[Giải đáp] Hội chứng thận hư kháng thuốc phải làm sao?
Nội dung bài viết
Không ít bệnh nhân bị hội chứng thận hư gặp phải tình trạng kháng thuốc trong điều trị, điều đó có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Bài viết này GHV KSOL sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề hội chứng thận hư kháng thuốc phải làm sao?
Xem thêm:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Dấu hiệu hội chứng thận hư ở trẻ em
- Hội chứng thận hư hên ăn gì không nên ăn gì
- Mắc ung thư thận nên ăn những thực phẩm gì?
1. Tổng quan về hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư là gì?
Hội chứng thận hư là tình trạng lượng protein mất qua nước tiểu lớn hơn 3g protein mỗi ngày ngày do tổn thương cầu thận kèm theo phù và giảm albumin máu. Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em và có cả nguyên nhân nguyên phát và thứ phát.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng thận hư
Nếu bạn có các dấu hiệu sau thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán xem mình có đang bị hội chứng thận hư hay ko?
- Phù nặng, đặc biệt là quanh mắt và mắt cá chân và bàn chân có thể kèm theo báng, tràn dịch màng bụng và có thể có phù não.
- Nước tiểu có bọt do có protein dư thừa trong nước tiểu.
- Tăng cân do có nhiều nước dư thừa không được thoát ra ngoài cơ thể.
- Mệt mỏi, da xanh xao, chán ăn.
2. Các thuốc điều trị hội hội chứng thận hư hiện nay
Điều trị đặc hiệu
Sử dụng corticoid : Với đợt phát bệnh đầu tiên, trong giai đoạn tấn công, sử dụng prednisolon. Nếu bệnh nhân đáp ứng với điều trị thì tiếp tục điều trị với prednisolon cách ngày trong vòng từ 4 đến 6 tuần, sau đó giảm dần liều dùng.
Bệnh nhân phải duy trì sử dụng prednisolon kéo dài hàng năm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với prednisolon thì cần phải tiến hành sinh thiết thận và dựa vào kết quả mô bệnh học để có hướng điều trị tiếp theo.
Trong điều trị đợt tái phát, với thể ít tái phát thì áp dụng điều trị giống như với đợt đầu. Trong trường hợp thể hay tái phát (có 2 lần tái phát trở lên trong 6 tháng) hay phụ thuộc vào corticoid: Sử dụng liều tấn công như đợt đầu cho đến khi hết tình trạng protein niệu. Sau đó, bệnh nhân phải dùng liều duy trì kéo dài và giảm dần liều cho đến một năm sau.
Điều trị triệu chứng
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân bị hội chứng thận hư chưa đáp ứng với điều trị, các biện pháp điều trị triệu chứng lúc này có thể là cần thiết và đây là các biện pháp điều trị hội chứng thận hư cho những bệnh nhân có biểu hiện bệnh kéo dài mà không đáp ứng với bất kỳ một biện pháp điều trị đặc hiệu nào.
- Giảm phù: Trong giai đoạn phù nặng, bệnh nhân chỉ cần chú ý ăn nhạt tuyệt đối. Giai đoạn phù ít thì chỉ cần ăn nhạt một cách tương đối. Ăn nhạt tương đối là khi mỗi ngày bổ sung lượng muối khoảng 5g, lưu ý là cả trong nước mắm, mì chính cũng có chứa một lượng muối nhất định.
- Dùng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Bổ sung protein bằng cách tăng cường bổ sung protein trong thức ăn, điều trị hội chứng thận hư cần bổ sung khoảng 300g/ngày, truyền plasma, albumin được xem là tốt nhất (truyền albumin khi xét nghiệm albumin máu dưới 10 g/l).
- Hạ huyết áp: Việc giảm huyết áp trung bình hoặc ít nhất là giảm huyết áp tâm thu có tác dụng bảo vệ thận. Nhóm thuốc hạ áp thường được các bác sĩ lựa chọn là nhóm ức chế men chuyển, vì theo nghiên cứu thì nhóm thuốc này có thể làm giảm protein niệu.
- Sử dụng kháng sinh khi xuất hiện nhiễm khuẩn.
- Bổ sung vitamin D2, các yếu tố vi lượng, canxi,… nhằm hạn chế tác dụng phụ của corticoid và hậu quả do protein niệu.
3. Hội chứng thận hư kháng thuốc corticoid
Hội chứng thận hư kháng thuốc corticoid
Sau khi cho bệnh nhân hội chứng thận hư điều trị với prednisone 2mg/kg/ngày trong 4 tuần và truyền methylprednisolone 1000mg/1,73m2/48h 3 lần mà bệnh không thuyên giảm sẽ xuất hiện hội chứng thận hư kháng corticoid.
Theo thống kê, khoảng 10% bệnh nhân bị thận hư tiên phát sẽ gặp bệnh này và xuất hiện ở bệnh nhân nam nhiều hơn so với bệnh nhân nữ. Tình trạng này là nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận mạn tính.
Khi điều trị dài ngày bệnh nhân thường có các dấu hiệu ngộ độc corticoid như: Đục thủy tinh thể, chậm phát triển thể chất, tăng huyết áp hoặc hội chứng Cushing,…
Việc cơ thể bệnh nhân kháng thuốc sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Biến chứng xảy ra khi bệnh nhân hội chứng thận hư bị kháng thuốc corticoid
Tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể người bệnh như:
- Giảm hoạt động của hệ thần kinh: Giảm hoạt động của điện não, rối loạn tâm thần thậm chí gây trầm cảm và ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý.
- Ảnh hưởng tới hệ tim mạch: Huyết áp tăng, giữ nước, giữ muối trong cơ thể khiến suy tim ứ huyết. Khi kết hợp với thuốc thải muối lợi tiểu gây giảm kali máu nặng do kiềm máu.
- Gây ra các bệnh tiêu hóa: Bệnh nhân dễ xảy ra chảy máu tá tràng, dạ dày, có thể xảy ra cả ở những bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng trước đó hoặc chưa từng bị. Ngoài ra còn gây viêm loét tá tràng, dạ dày, thủng ruột, viêm tụy, thủng dạ dày, dẫn tới các triệu chứng như đi ngoài ra phân đen, ói ra máu.
- Hội chứng thận hư kháng corticoid gây biến chứng đến mắt: Gây đục thủy tinh thể sau và dưới bao, tăng nhãn áp.
- Tác động xấu đến chuyển hóa chất của cơ thể: Làm tăng mỡ máu, tăng đường huyết, gây ra hội chứng Cushing (khuôn mặt đỏ và tròn, mệt mỏi, màu tím trên da bụng, cơ yếu, da mỏng,cáu gắt, trầm cảm,…), đối với bệnh nhân đái tháo đường có thể gây hôn mê do tăng thẩm thấu. Các trường hợp sử dụng methylprednisolon có thể làm khởi phát đái tháo đường hoặc làm bệnh nặng hơn.
- Giảm khả năng miễn dịch: Gây giảm đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh lây nhiễm như viêm gan virus, lao do dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng đến hệ nội tiết: Đối với trẻ em có thể gây suy dinh dưỡng, làm chậm lớn. Đối với phụ nữ gây vô kinh. Nếu dừng thuốc đột ngột, hội chứng thận hư còn gây suy tuyến thượng thận cấp.
- Gây ra các bệnh về xương và cơ: Xuất hiện tình trạng loãng xương ngày càng trậm trọng thậm chí gãy xương tự phát hoặc chỉ cần tác động nhẹ cũng có thể gây xẹp lún thân đốt sống, làm chậm liền xương nếu bị gãy. Tác dụng dị hóa protein của corticoid còn gây teo cơ, đau cơ. Sự phát triển của tế bào xơ và sự tăng sinh bị ức chế làm teo tổ chức dưới da và chậm liền sẹo vết thương.
- Biến chứng còn xuất hiện sau khi cắt thuốc đột ngột: Suy tuyến thượng thận muộn, suy tuyến thượng thận cấp, có thể tử vong, vô cùng nguy hiểm.
4. Hội chứng thận hư kháng Steroid
Việc kháng steroid là tình trạng không mong muốn nhưng bất kỳ người bệnh điều trị hội chứng thận hư nào cũng có thể mắc phải. Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Đối với biến chứng gây loãng xương và phát triển chậm ở trẻ em, người bệnh cần bổ sung đạm, calci và vitamin D để hạn chế biến chứng phát triển.
- Xem xét việc sử dụng các dẫn xuất tổng hợp của steroid vì các dẫn xuất này ít gây tình trạng tích nước, giữ natri và thải kali hơn, giảm phù nề, nhược cơ cho người bệnh.
- Cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp: Sau một thời gian dài điều trị, cần xem xét lại liều lượng thuốc cần sử dụng, kết hợp cùng với chế độ ăn uống khoa học.
- Kiểm tra định kỳ tình trạng cơ thể và tình trạng hội chứng thận hư để có phương án điều trị phù hợp và kịp thời nhất.
- Chia thuốc thành từng đợt, sử dụng ngắt quãng với liều thấp, không nên sử dụng liều cao trong thời gian dài liên tục. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc ngắt quãng và liều thấp thay vì sử dụng hàng ngày.
- Khi muốn ngưng điều trị người bệnh cần giảm liều một cách từ từ, tránh giảm steroid đột ngột vì như vậy dễ gây đau nhức, mệt mỏi chóng mặt, nặng hơn có thể suy tuyến thượng thận, thậm chí tử vong. Nên giảm liều lượng dần dần để cơ thể thích nghi và chức năng thận được hồi phục một cách từ từ.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân hội chứng thận hư kháng thuốc
- Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, không tự ý dừng thuốc, thay thuốc hay tăng liều sử dụng.
- Hạn chế ăn chất béo, ăn ít trứng, sữa, thịt nạc.
- Hạn chế sử dụng muối, mì chính, nước mắm, nước tương… trong các bữa ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất từ hoa quả, rau xanh và thêm vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu canxi.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc các chất kích thích khác.
- Tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.
Hội chứng thận hư kháng thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả điều trị. Vì vậy, bạn cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, tránh tình trạng bị kháng thuốc phải dùng đến những biện pháp điều trị khác tốn kém hơn.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư