Hiểu rõ về thực phẩm chống ung thư – những điều bạn cần biết
Nội dung bài viết
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, gây ra tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh này, chúng ta cần bổ sung thực phẩm chống ung thư vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, để việc ăn uống đạt hiệu quả cao, mọi người cần hiểu đúng về nhóm thực phẩm được coi là có tác dụng chống ung thư này. Từ đó, có kế hoạch sử dụng sao cho phù hợp và đúng cách.
1. Hiểu đúng về các loại thực phẩm chống ung thư
Ngày nay, chúng ta thường hay được mọi người nhắc đến về các thực phẩm chống ung thư. Thế nhưng, điều này cần được hiểu cho đúng để tránh việc quá tin vào những thực phẩm này mà nhồi nhét, dẫn đến phản tác dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu – Thực phẩm cần tránh
- Các loại vitamin và thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư
1.1. Sự thật về những thực phẩm chống ung thư
Trên thực tế, ung thư là căn bệnh nguy hiểm và đến nay chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, cũng không có bất cứ thực phẩm nào có tác dụng CHỐNG hay CHỮA TRỊ được ung thư, mà chỉ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư. Thông thường, những thực phẩm này có chứa các thành phần, dưỡng chất với tác dụng chống lại những hợp chất gây hại cho cơ thể. Đồng thời, ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ các khối u hình thành từ chính những hợp chất gây hại.
Bạn không nên quá tin vào những lời quảng cáo về tác dụng điều trị ung thư từ thực phẩm, dẫn đến nhồi nhét quá mức và cho rằng ăn càng nhiều sẽ giúp bạn không bị ung thư. Lý do là việc dung nạp quá nhiều một vài thực phẩm nào đó vừa không phát huy được tác dụng, vừa có thể gây hại cho cơ thể do thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác.
1.2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để ngừa ung thư
Thay vì quá tin vào những lời quảng cáo về thực phẩm có thể chống ung thư, chúng ta hãy chú trọng đến chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cải thiện sức khỏe. Từ đó, giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, ổn định cân nặng. Điều này, có vai trò quan trọng trong việc làm GIẢM NGUY CƠ mắc bệnh ung thư.
Ăn uống hợp lý và kết hợp với các thực phẩm có khả năng giảm nguy cơ ung thư để ngăn ngừa, hạn chế việc bị mắc ung thư. Đồng thời, mang lại sự dẻo dai cho sức khỏe cũng như sắc đẹp.
2. Các loại thực phẩm giảm nguy cơ mắc ung thư
Các thực phẩm giảm nguy cơ mắc ung thư có rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng đúng cách để mang đến tác dụng tốt nhất.
2.1. Các loại rau họ cải
Công dụng: Những loại rau họ cải rất đa dạng như cải củ, cải bắp, mầm cải Brussel, bông cải… Các thực phẩm này cung cấp lượng vitamin E, C, B9, K, carotenoid, khoáng chất dồi dào. Đây là những vi chất có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đặc biệt, chất sulforaphan trong súp lơ xanh (bông cải xanh) đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt vì có thể làm giảm kích thước của tế bào ung thư. Ngoài ra, thực phẩm này còn có lợi ích trong việc giảm nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng.
Cách chế biến: Để hấp thụ tốt các dưỡng chất từ nhóm thực phẩm này, các bạn nên ăn sống bằng cách ép lấy nước uống. Hoặc có thể đem luộc, hấp. Ngoài ra, để thay đổi hương vị, tránh nhàm chán, bạn có thể làm các món salad rau củ.
2.2. Cà rốt
Công dụng: Thành phần trong cà rốt rất giàu carotene – đây là chất chống oxy hóa có khả năng chống và ngăn ngừa các gốc tự do gây hại. Vì thế, loại thực phẩm này có tác dụng tốt trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt.
Cách chế biến: Bạn nên ăn sống, ép lấy nước hoặc hấp để tận hưởng tối đa các dưỡng chất có trong cà rốt.
2.3. Quả mọng
Công dụng: Axit ellagic là chất chống oxy hóa cực mạnh trong quả mọng. Cùng với đó, những loại trái cây này cũng chứa nồng độ anthocyanin cực cao. Vì thế, sử dụng quả mọng như dâu tây, việt quất… có khả năng giảm sự sinh trưởng của tế bào ác tính, tăng khả năng chống viêm và bảo vệ AND khỏi bị hư hại. Bởi thế, nhóm thực phẩm này được đánh giá cao về việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
Chế biến: Bạn có thể ăn sống, ép lấy nước là tốt nhất. Ngoài ra, thưởng thức những loại quả này ở dạng đông lạnh, sấy khô, chất chiết… cũng rất tuyệt vời và bổ dưỡng.
2.4. Cà chua
Công dụng: Cà chua là một trong những thực phẩm chống ung thư được đánh giá cao vì có chứa lycopene. Chất này đã được xác nhận trong việc nguy nguy cơ mắc ung thư phổi, dạ dày, tuyến tiền liệt.
Cách chế biến: Ăn sống hoặc ép lấy nước để hấp thụ các dưỡng chất trong cà chua được tốt nhất.
2.5. Cá
Công dụng: Cá là thực phẩm cung cấp hàm lượng axit omega 3 dồi dào, đặc biệt là cá hồi và cá thu. Omega 3 là axit có đặc tính chống ung thư. Vì thế, tiêu thụ cá thường xuyên mỗi tuần 2 – 3 bữa sẽ làm giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Chế biến: Muốn phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên chế biến thành các món cá nướng, cá hấp, cá luộc.
2.6. Hạt lanh
Công dụng: Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra thành phần lignans trong hạt lạnh có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư vú. Ngoài ra, loại hạt này cũng được đánh giá cao về tác dụng bảo vệ nam giới trước ung thư tuyến tiền liệt.
Chế biến: Bạn có thể rắc hạt lanh vào các món ăn để thưởng thức.
2.7. Một số loại gia vị
Một số loại gia vị rất quen thuộc với căn bếp hàng ngày, chứa các chất có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư và đã được khoa học chứng minh. Cụ thể như sau:
- Tỏi: Chất allicin trong tỏi được coi là loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh, có tác dụng trong việc giảm nguy cơ ung thư khối trực tràng và dạ dày. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc cho tỏi vào nấu nướng để tăng hương vị cho món ăn.
- Quế: Chất chống viêm trong quế rấtt dồi dào. Do đó, loại gia vị này có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ. Việc thưởng thức một chút quế hay cho quế vào trong món ăn là cách rất hay để mang lại lợi ích cho sức khỏe.
- Nghệ: Curcumin trong nghệ từ lâu đã được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa vượt trội. Do đó, dùng nghệ trong nấu ăn hoặc ăn, uống tinh bột nghệ có tác dụng phòng ngừa ung thư đầu, cổ, tuyến tiền liệt, đại tràng, ung thư vú và phổi.
2.8. Dầu oliu
Công dụng: Dầu oliu hay một số loại dầu thực vật như dầu hạt lanh… có lượng axit béo omega 3 dồi dào. Loại axit này được đánh giá là có đặc tính chống oxy ung thư và tốt cho mọi cơ quan trong cơ thể. Vì thế, sử dụng các thực phẩm có lượng axit omega dồi dào sẽ giảm các chỉ báo ung thư cũng như ngăn ngừa khối u phát triển.
Chế biến: Để tận hưởng nhiều nhất các giá trị dinh dưỡng trong dầu oliu, các bạn hãy rưới loại dầu này lên rau nấu chín hay salad. Ngoài ra, cũng có thể dùng dầu oliu để chế biến thức ăn.
Ngoài những thực phẩm chống ung thư kể trên thì cũng có nhiều thực phẩm khác có tác dụng tương tự. Có thể kể đến như như nấm, trái cây có múi, gạo nếp cẩm, khoai lang, rau đắng…
Như vậy, bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực phẩm chống ung thư cũng như cách sử dụng một số thực phẩm để mang đến lợi ích tốt nhất. Hãy kết hợp những thực phẩm này với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe và giảm nguy cơ mắc ung thư.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng