Khối u ác tính có nên mổ không? Và những điều cần biết về u ác tính

Khối u ác tính có nên mổ không là điều gây băn khoăn, lo lắng cho nhiều bệnh nhân và người nhà. Phẫu thuật đã trở thành một phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay. Tuy nhiên câu hỏi khối u ác tính có nên mổ không vẫn là một vấn đề cần được lý giải cụ thể. Đó cũng chính là lý do GHV KSol thực hiện bài viết này để gửi tới các bạn đọc.

XEM THÊM:

1. Khối u ác tính là gì?

 Khối u là tập hợp của một nhóm các tế bào phân chia và tăng sinh quá mức, vượt qua sự kiểm soát của cơ thể. Khối u có thể là u lành tính hoặc u ác tính.

Trong đó u ác tính hay còn gọi là ung thư là sự sản sinh các tế bào non không có chức năng một cách mất kiểm soát. Các tế bào ung thư này có thể xâm nhập, di chuyển, lây lan sang các các bộ phận khác trên cơ thể và khởi phát bệnh ở đây. Nếu u ác tính không được điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng.

2. Quá trình hình thành của u ác tính

Theo cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể, mỗi tế bào sẽ có một khoảng thời gian sống nhất định. Các tế bào già cũ, tế bào lạ chết đi sẽ được thay thế bởi những tế bào non mới sinh ra, đây được gọi là quá trình chết tế bào theo một chương trình apoptosis. Nếu quá trình này được diễn ra nhịp nhàng thì cơ thể sẽ khỏe mạnh và không có sự hình thành khối u.

Nhưng nếu tế bào già không chết đi mà tế bào mới vẫn được sinh ra sẽ dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào mà cơ thể không kiểm soát được. Từ đó sẽ dẫn đến loạn sản, dị sản tế bào và hình thành các tế bào tiền u bướu. Đây chính là những mầm mống đầu tiên của sự hình thành các tế bào u ác tính.

khoi-u-ac-tinh-co-nen-mo-khong-2
Khối u ác tính có thể lây lan và ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận khác trên cơ thể

3. Biểu hiện của khối u ác tính 

Khi cơ thể có sự có mặt của khối u ác tính thì có thể gây ra một số triệu chứng như sau:

  • Sưng hạch bạch huyết: Điều này thể hiện cơ thể đang phải chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở ung thư hạch bạch huyết và bệnh bạch cầu.
  • Sụt cân đột ngột không rõ lý do có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, ung thư thực quản
  • Cơ thể mệt mỏi, mất sức là những dấu hiệu sớm của khối u ác tính. 

4. Vậy khối u ác tính có chữa được không?

Câu trả lời cho thắc mắc của rất nhiều người về khối u ác tính có chữa được không đó chính là hoàn toàn có khả năng. Theo các nghiên cứu đã chỉ rằng, có tới 80% bệnh ung bướu có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ra và điều trị ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân được coi là chữa khỏi hoàn toàn u ác tác tính là người đã được áp dụng các phương pháp điều trị thành công và bệnh không tái phát lại trong vòng 5 năm.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị u ác tính. Trong đó, có thể kể đến những yếu tố chính như:

  • Loại khối u ác tính và giai đoạn phát hiện ra bệnh.
  • Mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị của bệnh nhân.
  • Trạng thái tâm lý, sức khỏe của người bệnh trong quá trình điều trị.
  • Sự quan tâm, động viên, chăm sóc của người nhà.
khoi-u-ac-tinh-co-nen-mo-khong-3
Tâm lý người bệnh, sự động viên, chăm sóc của người thân ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị

5. Khối u ác tính có nên mổ không?

Trước khi trả lời câu hỏi mổ khối u ác tính có nên mổ hay không, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu các mục đích khi thực hiện mổ khối u ác tính.

5.1. Những mục đích mổ khối u ác tính

Phẫu thuật để thực hiện chẩn đoán ung thư

Trong một số trường hợp, phẫu thuật được thực hiện để có thể giúp cho bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác. Đó là do một số vị trí đặc thù, cần phải can thiệp bằng phẫu thuật mới có thể lấy được các tế bào của khối u để tiến hành làm kiểm tra đánh giá. Sau khi lấy mẫu tế bào, các bác sĩ sẽ thực hiện soi kính hiển vi hoặc làm các xét nghiệm để xác định xem là tế bào ác tính hay lành tính.

Mổ để điều trị ung thư

Đây được coi là mục đích chính và quan trọng nhất của phẫu thuật khối u ác tính. Mục tiêu chủ đạo của phương pháp này là loại bỏ triệt để được các tế bào ung thư ở khối u cũng như khu vực lân cận.

Phẫu thuật ung thư có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp cùng các phương pháp khác như xạ trị, hóa trị…

Phẫu thuật u ác tính để giảm nhẹ triệu chứng

Với một số trường hợp bị ung thư giai đoạn cuối, gây ra những triệu chứng nặng nề thì phẫu thuật sẽ được sử dụng để làm giảm nhẹ, loại bỏ bớt cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, tạo thêm niềm tin và động lực tiếp tục theo phác đồ điều trị cho họ. Không những thế, bác sĩ có thể kết hợp mổ cùng với các phương pháp khác để khắc phục những tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Chẳng hạn như là: Tắc nghẽn ruột, các cơn đau mức độ nặng, giảm nhẹ tác động của khối u ở những cơ quan mà nó di căn tới.

Phẫu thuật tái tạo hoặc nâng cao khả năng hồi phục chức năng

Sau khi điều trị, một số bệnh nhân ung thư có thể được thực hiện phẫu thuật nhằm tái tạo, khôi phục lại chức năng của cơ quan hay một bộ phận nào đó trên cơ thể người bệnh bị ảnh hưởng trong quá trình chữa bệnh.

Ví dụ như là:

  • Tái tạo, định hình lại ngực sau phẫu thuật cắt bỏ vú đối với bệnh nhân bị ung thư vú.
  • Phẫu thuật ghép xương hoặc sử dụng một số vật liệu thay thế như kim loại, nhựa sau khi phẫu thuật chữa ung thư ở vùng đầu, cổ.

Phẫu thuật nhằm mục đích dự phòng

Phẫu thuật phòng ngừa được thực hiện để loại bỏ những mô tế bào ở trong cơ thể có khả năng biến đổi thành ác tính, mặc dù ở thời điểm phẫu thuật chưa có dấu hiệu của ung thư.

Có thể là loại bỏ một phần mô hoặc toàn bộ một cơ quan nào đó khi tình trạng bệnh ở bộ phận đấy có thể làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư.

5.2. Vậy có nên mổ u ác tính không?

Từ các thông tin trên, có thể thấy mổ u ác tính có rất nhiều mục đích. Nhưng mục đích chung nhất là điều trị và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Vì vậy, nếu được chỉ định mổ khối u ác tính thì người bệnh nên thực hiện càng sớm càng tốt. Tránh chần chừ, trì hoãn mà lỡ mất thời gian vàng để điều trị ung thư.

khoi-u-ac-tinh-co-nen-mo-khong
Khối u ác tính có nên mổ không? Có – hãy thực hiện càng sớm càng tốt khi có chỉ định của bác sĩ.

6. Những phương pháp mổ u ác tính được sử dụng hiện nay

Tùy thuộc vào từng loại bệnh, vị trí của khối u ác tính, mức độ xâm lấn của các tế bào ác tính cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc, chỉ định phương pháp mổ thích hợp. Một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng hiện nay đó là:

6.1. Phẫu thuật u ác tính bằng tia laser

Laser với nguồn năng lượng cao và mạnh mẽ có thể được sử dụng như một lưỡi dao cắt mổ xuyên qua mô một cách chính xác. Không chỉ vậy, laser còn có thể được dùng để đốt cháy hay thu nhỏ khối u trong một số bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư da…

Các phẫu thuật bằng tia laser thường gây ít tổn thương cho các mô hay các vùng xung quanh vị trí điều trị. Ưu điểm lớn nhất của phẫu thuật bằng tia laser là các tia có thể tập trung ở chính xác vị trí khối u ở bên trong cơ thể một cách tự nhiên mà không cần thực hiện vết mổ lớn.

6.2. Phương pháp phẫu thuật lạnh

Trong kỹ thuật này sẽ sử dụng nitơ lỏng hoặc đầu dò rất lạnh để thực hiện đóng băng, làm chết các tế bào bất thường gây bệnh. Phương pháp này có thể áp dụng để điều trị tiền ung thư với các bệnh có liên quan đến da, dương vật hay cổ tử cung.

Hơn thế, phẫu thuật lạnh cũng có thể được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt và ít gây ra biến chứng nguy hiểm.

6.3. Phẫu thuật điện

Trái ngược với phương pháp phẫu thuật lạnh, phẫu thuật điện sử dụng dòng điện với tần số cao để tạo ra lượng nhiệt lớn. Chính lượng nhiệt cao này sẽ phá hủy các tế bào của khối u ác tính. Phương pháp này có thể được áp dụng với ung thư da và ung thư miệng.

6.4. Phẫu thuật nội soi

Đây là một trong những phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với ưu điểm là giảm bớt đau đớn và lượng máu mất trong quá trình mổ cho người bệnh. Đồng thời mổ nội soi thường sẽ chỉ cần rạch một vết nhỏ để đưa ống nội soi vào cơ thể, do đó hạn chế để lại sẹo lớn trên cơ thể, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Quá trình hồi phục ở người bệnh mổ nội soi cũng nhanh hơn so với phẫu thuật mổ mở.

khoi-u-ac-tinh-co-nen-mo-khong-1
Mổ nội soi ung thư được áp dụng phổ biến

6.5. Phẫu thuật bằng robot

Đây được đánh giá là phương pháp độc đáo, tiên tiến, hiện đại được áp dụng vào điều trị trị u ác tính. Các bác sĩ sẽ sử dụng cánh tay robot để kiểm soát một số dụng cụ phẫu thuật. Nhờ đó mà mức độ chính xác, thuận tiện và kết quả của cuộc phẫu thuật sẽ cao hơn rất nhiều.

Tương tự như mổ nội soi, phẫu thuật bằng robot cũng có ưu điểm là giảm đau, giảm mất máu, quá trình hồi phục sau mổ ngắn hơn. Hiện nãy, kỹ thuật này được sử dụng thích hợp để điều trị các bệnh ung thư ở trực tràng, tuyến tiền liệt và tử cung.

6.6. Phương pháp mổ mở

Phẫu thuật mổ mở là phương pháp truyền thống, có nhiều nhược điểm như vết mổ lớn, để lại sẹo, gây mất nhiều máu trong quá trình mổ và thời gian hồi phục lâu. Nhưng phương pháp này lại có ưu điểm là loại bỏ được các khối u tại các cơ quan một cách hiệu quả và triệt để nhất có thể.

Ngày này, các bác sĩ chỉ áp dụng mổ mở cho bệnh nhân trong những trường hợp thật sự cần thiết mà các phương pháp khác không đem lại hiệu quả như mong muốn, phức tạp, khó thực hiện.

7. Sau mổ khối u ác tính có thể gặp biến chứng nào?

Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi thực hiện mổ khối u ác tính đó là:

  • Chảy máu: Do tác động của cuộc phẫu thuật, tình trạng chảy máu có thể xuất hiện ở bên trong hoặc ngoài vết mổ.
  • Xuất hiện cục máu đông: Sự hình thành các cục máu đông thường xuất hiện ở chân, có thể gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể.
  • Tổn thương các mô, cơ quan lân cận vị trí phẫu thuật.
  • Gặp phải tác dụng không mong muốn của một số thuốc mà bác sĩ sử dụng trong quá trình phẫu thuật.
  • Đau toàn thân: Phản ứng này thường xảy ra ở một vài tuần đầu sau khi thực hiện phẫu thuật xong.

8. Những biện pháp hỗ trợ bệnh nhân hồi phụ sau mổ khối u ác tính

Chế độ ăn uống, vận động, chăm sóc ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ hồi phục sau phẫu thuật của bệnh nhân. Vậy nên, người bệnh nên chú ý và có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục:

Vận động, tập luyện nhẹ nhàng

Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh không nên nằm quá nhiều trên giường bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng, sau khi phẫu thuật khoảng 3-5 ngày, người bệnh nên tập đứng dậy và đi lại, vận động nhẹ nhàng.

Việc vận động sau phẫu thuật sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó ngăn ngừa được tình trạng táo bón mà nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật có thể gặp phải.

Không những thế, nó còn giúp cho sự lưu thông khí huyết trong cơ thể diễn ra trơn tru, thuận lợi hơn. Nhờ vậy mà hạn chế được sự hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, bạn cũng xoa bóp chân tay nhẹ nhàng để thúc đẩy máu được tuần hoàn tốt hơn.

Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể là một điều hết sức cần thiết để giúp cho quá trình hồi phục của cơ thể sau phẫu thuật được tốt hơn.

Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, nước ép trái cây… trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật. Sau đó, khi cơ thể đã hồi phục hơn thì có thể bắt đầu chuyển sang ăn cơm nát, rồi cơm thô như bình thường. Đồng thời, bệnh nhân không nên ăn quá no, mà có thể chia thành các bữa nhỏ trong ngày, ăn chậm và nhai kỹ.

Các loại thực phẩm được khuyến cáo cho người sau mổ u ác đó là trái cây, rau củ tươi giàu vitamin và chất xơ cũng như các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa…

Tránh xa những món ăn quá giàu chất béo hay quá nhiều đường, chất bảo quản, thức ăn cay nóng, đồ ăn khô cứng…

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trước khi được phép ăn thì người bệnh cần có dấu hiệu hoạt động của hệ tiêu hóa, mà cụ thể là ruột và dạ dày. Bởi vì đây là những bộ phận hồi phục cuối cùng sau khi sử dụng các thuốc trong phẫu thuật. Người bệnh sau phẫu thuật có thể trung tiện được chính là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đã hoạt động trở lại bình thường. Và người bệnh có thể bắt đầu ăn uống.

Kết luận: Như vậy, có thể thấy câu trả lời cho thắc mắc “khối u ác tính có nên mổ không” đó chính là “Có”, khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên để ý đến chế độ chăm sóc sau hậu phẫu để có đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL