Hội chứng thận hư: Biết sớm bao nhiêu đỡ tốn tiền bấy nhiêu!

Hội chứng thận hư là một bệnh lý không còn quá xa lạ trong các bệnh lý đường tiết niệu. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bài viết này hãy cùng GHV KSOL chia sẻ về hội chứng thận hư nhé!

Xem thêm:

1. Hội chứng thận hư là gì?

Thận là một bộ phận quan trọng của cơ thể với chức năng đào thải các chất có hại và hấp thu lại những chất cần thiết, giúp kiểm soát huyết áp cũng như đảm bảo cung cấp máu đầy đủ. Khi chức năng lọc đặc trưng của thận bị rối loạn, sẽ dẫn đến tình trạng protein từ cơ thể thoát ra ngoài bằng đường nước tiểu với số lượng đáng kể. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng protein, từ đó khó duy trì hoạt động sống và sinh hoạt bình thường.

Hội chứng thận hư là một căn bệnh lâm sàng và sinh hóa, hình thành khi cầu thận bị tổn thương vì nhiều yếu tố bệnh lý khác nhau. Triệu chứng phổ biến của hội chứng thận hư bệnh học là protein máu giảm, rối loạn lipid máu, protein niệu cao có thể bài trừ mỡ và đạm qua đường nước tiểu.

2. Tính phổ biến của hội chứng thận hư

Đối với trẻ em dưới 16 tuổi, tỷ lệ mới mắc hội chứng thận hư là 20-50/1000000 trẻ em mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh chung khoảng 155/1000000 người. Tỷ lệ tử vong và biến chứng tuỳ thuộc vào loại tổn thương mô bệnh học, giao động từ 15 đến trên 50 % sau thời điểm khởi phát 20 năm.

Ở người trưởng thành, tỷ lệ mới mắc hội chứng thận hư hàng năm tại Mỹ là khoảng 3/1000000 người. Tỷ lệ mắc bệnh chung khó xác định chính xác vì bệnh có thể do một số bệnh lý khác gây ra. Tại Việt Nam, hiện tại chưa có số liệu thống kê chính xác và đầy đủ về bệnh lý này.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng thận hư

Các nhà khoa học đã chia hội chứng thận hư được chia làm ra làm 2 nhóm theo nguyên nhân gây bệnh:

  • Hội chứng thận hư nguyên phát: do các bệnh lý cầu thận nguyên phát. 
  • Hội chứng thận hư thứ phát: do nguyên nhân là các bệnh lý khác như đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch hoặc sau dùng một số thuốc hay hóa chất độc.

Ở người trưởng thành, khoảng 80% bệnh viêm cầu thận chưa rõ nguyên nhân, còn lại là do kết hợp với các bệnh hệ thống như: lupus ban đỏ, đái tháo đường,…

Hình ảnh thận
Hình ảnh thận

4. Triệu chứng hội chứng thận hư

Các triệu chứng sau của bệnh sẽ ngày càng nặng dần, bao gồm:

  • Tình trạng tích nước, phù toàn thân, đầu tiên là ở mặt. Tình trạng phù xuất hiện nhiều vào buổi sáng lúc thức dậy với đặc điểm là phù mềm, trắng, ấn lõm, không đau và đối xứng hai bên. Nếu bệnh nhân thì bệnh nhân có thể bị tràn dịch đa màng dẫn tới khó thở.
  • Xuất hiện bọt trong nước tiểu do nồng độ protein quá lớn.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, kém ăn, ăn không ngon, da xanh xao do protein trong máu thấp.

Khi thực hiện xét nghiệm thấy:

  • Protein trong máu thấp, giảm dưới 60 g/l.
  • Protein trong nước tiểu ở mức cao, trên 3,5 g/24h.
  • Xuất hiện hạt hoặc trụ mỡ trong nước tiểu.
  • Lipid và cholesterol trong máu tăng.

Có thể kiểm tra thêm các chỉ số điện giải đồ, albumin, mức lọc cầu thận, máu lắng,… cho kết quả bất thường.

Hình ảnh phù do hội chứng thận hư
Hình ảnh phù do hội chứng thận hư

5. Chẩn đoán hội chứng thận hư

  •  Tỷ lệ protein / creatinine nước tiểu cắt ngang ≥ 3 hoặc protein niệu ≥ 3 g / 24 giờ
  • Xét nghiệm huyết thanh học và sinh thiết thận trừ khi biểu hiện lâm sàng cho thấy nguyên nhân rõ ràng.

Chẩn đoán được nghĩ đến ở những bệnh nhân có phù và protein niệu. Chẩn đoán xác định dựa vào tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu cắt ngang hoặc dựa vào lượng protein niệu 24 giờ. Nguyên nhân có thể được gợi ý thông qua các biểu hiện lâm sàng (ví dụ như SLE, tiền sản giật, ung thư); khi nguyên nhân không được rõ ràng, các xét nghiệm bổ sung (ví dụ, huyết thanh học) và sinh thiết thận sẽ được chỉ định.

Xét nghiệm nước tiểu

Chẩn đoán HCTH khi có protein niệu tăng có ý nghĩa (protein niệu 3g/24 giờ) ( lượng bài tiết thông thường là < 150 mg / ngày). Ngoài ra, tỷ lệ protein / creatinine trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể ước tính một cách khá chính xác lượng protein niệu 24h/ 1,73 m2

Việc tính toán dựa trên mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể ít tin cậy hơn khi sự bài tiết creatinine ở mức cao (ví dụ như trong khi luyện tập thể dục thể thao) hoặc ở mức thấp (ví dụ như trong hội chứng suy mòn). Tuy nhiên, tính toán dựa trên các mẫu nước tiểu ngẫu nhiên thường được áp dụng hơn mẫu nước tiểu 24 giờ vì việc thu thập nước tiểu thuận tiện hơn và ít bị sai sót hơn, thuận tiện hơn trong việc đánh giá sự thay đổi xét nghiệm trong quá trình điều trị.

Ngoài protein niệu, xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện các trụ niệu . Lipid niệu, sự hiện diện của lipid tự do hoặc lipid trong các tế bào ống thận, trong các trụ hoặc dưới dạng các globulin tự do, gợi ý có bệnh cầu thận gây ra hội chứng thận hư. Có thể phát hiện cholesterol trong nước tiểu dưới kính hiển vi quang học và biểu hiện dưới dạng hình chữ thập Maltese dưới ánh sáng phân cực chữ thập, có thể phải sử dụng nhuộm Sudan để hiển thị triglycerides.

Xét nghiệm hỗ trợ trong hội chứng thận hư

Xét nghiệm hỗ trợ giúp đánh giá mức độ nặng và biến chứng.

  • Nồng độ BUN và creatinine thay đổi theo mức độ suy thận.
  • Albumin huyết thanh thường < 2,5 g / dL.
  • Cholesterol và triglyceride toàn phần thường tăng.

Không cần thiết phải định lượng nồng độ alpha- và gammaglobulin, globulin miễn dịch, ceruloplasmin, transferrin và các thành phần bổ thể, nhưng nồng độ các chỉ số này có thể cũng thấp.

Xét nghiệm tìm các nguyên nhân thứ phát của hội chứng thận hư

Vai trò của xét nghiệm tìm các nguyên nhân thứ phát của hội chứng thận hư còn đang tranh cãi vì bằng chứng còn thấp. Các xét nghiệm được chỉ định dựa trên tình trạng lâm sàng. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Glucose huyết thanh hoặc Hb glycosyl hóa (HbA1c)
  • Kháng thể kháng nhân
  • Xét nghiệm huyết thanh học tìm viêm gan B và C
  • Điện di protein huyết thanh và nước tiểu
  • Cryoglobulins
  • Yếu tố dạng thấp
  • Xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán bệnh giang mai (ví dụ, xét nghiệm phản ứng RPR)
  • Xét nghiệm kháng thể kháng HIV
  • Nồng độ bổ thể (CH50, C3, C4)

Kết quả xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến điều trị và loại trừ khả năng phải sinh thiết thận. Sinh thiết thận được chỉ định ở người lớn để chẩn đoán các thể tổn thương gây hội chứng thận hư nguyên phát.

6. Các biến chứng của hội chứng thận hư

Bệnh nhân bị hội chứng thận hư sau khi điều trị có thể có các biến chứng sau:

  • Nhiễm khuẩn: Xảy ra nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính.
  • Tắc mạch: Bao gồm tắc tĩnh mạch thận cấp tính hoặc mãn tính, tắc tĩnh mạch và động mạch ngoại vi hoặc hiếm gặp hơn là có thể tình trạng tắc mạch phổi.
  • Rối loạn điện giải.
  • Suy thận cấp tính hoặc mãn tính.
  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Biến chứng do sử dụng thuốc corticoid kéo dài, do dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc do dùng thuốc lợi tiểu.

7. Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không?

Hội chứng thận hư là một bệnh lý mạn tính gây tổn thương các tế bào thận, diễn biến đột ngột theo từng đợt,vì vậy  bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ  điều trị mà bác sĩ đã vạch ra.

Bệnh không thể chữa khỏi triệt để mà mục tiêu của điều trị là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, kéo dài thời gian lui bệnh và làm chậm quá trình tổn thương của thận.

8. Các phương pháp điều trị hội chứng thận hư

Nguyên tắc điều trị hội chứng thận hư:

  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh
  • Ức chế Angiotensin
  • Hạn chế Natri
  • Dùng Statins
  • Thuốc lợi tiểu nếu quá tải dịch
  • Hiếm khi phải cắt thận

Điều trị nguyên nhân gây hội chứng thận hư

Điều trị các bệnh lý nền có thể bao gồm điều trị nhiễm trùng kịp thời, giải mẫn cảm dị ứng, ngừng một số loại thuốc; các biện pháp này có thể điều trị hội chứng thận hư trong một số trường hợp cụ thể.

Điều trị protein niệu

Ức chế Angiotensin (sử dụng ức chế men chuyển hoặc các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II) được chỉ định để làm giảm áp lực trong cầu thận và huyết áp hệ thống và protein niệu. Các thuốc này có thể gây ra hoặc làm tăng kali máu ở những bệnh nhân suy thận vừa đến nặng.

Hạn chế protein không còn được khuyến cáo vì thiếu hiệu quả được chứng minh trên sự tiến triển của bệnh.

Điều trị phù

Hạn chế natri (< 2 g natri, hoặc khoảng 100 mmol / ngày) được khuyến cáo cho bệnh nhân có phù trên lâm sàng.

Các thuốc lợi tiểu quai thường được dùng để kiểm soát phù nhưng có thể làm xấu thêm tình trạng suy thận trước đó và tình trạng giảm thể tích, tăng độ nhớt máu, tăng đông và do đó nên được chỉ nên sử dụng khi chế độ ăn hạn chế natri không hiệu quả hoặc có bằng chứng về tình trạng quá tải dịch trong lòng mạch.

Điều trị rối loạn lipid máu

Statin được chỉ định để điều trị rối loạn lipid máu.

Hạn chế cholesterol và chất béo bão hòa được khuyến cáo giúp kiểm soát rối loạn lipid máu.

Điều trị tình trạng tăng đông

Thuốc chống đông được chỉ định để điều trị tình trạng huyết khối, nhưng có rất ít dữ liệu hỗ trợ cho việc sử dụng chúng như biện pháp phòng ngừa ban đầu.

Điều trị nguy cơ nhiễm trùng

Tất cả các bệnh nhân cần được tiêm phòng phế cầu nếu không có chống chỉ định khác

Chỉnh định cắt thận trong hội chứng thận hư

Phẫu thuật cắt hai thận trong hội chứng thận hư nặng do giảm albumin máu dai dẳng hiếm khi là chỉ định cần thiết. Kết quả tương tự đôi khi có thể đạt được bằng cách nút động mạch thận bằng coil, do đó tránh được phẫu thuật ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Lọc máu được chỉ định khi cần thiết.

9. Tiên lượng hội chứng thận hư

Tiến triển và tiên lượng của hội chứng thận hư nguyên phát phụ thuộc vào thể tổn thương mô bệnh học thận. Tiến triển và tiên lượng của hội chứng thận hư thứ phát phụ thuộc vào bệnh nguyên.

Hội chứng thận hư với tổn thương cầu thận tối thiểu có tiên lượng tốt ở trẻ em, 80 – 90% trẻ em đáp ứng tốt với điều trị bằng prednisolon 1,5 – 2 mg/kg/ngày, uống trong thời gian tám tuần. Trường hợp không đáp ứng với điều trị có thể do chẩn đoán nhầm, thường nhầm với bệnh cầu thận xơ hóa ổ – đoạn ở giai đoạn đầu.

Hội chứng thận hư với xơ hóa cầu thận ổ – đoạn thường đi kèm với tăng huyết áp và suy thận, nếu không được điều trị bệnh thường tiến triển dần đến suy thận trong 5 – 10 năm. Các phương pháp điều trị cho đến nay chưa hoàn toàn hữu hiệu đối với thể bệnh này. Tuy nhiên điều trị bằng prednisolon có thể hạn chế được protein niệu và làm chậm tiến triển đến suy thận mạn.

Hội chứng thận hư với bệnh cầu thận màng, có thể là nguyên phát hoặc liên quan đến các bệnh hệ thống, hoặc do dùng thuốc. Bệnh có những giai đoạn thuyên giảm tự nhiên, nhưng có những giai đoạn trở nên nặng.

10. Bạn nên có lối sống như thế nào để phòng hội chứng thận hư?

Hạn chế ăn muối trong chế độ ăn
Hạn chế ăn muối trong chế độ ăn

Đối với người chưa mắc bệnh

  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: chỉ sử dụng lượng muối vừa phải, cân bằng các chất dinh dưỡng hằng ngày.
  • Sinh hoạt điều độ: luôn cung cấp đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể đồng thời hạn chế tối đa việc nhịn tiểu. Ngủ đủ giấc đảm bảo các hoạt động sinh lý ở thận diễn ra bình thường, ổn định.
  • Vì vậy, việc thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, đảm bảo chức năng thận hoạt động luôn ổn định.
  • Tinh thần: cần duy trì tâm trạng ổn định, lạc quan, tránh những cảm xúc tiêu cực, buồn phiền, lo lắng,… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe huyết áp và tim mạch của bạn.

Đối với người có tiền sử hoặc đang mắc hội chứng thận hư 

  • Hạn chế dùng muối trong các bữa ăn, tránh sử dụng các món ăn muối chua (mắm, dưa muối, cải muối,..), hải sản phơi khô (tép rang, mực, cá khô,…), chỉ nên ăn nhạt để duy trì huyết áp và nồng độ natri máu ổn định.
  • Protein: cần bổ sung đạm để bù đắp lượng protein bị đào thải qua nước tiểu bằng các thực phẩm như hải sản (tôm, cua, cá,…), thịt nạc (bò, gà,…), sữa tách béo, một số loại hạt và ngũ cốc,…
  • Chất béo: đặc biệt hạn chế các chất béo có trong mỡ, nội tạng động vật, bơ, phô mai, các thức ăn đóng gói sẵn, chiên xào, nhiều dầu mỡ,… 
  • Tinh bột: bạn có thể sử dụng và bổ sung lượng tinh bột qua những thực phẩm như gạo lứt, yến mạch, khoai, mì,…
  • Tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp đủ lượng vitamin và chất khoáng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao thể trạng.
  • Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong này thay vì ăn nhiều món ăn cùng một lúc. Hâm nóng thức ăn trước khi dùng, tránh sử dụng thức ăn nguội lạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, cần tránh mọi hoạt động đòi hỏi gắng sức, rèn luyện thân thể qua các bài tập nhẹ nhàng.

Trên đây là những chia sẻ của GHV KSOL về hội chứng thận hư. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức về sức khỏe để bạn có một lối sống lành mạnh và khoa học hơn vì sức khỏe là vàng!

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư