Làm thế nào để phát hiện dấu hiệu ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là 1 trong 5 bệnh lý ung thư ác tính có mức độ phổ biến tại Việt Nam. Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng thường ít xuất hiện. Vậy làm thế nào để phát hiện dấu hiệu ung thư đại trực tràng. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới dây.
1. Phát hiện dấu hiệu ung thư đại trực tràng qua triệu chứng bệnh
1.1. Triệu chứng giai đoạn đầu
Người mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu thường có các triệu chứng sau:
1.1.1. Táo bón, tiêu chảy
Ung thư đại trực tràng gây rối loạn các chức năng của hệ tiêu hóa dẫn đến các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi, tiêu hóa kém… diễn ra thường xuyên. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh.
1.1.2. Giảm cân nghiêm trọng
Đây là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng sớm. Nếu bạn đột nhiên giảm cân và xuất hiện và đi phân lẫn máu thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về sự xuất hiện khối u đại trực tràng.
1.1.3. Đau bụng kéo dài
Đau bụng có thể do ngộ độc thức ăn hoặc các bệnh lý về dạ dày, tuyến tụy, gan. Tuy nhiên, nếu bạn đau bụng kèm theo đại tiện thường xuyên thì rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề về đại tràng, trong đó có ung thư đại trực tràng.
1.1.4. Phân có lẫn máu
Máu có thể hiển thị là những vệt đỏ hoặc phân có màu tối hay có vết máu khô. Khi gặp phải triệu chứng này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán.
1.1.5. Mệt mỏi
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng luôn cảm thấy mệt mỏi và suy nhược do các bướu thịt hoặc các khối u có thể từ chảy máu trong đường tiêu hóa. Đây là một triệu chứng ung thư đại trực tràng phổ biến nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất.
1.2. Triệu chứng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, khối u đại trực tràng đã lây lan tới các cơ quan khác trên cơ thể như: gan, phổi và màng bụng gây nên các triệu chứng sau:
1.2.1. Khó thở
Đây là triệu chứng cho thấy khối u đã lan tới phổi. Ngoài khó thở, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau ngực, ho và ho có đờm hoặc máu.
1.2.2. Đau xương
Nếu các tế bào ung thư di căn tới xương, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau nhức xương ở vùng lưng hoặc ở sườn. Thậm chí, có khả năng khiến người bệnh bị gãy xương.
1.2.3. Chóng mặt, rối loạn tâm lý
Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, chóng mặt, rối loạn… là những triệu chứng ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối khi di căn đến não. Tương tự, khối u trực tràng di căn đến gan khiến người bệnh xuất hiện các biểu hiện như vàng da, sốt, chán ăn, sưng chân hoặc đau bụng.
1.2.4. Xuất huyết trực tràng
Theo một đánh giá được công bố trong “American Journal of Gastroenterology”, khoảng 50 – 70% bệnh nhân ung thư đại trực tràng bị xuất huyết trực tràng và thay đổi thói quen đại tiện. Do đó, bạn cần phải có kế hoạch thăm khám và điều trị sớm nhất khi không may mắc bệnh.
2. Phát hiện dấu hiệu ung thư đại trực tràng qua chẩn đoán bệnh
Ung thư đại trực tràng có biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với những rối loạn tiểu tiện thông thường. Do đó, bạn nên tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại trực tràng để sớm phát hiện bệnh và có kế hoạch điều trị hiệu quả.
2.1. Thăm khám trực tràng
Bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp trực tràng thông qua lỗ hậu môn xem có khối u nào không. Tuy nhiên, phương pháp này không quan sát được tình trạng bên trong trực tràng nên bệnh nhân phải làm thêm các xét nghiệm khác.
2.2. Nội soi đại trực tràng
Các bác sĩ tiến hành đưa một ống nội soi mềm vào sâu bên trong hậu môn khoảng 20 – 25 cm. Thao tác này cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ bên trong trực tràng và đại tràng giúp phát hiện khối u. Đây là phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng quan trọng giúp xác định kích thước, phạm vi ung thư.
2.3. Chụp cắt lớp ruột già
Để tìm kiếm polyp hoặc ung thư, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán để chụp ảnh của ruột già.
2.4. Xác định kháng nguyên carcinoembryonic – CEA
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tiên lượng bệnh và hiệu quả của quá trình điều trị. Mức độ cao của CEA có thể chỉ ra rằng, ung thư đại trực tràng đã lan đến các cơ quan khác của cơ thể.
Ngoài ra, xét nghiệm CEA còn hỗ trợ theo dõi cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau điều trị. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng tuyệt đối vì chỉ 60% số bệnh nhân ung thư di căn tăng nồng độ CEA.
2.5. Sinh thiết
Sinh thiết có thể được thực hiện trong quá trình nội soi đại trực tràng hoặc trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ sẽ loại bỏ một số mẫu mô ở đại tràng, sau đó quan sát dưới kính hiển vi. CT hoặc siêu âm có thể giúp hướng dẫn bác sĩ sinh thiết chính xác hơn.
Ngoài ra, ung thư đại trực tràng còn được chẩn đoán bằng xét nghiệm DNA phân giúp tìm kiếm tế bào ung thu hoặc polyp tiền ung thư, chụp cắt lớp phát xạ …
3. Cách phòng tránh ung thư đại trực tràng
Bạn có thể phòng tránh ung thư đại trực tràng bằng một số biện pháp sau:
3.1. Kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý
Chế độ ăn uống giàu chất béo và cholesterol từ động vật, đồ chiên rán có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Vì vậy một trong những cách phòng tránh bệnh ung thư đại tràng là cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với việc tập thể dục, thể thao thường xuyên.
Trong bữa ăn hàng ngày bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để tăng lượng chất xơ cần thiết. Vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cung cấp chất xơ cho cơ thể có thể giúp bạn giảm thiểu được 40% nguy cơ bị polyp đại tràng. Các thực phẩm màu da cam, xanh sẫm, vàng đậm sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn vì nó chứa chất chống ung thư rất mạnh. Bên cạnh đó, việc bổ sung lượng canxi, axit folic đầy đủ mỗi ngày cũng giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ ung thư.
Ngoài ra cần kết hợp vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm béo phì và tiểu đường, hai yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng. Vì vậy bạn cần dành ra ít nhất 30 phút/ngày để tập luyện.
3.2. Tầm soát ung thư đại trực tràng theo định kỳ
Một trong những cách phòng tránh hiệu quả nhất là thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên. Đặc biệt những người bị viêm đại tràng, trực tràng, có hội chứng di truyền đa polyp… nên tầm soát ung thư trước 40 tuổi.
Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng thì những người có quan hệ huyết thống gần nhất cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Do đó cần tầm soát ung thư đại trực tràng hàng năm để phòng chống ung thư và có phương pháp điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh.
3.3. Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử mắc bệnh của cá nhân
Những người đã từng bị các bệnh lý viêm ruột, polyp đại tràng… có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng cao hơn những người bình thường. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử mắc bệnh của mình để có được lời tư vấn tốt nhất. Ngoài ra, nên điều trị dứt điểm các bệnh lý khác của đại tràng như viêm đại tràng nhằm tránh các hệ lụy đáng tiếc như chảy máu ruột, ung thư đại – trực tràng.
Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Do vậy, cần gia tăng mức độ hiểu biết về các dấu hiệu ung thư đại trực tràng theo từng giai đoạn để sớm phát hiện và giảm thiểu những hệ lụy về sau.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch