽ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn, cảm nhận thấy được chất nhờn màu vàng tiết ra từ bên trong ổ áp xe, gây ẩm ướt và có mùi hôi khó chịu.
1.3. Rò hậu môn khiến hậu môn có mùi hôi
Rò hậu môn là bệnh lý do biến chứng của áp xe hậu môn, khi bị nhiễm trùng mạn tính sẽ tạo nên các đường rò bên trong hậu môn – trực tràng. Các đường rò này sẽ tạo ra các lỗ rò gây chảy dịch mủ màu vàng và có mùi hôi. Người bệnh bị rò hậu môn không chỉ gặp phải tình trạng hậu môn có mùi hôi khó ngửi, mà còn luôn trong tình trạng ngứa ngáy, đau rát, ẩm ướt…
1.4. Nứt kẽ hậu môn
Tình trạng nứt kẽ hậu môn gây ra tình trạng táo bón lâu ngày, đau rát ở vùng hậu môn nhất là khi đi đại tiện và khi quan hệ tình dục. Nếu để bệnh chuyển biến nặng, bệnh nhân có thể bị đau rát hậu môn, đại tiện ra máu, vùng hậu môn có mùi hôi và ẩm ướt.
1.5. Viêm loét hậu môn
Người bệnh gặp phải các vấn đề ở vùng hậu môn như táo bón lâu ngày, nứt kẽ hậy môn… gây đau rát và chảy máu hậu môn. Phân đi ra ngoài kèm theo máu sẽ là điều kiện để các vi khuẩn gây hại, nhất là khi hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm, loét hậu môn nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của viêm loét hậu môn đó là có dịch nhầy từ hậu môn chảy ra, lượng dịch chảy có thể ít hoặc nhiều, có mùi hôi và nhiều màu sắc khác nhau.
2. Chẩn đoán tình trạng hậu môn có mùi hôi
Có rất nhiều biện pháp điều trị tình trạng hậu môn có mùi hôi. Tuy nhiên, người bệnh mắc phải tình trạng này cần có đi thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ điều trị rõ ràng để bệnh có thể nhanh chóng khỏi bệnh.
Ngay khi có triệu chứng bất thường ở hậu môn như hậu môn có mùi hôi, chảy dịch hậu môn… bạn không nên chủ quan mà nên đến ngay bệnh viện để khám chẩn đoán chính xác do bệnh gì gây ra. Một số biện pháp chẩn đoán bệnh như sau:
- Kiểm tra hậu môn bằng tay: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra khoang hậu môn bằng tay để có thể phát hiện ra những bất thường ở hậu môn như khối u, dịch nhầy hậu môn…
- Soi hậu môn: Sử dụng kỹ thuật soi hậu môn cho phép quan sát những tổn thương bất thường sâu bên trong. Phương pháp này thường được chỉ định sau khi kiểm tra hậu môn bằng tay.
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Như chụp CT, MRI… để đánh giá đầy đủ tình trạng bệnh.
- Sinh thiết: Phương pháp lấy mẫu mô ở hậu môn để chẩn đoán sẽ có giá trị chính xác cao.
3. Phương pháp điều trị hậu môn có mùi hôi
Sau khi có kết quả chẩn đoán là do bệnh lý gây ra tình trạng hậu môn có mùi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị sau đây:
3.1. Điều trị hậu môn có mùi hôi bằng nội khoa
Phương pháp điều trị này thường được áp dụng trong những trường hợp người bệnh có tình trạng nhẹ, thuốc có nhiều dạng như dạng uống, dạng kem bôi hậu môn… Các loại thuốc này có tác dụng giúp giảm sưng đau, kháng nhiễm trùng, giảm ngứa, giảm tiết dịch nhầy, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, giúp vết thương nhanh lành, tiêu mủ, co búi trĩ… Từ đó, hậu môn sẽ được khô ráo, đẩy lùi được tình trạng hậu môn có mùi hôi.
3.2. Điều trị hậu môn có mùi hôi bằng ngoại khoa
Những trường hợp người bệnh bị mắc mủ ở hậu môn, các bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu trích rạch dẫn lưu mủ, sau đó kê đơn thuốc kháng sinh, nhằm hậu môn nhanh chóng hồi phục lành vết thương, tránh bị nhiễm khuẩn.
Đối với những trường hợp người bệnh bị trĩ hoặc những căn bệnh hậu môn – trực tràng khác, bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật như PPH, HCPT nhằm loại bỏ búi trĩ, diệt khuẩn, cắt bỏ đoạn cơ vòng hậu môn bị tổn thương và tái tạo lại hậu môn. Đồng thời, phá bỏ những đường rò hậu môn. Lúc này, các bệnh lý hậu môn trực tràng được đẩy lùi, tình trạng hậu môn có mùi từ đó cũng biến mất.
Trước khi tiến hành bất kỳ một phương pháp can thiệp ngoại khoa nào, bác sĩ cũng sẽ xem xét chẩn đoán kỹ bệnh tình mới thực hiện. Do đó, người bệnh không nên e ngại khi gặp các vấn đề ở vùng nhạy cảm, để tránh những ảnh hưởng không đáng có tới sức khoẻ và cuộc sống.
3.3. Mẹo khắc phục hậu môn có mùi hôi tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị theo y khoa, người bệnh cũng có thể sử dụng một số biện pháp chữa trị tại nhà nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị của mình.
Sử dụng nghệ tươi chữa hậu môn có mùi hôi:
Nghệ tươi là một loại củ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nhờn thành phần curcumin. Việc sử dụng nghệ tươi sẽ giúp cho hậu môn giảm mùi hôi, sưng và đau rát.
Cách thực hiện: Người bệnh có thể dùng 1 – 2 củ nghệ rửa sạch, gọt sạch vỏ, cho vào nồi nước sôi và cho thêm chút rau diếp cá để tăng tính khử khuẩn. Đợi hỗn hợp sôi thì đổ vào chậu, đợi nước nguội, khi nước còn ấm thì ngân hậu môn vào sẽ giúp giảm mùi hôi ở hậu môn rất hiệu quả.
Sử dụng khoai tây chữa hậu môn có mùi
Khoai tây là một thực phẩm được biết đến có công dụng kháng khuẩn, giảm sưng, làm mát, giảm mùi ở hậu môn rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Người bệnh chọn vài củ khoai tây nhỏ, chưa mọc mầm. Sau đó rửa sạch, gọt hết vỏ, thái nhỏ khoai và trộn với một chút dầu oliu. Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên vùng hậu môn và cố định lại bằng khăn sạch. Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch lại với nước ấm sạch, chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần/tuần để đảm bảo tác dụng và không gây kích ứng vùng da hậu môn.
Sử dụng giấm táo chữa hậu môn có mùi
Giấm táo cũng là một trong những cách điều trị các vấn đề về hậu môn hiệu quả, an toàn nhờ đặc tính kháng viêm, chống khuẩn và khử mùi tốt.
Khắc phục tình trạng hậu môn có mùi hôi bằng giảm táo rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị 1 – 2 thìa giấm táo. Sau đó pha loãng với nước ấm, dùng để rửa vùng hậu môn thường xuyên và không cần rửa lại bằng nước sạch.
Bạn nên kiên trì sử dụng đều đặn cách này mỗi ngày để giảm bớt mùi hôi, cũng như cảm giác đau khó chịu cho người bệnh.
Cách chữa tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh còn nhẹ, trong trường hợp người bệnh gặp phải các bệnh lý như thường xuyên rỉ dịch, gây đau đớn dữ dội, búi trĩ to, sa búi trĩ… gây ra mùi hôi thì nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Ở đó bạn sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị y khoa để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết hậu môn có mùi hôi là dấu hiệu bệnh lý gì, cũng như cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về biểu hiện này và có biện pháp xử lý kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng