Mắc bệnh ung thư miệng sống được bao lâu?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, mình năm nay 43 tuổi, mình đang bị ung thư miệng. Mình xin hỏi là bệnh ung thư miệng có lây không? Và mắc bệnh ung thư miệng sống được bao lâu? Bác sĩ giải đáp giúp mình với! Xin cảm ơn!
Đỗ Thu Hoài (Cát Bà, Hải Phòng)
XEM THÊM:
- Ung thư – xin đừng buông xuôi
- Nên khám ung thư miệng ở đâu?
- Tầm soát ung thư khoang miệng và những chú ý quan trọng cần biết
Trả lời:
Chào chị Hoài, GHV KSol xin được giải đáp những câu hỏi của bạn như sau:
Đối với câu hỏi bệnh ung thư miệng có lây không? Câu trả lời là không. Không có bằng chứng nào cho thấy những tiếp xúc gần gũi như hôn, đụng chạm, làm chuyện ấy, ăn chung bát hay hít thở chung bầu không khí với người bị ung thư sẽ làm bạn bị ung thư.
Không giống như cảm cúm, ung thư không được liệt vào dạng bệnh lây lan hay truyền nhiễm. Các tế bào ung thư của người bị ung thư cũng không thể sống được trong cơ thể của người khỏe mạnh vì hệ miễn dịch của họ sẽ tiêu diệt chúng sau khi xác định đây là tế bào lạ. Thậm chí, những cái đụng chạm hay ôm ấp với người bị ung thư còn được khuyến khích vì nó giúp họ chống chọi với bệnh tật tốt hơn, giúp xoa dịu cảm giác đau đớn và cô đơn mà đa số những người ung thư đều trải qua.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hiếm hoi mà ung thư có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
- Cấy ghép nội tạng: ung thư chỉ lây nhiễm từ người hiến tạng sang người nhận tạng khi người nhận tạng bắt buộc phải sử dụng một số loại thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch. Điều này khiến cho hệ miễn dịch của họ không còn khả năng thải hồi nội tạng được ghép vào cơ thể, nhưng đồng thời nó cũng cho phép các tế bào ung thư sinh sống.
- Lây từ mẹ sang con: trong một số trường hợp hiếm hoi, việc người mẹ mắc ung thư trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chỉ mới có đúng một cuộc nghiên cứu chứng minh được rằng tế bào ung thư có thể truyền từ mẹ sang con và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tương tự ở người con.
- Lây nhiễm qua đường virus: dù ung thư là bệnh không lây nhiễm, nhưng có một số loại vi khuẩn hay virus liên kết với ung thư nhất định có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống, tiếp xúc da, hôn nhau hay làm chuyện ấy.
- Chẳng hạn: vi khuẩn Helicobacter pylori (ung thư bao tử), virus sùi mào gà (ung thư cổ tử cung và cơ quan sinh sản), virus viêm gan B và C (ung thư gan), virus Epstein-Barr (ung thư mũi và cổ họng), siêu virus herpes 8 (HHV-8) (ung thư Kaposi’s sarcoma, thường bị khi bị nhiễm HIV), siêu vi trùng bạch cầu T loại 1 (ung thư bạch cầu).
- Lây lan trong gia đình: ung thư chỉ lây lan trong gia đình khi cùng mang một loại gen liên kết với một nguy cơ gây ung thư nào đó; hoặc cùng tiếp xúc với những yếu tố gây ung thư giống nhau (chẳng hạn thói quen ăn uống, hút thuốc, uống rượu, béo phì…).
Tiếp theo với câu hỏi ung thư miệng sống được bao lâu thì ở giai đoạn sớm, đa phần bệnh nhân ung thư miệng được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm ở giai đoạn này tương đối cao: trên 85%. Tùy theo tiến triển của khối u mà người ta sẽ lựa chọn phẫu thuật ở những mức độ khác nhau: cắt bỏ khối u đơn thuần, cắt bỏ khối u và nạo vét hạch cổ, cắt khối u, nạo vét hạch cổ và phẫu thuật tái tạo.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng thường ưu tiên kết hợp phẫu thuật với xạ trị để lấy đi những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u và các mô xung quanh nếu ung thư trong miệng là khối u nhỏ. Nếu khối u lớn hơn, phương pháp phẫu thuật sẽ mở rộng hơn, có thể bao gồm việc loại bỏ một phần xương hàm hoặc một phần của lưỡi.
- Phẫu thuật cắt bỏ khi ung thư lan đến cổ: nếu tế bào ung thư miệng lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, bác sĩ sẽ loại bỏ các hạch bạch huyết và các mô bị ảnh hưởng bởi ung thư ở vùng cổ.
- Phẫu thuật tái tạo cấu trúc: cải thiện hình ảnh thẩm mỹ và giúp bệnh nhân điều chỉnh, khắc phục những khó khăn trong vấn đề nhai, nuốt, thở, phát âm. Đôi khi bệnh nhân cần phải ghép da lấy từ các phần khác của cơ thể, để tái tạo những vùng trong khoang miệng, họng hoặc hàm hay cấy ghép răng giả thay thế phần hàm bị loại bỏ sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân được phẫu thuật ở cổ, bác sĩ có thể áp dụng thủ thuật mở khí quản, giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Trong trường hợp phần cơ phục vụ hoạt động nhai thức ăn bị cắt bỏ thì cũng cần phẫu thuật mở thông dạ dày để đưa thức ăn vào trong dạ dày qua một dụng cụ hình ống.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng