Từ A đến Z những điều cần biết về hậu môn nhân tạo
Nội dung bài viết
Hiện nay có rất nhiều người phải làm hậu môn nhân tạo nhằm đưa phân và khí thoát ra khỏi cơ thể mà không đi qua trực tràng. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ giúp bạn nắm rõ về các loại hậu môn nhân tạo thường được sử dụng, cũng như những kiến thức liên quan.
Xem thêm:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Đau hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà
- Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Hậu môn nhân tạo là gì?
Hậu môn nhân tạo là con đường dẫn từ ruột già ra ngoài thành bụng, giúp phân và khí thoát khỏi cơ thể mà không đi qua trực tràng. Đồng thời, tạo ra một lỗ mở thông ra da của đại tràng nhằm mục đích dẫn lưu bộ phận ra ngoài thay thế cho hậu môn thật. Chất thải sẽ đi trực tiếp qua lỗ mổ thông đó và được chứa trong một túi đeo ở bên ngoài cơ thể.
Việc phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo được thực hiện chủ động trên cơ thể với mục đích vĩnh viễn hoặc tạm thời chờ sự phục hồi của đại tràng. Mở hậu môn nhân tạo được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Trường hợp bệnh nhân ung thư đại tràng, trực tràng ở giai đoạn tiến triển hoặc đã có biến chứng cần phải mở hậu môn nhân tạo.
- Một số trường hợp khác như tắc ruột, hoại tử ruột, khối u phần thấp của trực tràng, vỡ đại tràng gây nhiễm trùng ổ bụng nặng.
2. Các loại hậu môn nhân tạo
Các loại hậu môn nhân tạo thường sử dụng được đặt tên theo vị trí giải phẫu của đại tràng.
2.1. Hậu môn nhân tạo đại tràng sigma
Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất, nằm gần cuối của đại tràng, ngay trước trực tràng. Khi thực hiện mở hậu môn nhân tạo đại tràng sigma sẽ cho phân cứng hơn và phù hợp sinh lý tương tự như phân bình thường.
2.2. Hậu môn nhân tạo đại tràng ngang
Đại tràng ngang nằm ngang phía trên vùng thượng vị và thường mềm hơn do phần đại tràng này hấp thu nước ít hơn đoạn thấp của đại tràng. Thông thường, có 3 kiểu mở hậu môn nhân tạo thường gặp ở đại tràng ngang sau:
Hậu môn nhân tạo kiểu quai
Hậu môn nhân tạo kiểu quai được thực hiện nhanh hơn kiểu đầu tận và thường có tính chất tạm thời, kiểu hậu môn này sẽ tạo một đường hầm thành bụng lớn hơn nên sẽ có nguy cơ thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo. Vị trí để thực hiện làm hậu môn nhân tạo kiểu này là khoảng ¼ trên vùng bụng phải (tương đương đại tràng ngang) hoặc hố chậu trái (tương đương đại tràng xích-ma). Trường hợp này thi thoảng vẫn sẽ có phân hoặc khí đi qua trực tràng.
Hậu môn nhân tạo kiểu đầu tận
Đây thường là kiểu hậu môn nhân tạo có tính chất vĩnh viễn, được thực hiện sau khi phẫu thuật bao gồm cả trực tràng và phần đại tràng ở dưới vị trí mở hậu môn nhân tạo. Phần được lựa chọn để làm hậu môn nhân tạo là đoạn cuối hồi càng, sát van hồi manh tràng nhằm đảm bảo đủ chiều dài của tiểu tràng, bảo tồn tối đa chức năng tiêu hoá, hấp thu của tiểu tràng cũng như để chỗ cho việc tạo túi chứa phân sau này.
Hậu môn nhân tạo kiểu nòng súng
Kiểu hậu môn này được làm nhanh hơn kiểu đầu tận và thường mang tính chất tạm thời. Đầu của kiểu hậu môn này gần được đưa ra ngoài thành bụng là một hậu môn tạm thời để đưa chất thải ra ngoài. Đầu xa cũng được đưa ra ngoài thành bụng, có một ít chất nhầy sẽ chảy ra.
2.3. Hậu môn nhân tạo đại tràng xuống
Loại hậu môn này được mở ở phần bên trái của ổ bụng. Chất thải từ kiểu hậu môn này thường rắn do đã đi qua gần hết toàn bộ khung đại tràng. Thông thường, hậu môn nhân tạo đại tràng xuống thường thực hiện cho các bệnh nhân ung thư trực tràng.
2.4. Hậu môn nhân tạo đại tràng lên
Cách mở hậu môn nhân tạo từ vị trí đại tràng lên này thì chỉ có một phần của đại tràng thực hiện chức năng tiêu hoá, hấp thu dẫn đến chất thải vẫn còn tỷ lệ nước cao, phân tiết ra ngoài thường lỏng, điều này gây khó khăn cho việc chăm sóc.
Kiểu hậu môn nhân tạo đại tràng lên thường rất ít khi được thực hiện, thay vào đó là kiểu mở hồi tràng ra ngoài thành bụng sẽ được bác sĩ thực hiện nhiều hơn, và có kèm theo một túi nhỏ đựng chất thải bài tiết ra ngoài.
3. Phương pháp phẫu thuật nội soi hậu môn nhân tạo thực hiện như thế nào?
Hiện nay, phẫu thuật hậu môn nhân tạo thường có hai phương pháp là mổ hở và mổ nội soi. Thường phương pháp mổ nội soi có nhiều ưu điểm hơn như ít xâm lấn, ít đau hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn. Tuy phẫu thuật nội soi hậu môn nhân tạo không phải là một kỹ thuật khó, nhưng thường được thực hiện trên những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, thể trạng suy kiệt cần hết sức cẩn trọng.
Trước khi bước vào phẫu thuật, người bệnh sẽ được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá tình trạng hô hấp, tim mạch và chức năng ống tiêu hoá. Đồng thời, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước phẫu thuật.
Quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi hậu môn nhân tạo diễn ra như sau:
– Đầu tiên, bệnh nhân được đưa vào bàn mổ, tư thế ngửa, hai tay khép và được gây mê nội khí quản. Nếu làm hậu môn nhân tạo đại tràng lên hoặc hồi tràng thì đặt dàn nội soi bên phải, bác sĩ đứng bên trái. Nếu làm hậu môn nhân tạo đại tràng xuống thì dàn nội soi đặt bên trái, bác sĩ đứng phẫu thuật bên phải.
– Bác sĩ tiến hành đặt troca 10mm dưới rốn, bơm hơi vào ổ bụng, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ ổ bụng, xác định đoạn ruột cần đưa ra để làm hậu môn nhân tạo, sau đó sử dụng panh kẹp vào đoạn ruột để cố định.
– Tiếp theo bác sĩ sẽ cắt một phần da hình tròn có đường kính khoảng 2.5cm, rạch dọc đến lớp cân, không cắt bỏ mô mỡ vì đây là mô đệm cho hậu môn nhân tạo. Sau khi đã tác các sợi cơ sang hai bên, bác sĩ tiến hành rạch lớp cân chéo ngoài, rạch tiếp lá cần sau. Khi đến phúc mạc thành, cẩn thận nông thành bụng bằng các ngón tay để tạo đường hàm.
– Cuối cùng, bác sĩ dùng Bancock để đưa đoạn đại tràng ra khỏi thành bụng. Đầu tận đại tràng được đưa ra khỏi thành bụng 2cm và tiến hành khâu cố định đại tràng vào cân thành bụng sao cho phần đại tràng nhô lên khỏi thành bụng từ 0.5-1cm.
4. Những biến chứng sau khi phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo
Sau khi thực hiện phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:
- Có thể gặp phải tình trạng xuất huyết đại tràng.
- Gặp tổn thương các mô xung quanh.
- Bị nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm trùng ổ bụng.
- Có thể chảy máu từ lỗ mở hậu môn nhân tạo.
- Một số trường hợp xuất hiện lỗ rò từ đại tràng vào ổ bụng, thành bụng.
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ được chăm sóc và theo dõi khoảng một tuần, thời gian phục hồi hoàn toàn có thể mất 2 tháng. Trong thời gian chờ hồi phục bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cần kiêng ăn những thực phẩm gì.
Trong trường hợp mở hậu môn nhân tạo tạm thời, bệnh nhân sẽ cần thực hiện phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo sau khi đại tràng đã hồi phục. Thông thường, phẫu thuật này sẽ diễn ra khoảng 12 tuần sau đó, tuỳ thuộc vào mục đích mở hậu môn nhân tạo trước đó. Việc đóng hậu môn nhân tạo cần được sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ.
Việc thực hiện hậu môn nhân tạo gây ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống thường ngày của người bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tính toàn sao cho phù hợp nhất với cơ thể.
5. Chăm sóc hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh cụ thể hơn về cách sử dụng túi hậu môn cũng như về chế độ ăn uống, mức độ hoạt động.
Làm sạch hậu môn nhân tạo
Sau khi đã hồi phục sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần làm sạch túi hậu môn vài lần một ngày. Tốt nhất là nên giữ cho túi hậu môn không đầy quá một nửa. Lượng chất thải sẽ thai đổi theo chế độ ăn uống, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thực phẩm giúp giảm lượng chất thải ra ngoài.
Chế độ sinh hoạt
Da xung quanh lỗ hậu môn nhân tạo cần giữa được sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Lỗ mở hậu môn luôn có màu hồng và sau phẫu thuật có thể thỉnh thoảng bị chảy máu, điều này thường gặp nhưng hiếm khi kéo dài.
Người bệnh có thể tiến hành các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đi làm, đi chơi… Tuy nhiên, cần vận động hợp lý để tránh gây tổn thương lên vùng đặt hậu môn nhân tạo.
Chăm sóc dinh dưỡng
Lượng phân hay khí từ đường tiêu hoá đi vào túi hậu môn nhân tạo sẽ phụ thuộc vào loại hậu môn nhân tạo và chế độ ăn uống. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên ăn những thức ít chất xơ trong 4 – 6 tuần sau khi mở hậu môn nhân tạo. Thời gian sau đó có thể ăn chất có nhiều đường và có hàm lượng protein cao. Người bệnh nên uống nhiều nước, nhai kỹ thức ăn, ăn chậm.
Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân
Có những trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn hoặc sự thay đổi xấu đi của cơ thể sau khi mở hậu môn nhân tạo. Hãy chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân hoặc nhóm những người có hậu môn nhân tạo, sẽ có thể giúp bạn có thêm kiến thức và thông tin để hỗ trợ về mặt tâm lý.
Ngoài ra, người bệnh không nên bỏ qua những tái khám với bác sĩ để kiểm tra tình trạng túi hậu môn, tránh tình trạng túi rò rỉ hoặc để vùng da ở vị trí lỗ hậu môn nhân tạo bị kích ứng trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin tổng quan về hậu môn nhân tạo. GHV KSol hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với người bệnh phải sử dụng hậu môn nhân tạo, cũng như người nhà của các bệnh nhân.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng