Gỡ rối: Hen suyễn và hen phế quản có giống nhau không?
Nội dung bài viết
Hen suyễn và hen phế quản có giống nhau không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Đây liệu có phải là hai bệnh khác nhau. Để có được lời giải đáp, hãy cùng GHV KSol gỡ rối thắc mắc hen suyễn và hen phế quản có giống nhau không trong bài viết này.
XEM THÊM:
- Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
- [Gỡ rối] Người mắc bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không?
- [Xem ngay] Top 5+ cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
1. Bệnh hen suyễn và hen phế quản có giống nhau không?
Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản. Đây là một căn bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt khi gặp phải các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào trong phổi khiến cho bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở.
Cho đến hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn mà chỉ giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Điều đó có nghĩa là bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không được bác sĩ theo dõi và kiểm tra thường xuyên.
Như vậy, có thể kết luận hen suyễn và hen phế quản là giống nhau, đây chỉ hai cách gọi khác nhau của cùng một căn bệnh ở đường hô hấp.
2. Hen suyễn (hen phế quản) thường bị nhầm lẫn với bệnh nào?
Phế quản là một ống dẫn khí, giữ nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Khi có các yếu tố tác động từ bên ngoài môi trường như thay đổi nhiệt độ, ô nhiễm, sự tấn công của vi khuẩn, vi rút hoặc tiếp xúc với các yếu tố có thể gây kích thích sẽ dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp.
Một trong những bệnh thường bị nhầm lẫn với hen suyễn đó chính là bệnh viêm phế quản.Điểm chung của hen suyễn ( hen phế quản) và bệnh viêm phế quản là đều gây ra tình trạng viêm ở ống phế quản.
Khi phế quản bị viêm, đường dẫn khí sẽ bị co thắt và phù nề gây ho, tức ngực, khó thở và có tiếng khò khè khi thở. Hen suyễn và viêm phế quản là hai bệnh khác nhau, cần phân biệt hai bệnh này để giúp người bệnh được điều trị sớm và hiệu quả, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
XEM THÊM >>> Ung thư phổi có mấy giai đoạn? Đặc điểm nhận biết của bệnh
3. Cách phân biệt hen suyễn (hen phế quản) với viêm phế quản
3.1. Phân biệt qua triệu chứng
Triệu chứng thường gặp nhất của cả hen suyễn và viêm phế quản đó là ho. Vì vậy, các bác sĩ phải kiểm tra những dấu hiệu triệu chứng đặc hiệu của mỗi bệnh lý để đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Các triệu chứng của viêm phế quản thường gặp đó là:
- Cảm thấy rét run.
- Khó chịu toàn thân.
- Đau đầu.
- Ho có đờm màu trắng, vàng hoặc xanh.
- Khó thở.
- Xuất hiện cảm giác đau nhức hoặc tức ngực.
Các triệu chứng thường gặp của hen suyễn là:
- Ho.
- Khó thở.
- Thở khò khè.
Các triệu chứng của hen suyễn thường trở nặng vào đêm hay sáng sớm. Đặc biệt trở nặng sau khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân kích thích như khói thuốc, tập thể dục hay phấn hoa.
Trong một số trường hợp, người bệnh mắc phải các tình trạng ho, khò khè, khó thở nhưng lại nghĩ là do bị viêm phế quản, trong khi thực tế bệnh mà họ mắc phải hen suyễn. Do đó, cần phân biệt viêm phế quản với bệnh hen suyễn khiến đường thở bị viêm và hẹp hơn bình thường, triệu chứng khó thở phải là do hen suyễn gây hẹp đường thở.
3.2. Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản qua nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc do cơ địa dị ứng.
Nếu cha hoặc mẹ từng hoặc đang bị hen thì tỉ lệ con sinh ra bị tình trạng này là khoảng 30-50%. Nếu đồng thời cả cha và mẹ cùng bị hen thì tỉ lệ con mắc căn bệnh này tăng lên vào khoảng 50-70%.
Với người có cơ địa dị ứng, các tác nhân kích thích có thể gây ra cơn hen thường gặp là lông động vật, phấn hoa, hải sản, khói thuốc lá…
Trong khi đó, viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến, với nguyên nhân là do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên.
3.3. Dựa vào nhóm đối tượng thường mắc bệnh
Bệnh viêm phế quản có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt là với những người có sức đề kháng kém, thường xuyên tiếp xúc hay sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,…
Trong khi đó, những người mắc bệnh hen phế quản thường là có tiền sử bị dị ứng như mắc các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hoặc trong gia đình từng có người mắc bệnh hen phế quản.
Tuy nhiên một thực tế đáng lo ngại đó là tỷ lệ mắc hen phế quản hay viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường rất cao. Hen phế quản ở trẻ em có thể gây ra ảnh hưởng nhiều tới quá trình học tập và sinh hoạt ở trẻ. Nếu trẻ không điều trị hen sớm có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não…
XEM THÊM >>> Giải đáp câu hỏi: Người bị ung thư phổi có ăn được đậu phụ không?
3.4. Dựa vào thời gian gây bệnh
Cách phân biệt này cũng chỉ mang tính chất tương đối chứ không thể dựa hoàn toàn vào thời gian gây bệnh để đưa ra kết luận đâu là viêm phế quản, đâu là hen suyễn.
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính. Và các triệu chứng của bệnh như ho, khò khè, khó thở có thể lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài, hoặc các triệu chứng vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường.
Còn với các trường hợp bị viêm phế quản, thường là một quá trình diễn ra cấp tính, hầu hết các trường hợp đều có khả năng hồi phục sau 5 đến 10 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị ho dai dẳng kéo dài trong một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản cũng có nguy cơ trở thành mãn tính và nguy cơ này tăng cao ở những người nghiện thuốc lá.
3.5. Dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý và các xét nghiệm cùng với chụp X-quang phổi.
Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính khi tình trạng bệnh nhân ho có đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm và kéo dài trong 2 năm liên tiếp. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để xác định bệnh chính xác.
Trong khi đó, để chẩn đoán bệnh hen phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đo thông khí phổi để xác định khả năng thở ra, mức độ tắc nghẽn ở đường hô hấp. Các kỹ thuật cận lâm sàng khác cũng có thể được chỉ định như: X- quang phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm và xét nghiệm miễn dịch…
4. Phương pháp điều trị viêm phế quản và hen phế quản như thế nào?
4.1. Đối với điều trị viêm phế quản
Để điều trị viêm phế quản hiệu quả, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu viêm phế quản do virus xâm nhập, đa số bệnh nhân sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Hãy thực hiện nghỉ ngơi hợp lý và cải thiện chế độ ăn uống để giúp bệnh hồi phục nhanh chóng.
Đối với viêm phế quản xảy ra với nguyên nhân là do vi khuẩn và nấm, thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, kháng nấm, một số loại thuốc hạ sốt, chống viêm, thuốc tiêu chất nhầy, thuốc giãn phế quản,…
4.2. Đối với điều trị hen phế quản
Bởi hen phế quản ( hay hen suyễn) là một bệnh lý mãn tính, nên người bệnh cần tập trung vào chiến lược kiểm soát các triệu chứng bệnh cũng như các cơn hen xảy ra đột ngột.
Hen suyễn có thể kiểm soát bằng cách dùng các loại thuốc tây nhằm điều trị các cơn hen cấp tính. Thuốc giãn phế quản là loại thuốc thường được sử dụng để làm mở rộng đường thở của người bệnh, giúp cho hô hấp diễn ra dễ dàng hơn. Có thể sử dụng thuốc giãn phế quản chứa thành phần là chất chủ vận beta-adrenoceptor có tác dụng giãn phế quản để hỗ trợ các cơn hen xảy ra bất ngờ.
Bên cạnh việc dùng thuốc, để cải thiện tình trạng hen suyễn, người bệnh cần tập trung xây dựng một chế độ ăn uống đảm bảo khoa học, hợp lý. Chế độ ăn uống cho người bị hen suyễn cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả, các loại hạt nguyên cám, ngũ cốc…
Hạn chế sử dụng các chất kích thích tác động xấu tới đường thở như rượu, bia, cà phê, thức ăn đóng hộp, đồ ăn mặn, hải sản có thể gây dị ứng,…
Đồng thời người bệnh cần rèn luyện thể chất bằng việc tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm thông thoáng đường thở cũng như chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ô nhiễm,…
Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế các tác nhân kích ứng như lông vật nuôi, khói thuốc lá…
Như vậy, hen suyễn và hen phế quản có giống nhau không đã được bài viết giải đáp. Thực chất đây là những cách gọi khác nhau của cùng một căn bệnh. Bên cạnh đó, cần chú ý hen suyễn thường bị nhầm lẫn với viêm phế quản. Người bệnh cần nắm được sự khác nhau giữa hai bệnh này để kịp thời phát hiện, thăm khám và điều trị.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng