Mắc bệnh ung thư hạch có chữa khỏi được không?

Ung thư hạch là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Mắc bệnh ung thư hạch có chữa khỏi được không là câu hỏi của nhiều người đặc biệt là những người được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của GHV KSOL.

XEM THÊM:

1. Bệnh ung thư hạch là gì?

Ung thư hạch (còn gọi là ung thư hạch bạch huyết) là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Những tế bào lympho có mặt trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương, và các bộ phận khác của cơ thể.

Có hai loại chính của ung thư hạch: U lympho Hodgkin và không Hodgkin.

2. Dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch cần chú ý:

2.1. Thiếu máu

Có khoảng 10 – 20% bệnh nhân bị ung thư hạch ác tính có biểu hiện thiếu máu tại thời điểm thăm khám.

Thiếu máu là một trong những tiêu chí để chẩn đoán bệnh ung thư hạch trên lâm sàng có đang tiến triển nhanh hay không, bác sĩ sẽ xem xét yếu tố thiếu máu ít hay nhiều và tỷ lệ đông máu nhanh hay chậm làm cơ sở xác định bệnh.

Thiếu máu là một trong những dấu hiệu ung thư hạch
Thiếu máu là một trong những dấu hiệu ung thư hạch

2.2. Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch là tình trạng của hầu hết bệnh nhân ung thư hạch. Khi bệnh càng tiến triển thì chức năng miễn dịch càng giảm, đặc biệt là những người ở giai đoạn nặng.

Bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng trong hệ thống thần kinh trung ương, viêm màng não hoặc u nang não có thể xảy ra, và những bệnh này rất có hại cho cơ thể và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

2.3. Sưng hạch bạch huyết

Ở giai đoạn sớm, hầu hết bệnh nhân không có cảm giác đau. Cảm giác đau xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Các hạch bạch huyết phát triển dần dần, từ kích thước bằng hạt đậu nành cho đến kích thước của quả táo tàu.

Các hạch bạch huyết có độ cứng trung bình, rất cứng và đồng nhất. Các hạch này thường không bám dính vào da, đến khi bệnh tiến triển chúng có thể tách rời hoàn toàn với da và cứ thể di chuyển được dưới da.

Khi bệnh ở giai đoạn cuối, các hạch phát triển to, kết hợp lại thành 1 khối, có những bệnh nhân khối u có đường kính lên đến hơn 20 cm.

Bệnh ung thư hạch được các bác sĩ xem là căn bệnh khó khăn để điều trị khỏi trong thực hành lâm sàng bởi đa số người bệnh thường không biết mình có bệnh, không biết các dấu hiệu bệnh để phòng tránh và kiểm tra kịp thời.

Chỉ đến khi có dấu hiệu rõ ràng để đến gặp bác sĩ, thì mọi chuyện gần như đã an bài, mất đi thời kỳ tốt nhất để khống chế và điều trị bệnh hiệu quả. Thời gian “vàng” trong điều trị bệnh đã bị bỏ lỡ, đây cũng chính là điều đáng tiếc nhất cho người bệnh.

Bệnh nhân ung thư hạch ở giai đoạn cuối hạch bạch huyết thường sưng to
Bệnh nhân ung thư hạch ở giai đoạn cuối hạch bạch huyết thường sưng to

3. Nguyên nhân gây ung thư hạch

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến ung thư hạch:

3.1. Yếu tố di truyền

Khi trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em) mắc bệnh ung thư hạch thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

3.2. Chức năng miễn dịch kém

Ở những người có chức năng miễn dịch kém sẽ có nguy cơ mắc ung thư hạch cao hơn. Bởi khi đó, số lượng các tế bào bạch cầu khỏe mạnh quá ít để có thể chống lại số lượng lớn các tế bào đã bị biến đổi.

3.3. Ô nhiễm môi trường

Đối với những người thường xuyên phải sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, phải tiếp xúc nhiều với các dung môi hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm tóc, phụ gia phụ phẩm,…hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường bức xạ cũng có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh ung thư hạch.

3.4. Chế độ ăn uống

Những người có chế độ ăn uống không khoa học: ăn nhiều thịt nhưng lại ăn ít rau xanh, hoa quả cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, các thói quen xấu trong ăn uống (thường xuyên ăn đồ muối chua, đồ tươi sống chưa qua chế biến, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,…) cũng làm giảm chức năng của cơ thể, gây suy gan, suy thận, làm chậm quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, gây tích lũy tế bào lympho và chuyển biến thành ung thư.

Bệnh nhân ung thư hạch cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Rau xanh và trái cây rất tốt cho bệnh nhân ung thư hạch

4. Mắc bệnh ung thư hạch có chữa khỏi được không?

Tùy vào từng trường hợp, giai đoạn bệnh, loại bệnh, thể trạng người bệnh… mà tiên lượng của từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Tỷ lệ sống cho những người trẻ tuổi tốt hơn so với người lớn tuổi. Chẩn đoán sớm và phác đồ điều trị thích hợp đã giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống cho người bệnh ung thư hạch.

4.1. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho u lympho Hodgkin

Giai đoạn I: Khoảng 90%

Giai đoạn II: Khoảng 90%

Giai đoạn III: Khoảng 80%

Giai đoạn IV: Khoảng 65%

4.2. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho u lympho không Hodgkin:

Giai đoạn tại chỗ: 81,6%

Giai đoạn khu vực (lây lan đến hạch bạch huyết khu vực): 72,9%

Di căn xa: 61,6%

5. Điều trị ung thư hạch thế nào?

Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau:

5.1. Hóa trị

Các bệnh nhân ung thư hạch sẽ được sử dụng thuốc hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến một số tế bào bình thường, chẳng hạn như các tế bào máu. Như vậy, các biến chứng như thiếu máu và dễ bị nhiễm trùng có thể xảy ra. Việc kiểm soát bệnh trong quá trình điều trị là vô cùng quan trọng.

Bệnh nhân ung thư hạch điều trị bằng phương pháp hóa trị
Điều trị ung thư hạch bằng phương pháp hóa trị

5.2. Xạ trị

Hai loại xạ trị được sử dụng cho những người bị bệnh u lympho:

Bức xạ bên ngoài: Đây là liệu pháp điều trị cục bộ bởi vì nó chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong khu vực được điều trị.

Bức xạ toàn thân: Bệnh nhân u lympho được tiêm chất phóng xạ hoạt tính mà nó đi khắp cơ thể. Chất phóng xạ hoạt tính này được gắn với các kháng thể mà nó nhắm đến và tiêu diệt các tế bào u lympho.

5.3. Các phương pháp khác

Cấy ghép tế bào gốc: phương pháp này có thể được sử dụng trong điều trị các u lympho. Phương pháp này thường dùng trong các trường hợp tái phát hoặc các trường hợp khó.

Liệu pháp sinh học: chủ yếu bao gồm các kháng thể đơn dòng. Đây là những phân tử protein chuyên biệt có thể liên kết với các tế bào u lympho nhất định (thông qua các dấu hiệu trên bề mặt tế bào) và tiêu diệt chúng trong quá trình này.

Hi vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Mắc bệnh ung thư hạch có chữa khỏi được không?”. Để được tư vấn thêm thông tin, bệnh nhân và người nhà có thể liên hệ chuyên gia tư vấn 18006808 hoặc hotline: 096 268 6808.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL