Hóa trị liệu ung thư dạ dày – Tác dụng, hiệu quả và tác dụng phụ?

Hóa trị liệu ung thư dạ dày có tác dụng gì? Hiệu quả của phương pháp điều trị này đến đâu và gây ra những tác dụng phụ gì? Đây là những điều mà người nhà và bệnh nhân ung thư dạ dày nào cũng cần được giải đáp. Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây của GHV KSOL.

Xem thêm:

1. Hóa trị liệu ung thư dạ dày có tác dụng gì?

Hơn 100 loại hóa chất được phê duyệt trong điều trị ung thư nói chung và các hóa chất điều trị ung thư dạ dày nói riêng đã nói lên tầm quan trọng của phương pháp này. Các hóa chất này tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chúng phát triển và phân chia qua cơ chế kháng ung thư – gây độc tế bào – gọi là hóa trị liệu. Chúng có thể được dùng theo nhiều đường khác nhau, phổ biến nhất là đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Hóa trị liệu ung thư dạ dày có tác dụng như thế nào?
Hóa trị liệu ung thư dạ dày có tác dụng như thế nào?

Tác dụng của hóa chất điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào mục tiêu điều trị và sẽ tùy từng trường hợp cụ thể như: giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bệnh mắc kèm,…

1.1. Hóa trị liệu giúp điều trị triệt căn:

Hóa trị có thể dùng kết hợp với phẫu thuật, dùng trước hoặc sau phẫu thuật dạ dày để giúp điều trị triệt căn:

  • Hóa trị liệu dùng trước phẫu thuật: có tác dụng giúp loại bỏ khối u dễ dàng, không cần cắt một vùng quá rộng hay gây ra nhiều biến chứng. Các trường hợp thường được chỉ định là khối u dạ dày quá lớn, hóa trị nhằm mục đích thu nhỏ kích thước khối u, làm chậm sự tăng trưởng của khối u, tạo điều kiện cho phẫu thuật dạ dày triệt căn.
  • Hóa trị liệu dùng sau phẫu thuật: có tác dụng tiêu diệt những tế bào ung thư đã di căn trước đó hoặc còn sót lại. Trường hợp này giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát và điều trị triệt để hơn phẫu thuật đơn độc.

1.2. Hóa trị liệu điều trị triệu chứng:

Hóa trị điều trị triệu chứng có tác dụng đối với các giai đoạn không thể điều trị triệt căn nữa, thường là các giai đoạn muộn khi khối u dạ dày đã xâm lấn mô xung quanh hoặc di căn cơ quan xa, không còn khu trú ở dạ dày nữa. Bởi hóa chất gây tác dụng khắp cơ thể do được đưa trực tiếp vào máu hoặc hấp thu vào máu qua đường tiêu hóa.

Tác dụng điều trị triệu chứng hay giảm nhẹ các triệu chứng do khối u gây ra do giúp thu nhỏ khối u, làm nó chậm phát triển. Điều trị triệu chứng có vai trò quan trọng với giai đoạn ung thư tiến triển vì làm giảm đau đớn và các triệu chứng khó chịu khác do khối u chèn ép, chảy máu,… giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

2. Hóa trị ung thư dạ dày có hiệu quả như thế nào?

Bác sĩ điều trị sẽ đánh giá hiệu quả của hóa trị trong điều trị ung thư dạ dày qua việc so sánh với mục tiêu điều trị ban đầu và tình hình hiện tại của bệnh nhân. Hiệu quả của hóa trị được sắp xếp giảm dần như sau:

  • Hóa trị đáp ứng hoàn toàn: mục tiêu điều trị đặt ra ban đầu hoàn toàn đạt được, giai đoạn sớm được điều trị triệt căn với việc loại bỏ khối u, giới hạn của chất chỉ điểm sinh học về bình thường; giai đoạn muộn thì hoàn toàn kiểm soát được các triệu chứng.
  • Hóa trị đáp ứng một phần: đạt được một phần mục tiêu đặt ra ban đầu, giai đoạn sớm kích thước khối u giảm được một phần (ít nhất 50% so với ban đầu), chất chỉ điểm sinh học giảm nếu ban đầu tăng cao; giai đoạn muộn giảm được một phần các triệu chứng.
Hóa trị đáp ứng một phần giúp thu nhỏ khối u dạ dày
Hóa trị đáp ứng một phần giúp thu nhỏ khối u dạ dày
  • Hóa trị giúp bệnh ổn định: ổn định bệnh bằng việc bệnh không bị tiến triển lên nhưng cũng không giảm đi, kích thước khối u giữ nguyên, chỉ số chất chỉ điểm sinh học cũng giữ nguyên ở giai đoạn sớm; giai đoạn muộn kiểm soát triệu chứng không tăng ồ ạt nhưng vẫn diễn ra.
  • Hóa trị nhưng bệnh vẫn tiến triển: mục tiêu điều trị ban đầu sau khi hóa trị hoàn toàn không đạt được, kích thước khối u tăng và xâm lấn, di căn thêm; tăng lượng chất chỉ điểm sinh học, triệu chứng diễn ra nhiều hơn.

3. Hóa trị ung thư dạ dày có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Hóa chất trị liệu trong ung thư dạ dày tiêu diệt các tế bào ác tính dựa vào đặc điểm chúng tăng sinh nhanh, do đó, hóa trị cũng tiêu diệt nhiều loại tế bào thường cũng có đặc điểm này trong cơ thể người bệnh gây ra các tác dụng phụ tương ứng:

3.1. Mệt mỏi

Tác dụng phụ bệnh nhân hóa trị ung thư dạ dày hay gặp nhất là mệt mỏi. Tác dụng phụ này thường thoáng qua, nhưng ở một số bệnh nhân cũng có thể chán ăn, giảm khả năng hoạt động thể lực hoặc nặng đến mức suy kiệt. Mệt mỏi có thể được khắc phục khi hết hóa trị hoặc người bệnh điều chỉnh chế độ ăn. Nếu tình trạng này gây ra do các dụng phụ khác của hóa trị như đau đớn, thiếu máu, trầm cảm,… thì khắc phục bằng cách dùng các thuốc điều trị các triệu chứng này.

3.2. Buồn nôn và nôn ọe

Tác dụng phụ gây buồn nôn, nôn ọe cũng thường gặp khi hóa trị ung thư dạ dày do hóa chất trị liệu kích thích trung tâm nôn ở hành tủy. Các thuốc chống nôn sẽ được sử dụng kèm theo để khắc phục tác dụng phụ này của những loại thuốc hóa trị hay gây ra. Đây là triệu chứng cần được kiểm soát để tránh gây suy kiệt sức khỏe của người bệnh.

3.2. Rụng tóc

Rụng tóc là tác dụng phụ thường gặp khi hóa trị ung thư dạ dày
Rụng tóc là tác dụng phụ thường gặp khi hóa trị ung thư dạ dày

Rụng tóc là tác dụng phụ khi hóa trị liệu ung thư dạ dày tiêu diệt các tế bào nang tóc. Từ khi bắt đầu quá trình hóa trị, rụng tóc đã có thể xuất hiện và thậm chí kéo dài sau đó, tuy nhiên người bệnh có thể yên tâm vì tác dụng phụ này có thể hết sau khi kết thúc hóa trị. Để tăng tự tin về mặt ngoại hình, người bệnh trước đợt hóa trị nên cắt tỉa tóc, dùng các loại mũ hay khăn thời trang hoặc đội tóc giả.

3.3. Rối loạn về máu

Rối loạn về máu là rối loạn các dòng tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu do thuốc trị liệu gây ảnh hưởng đến nơi các tế bào máu được sinh ra là tủy xương dẫn đến:

  • Thiếu máu: triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung, mất ngủ,… do thuốc hóa trị làm giảm dòng hồng cầu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là não bộ.
  • Giảm miễn dịch: hóa chất làm giảm dòng bạch cầu giữ chức năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm sức đề kháng dẫn tới tình trạng người bệnh dễ bị nhiễm trùng.
  • Dễ bầm tím và chảy máu: hóa chất làm giảm dòng tiểu cầu giữ chức năng đông máu gây ra tình trạng dễ bầm tím ở da, dễ bị chảy máu và có thể gây kéo dài ngày kinh nguyệt ở phụ nữ.

Các rối loạn về máu có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Trường hợp nhẹ điều chỉnh và khắc phục được qua chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên đây là tác dụng phụ cần được theo dõi nghiêm ngặt, nhiều trường hợp được bác sĩ kê sử dụng thuốc kích thích tủy xương để tăng tạo tế bào máu bù lại phần thiếu. Có những trường hợp suy giảm nghiêm trọng cần giảm liều hoặc dừng hóa trị.

Đó là những tác dụng phụ thường xảy ra nhất khi người bệnh ung thư dạ dày điều trị bằng hóa trị, ngoài ra còn rất nhiều các tác dụng phụ khác. Cần ghi lại và theo dõi sát sao các tác dụng phụ xảy ra để có biện pháp phòng ngừa và xử lí kịp thời.

4. Các biện pháp để giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày

Nói đến hóa trị ung thư, nhiều bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến sự đau đớn, gầy guộc và rụng tóc gây nên sự lo lắng, bất an, sợ hãi. Tuy nhiên có rất nhiều bệnh nhân lại có thể vượt qua được những tác dụng phụ này bằng cách:

  • Chuẩn bị cho mình những kiến thức và tham khảo từ những người bệnh đã từng được thực hiện hóa trị trước đó.
  • Đồng thời để đảm bảo cho thể trạng cơ thể có thể chịu được và các đợt hóa trị; cũng như biết cách khắc phục các tác dụng phụ, người bệnh cần cần chú ý chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ, tập luyện để đảm bảo cơ thể ở trạng thái tốt nhất.

Dưới đây là một số lời khuyên giảm một số tác dụng phụ điển hình của hóa trị ung thư dạ dày như:

+ Chán ăn: hóa chất được truyền vào cơ thể khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, không có cảm giác ngon miệng vì luôn ngửi thấy mùi thuốc trên cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bệnh nhân ung thư dạ dày sau hóa trị nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 6 – 8 bữa ăn nhỏ; không cho bệnh nhân ăn những món lặp đi lặp lại; lên sẵn thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày; ưu tiên sử dụng hoa quả tươi,…

Chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân ung thư dạ dày dễ tiêu hóa hơn
Chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân ung thư dạ dày dễ tiêu hóa hơn

+ Buồn nôn: bệnh nhân ung thư dạ dày sau hóa trị nên súc miệng trước khi ăn, khi buồn nôn bạn có thể kẹo gừng, uống nước chanh ấm nóng, nhâm nhi các loại đồ uống, nước ép hoa quả, giữ tinh thần thoải mái, tránh ăn thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ.

+ Táo bón: táo bón cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các bệnh nhân ung thư dạ dày sau hóa trị. Do lượng nước thiếu hụt trong thời gian dài, ăn uống kém sẽ làm cho cơ thể bị táo bón.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước ấm trước khi đi vệ sinh, khoai lang, rau củ, uống nhiều nước, tránh thực phẩm cay, nóng, chiên xào, ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25-35g cho 1 người/ngày) và uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày; nên đi bộ và vận động thường xuyên.

5. Hóa trị ung thư dạ dày ở đâu là tốt nhất?

Bệnh viện K cơ sở tân triều là một trong những địa chỉ uy tín hóa trị liệu ung thư dạ dày
Bệnh viện K cơ sở tân triều là một trong những địa chỉ uy tín hóa trị liệu ung thư dạ dày

Khi được chỉ định xạ trị, hóa trị, hoặc kết hợp hóa – xạ trị, bệnh nhân có thể tiếp tục được điều trị tại nơi phẫu thuật trước đó. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo địa chỉ hóa trị tại các cơ sở sau:

Khu vực Hồ Chí Minh:

  • BV Ung bướu TPHCM: 03 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • BV Chợ Rẫy TPHCM: Trung tâm ung bướu BV Chợ Rẫy – 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM
  • BV Nhân dân 115 TPHCM: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Khu vực Hà Nội:

  • Bệnh viện đại học Y Hà Nội: số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: số 42A Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: số 78 Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện K – Hà Nội (3 cơ sở)

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Bài viết đã cung cấp các thông tin về tác dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của hóa trị liệu ung thư dạ dày. Hi vọng người bệnh và người thân đã có đầy đủ các thông tin hữu ích để đối mặt với bệnh và điều trị tốt.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7