Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Ung thư tuyến tụy rất nguy hiểm, có tiên lượng dè dặt ngay ở giai đoạn ung thư sớm. Mắc ung thư tuyến tụy sống được bao lâu là vấn đề bệnh nhân và người nhà rất quan tâm. Để trả lời câu hỏi trên, mời độc giả của GHV KSol theo dõi bài viết dưới đây.

XEM THÊM: 

Tuyến tụy là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa nằm trong ổ bụng và ngay sát dạ dày thực hiện chức năng chuyển hóa đường và tiết dịch tiêu hóa. Ung thư tuyến tụy có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người lớn tuổi, khoảng 50 – 80 tuổi.

Ung thư tuyến tụy có tiên lượng dè dặt ngay khi cả bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ung thư tuyến tụy có tiên lượng dè dặt ngay khi cả bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.

1. Nguyên nhân ung thư tuyến tụy

Dưới đây là những nguyên nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

1.1. Tuổi tác

Nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy tăng theo tuổi tác. Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến tụy đều trên 45 tuổi và 2/3 trong số đó trên 65 tuổi. Độ tuổi trung bình mắc ung thư tuyến tụy ước tính là 71 tuổi.

1.2. Giới tính

Nam giới thường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới. Nguyên nhân này xuất phát từ thực tế việc sử dụng thuốc lá phổ biến hơn ở đối tượng nam.

1.3. Hút thuốc lá

Thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tụy

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao gấp 2 lần so với người bình thường và khoảng 20 – 30% bệnh nhân ung thư tuyến tụy được xác định là có sử dụng thuốc lá.

1.4. Béo phì

Nhiều số liệu thống kê chỉ ra, những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 20% những người bình thường. Những người không béo phì nhưng béo bụng cũng có nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

1.5. Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại

Những người tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như hóa chất tẩy rử kim laoị cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

1.6. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh, hội chứng di truyền kế thừa

Tuy chưa có bất kì nghiên cứu nào chỉ ra ung thư tuyến tụy di truyền từ bố mẹ sang con cái. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã khẳng định, những người có người thân trong gia đình mắc ung thư tuyến tụy có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường, đặc biệt là trường hợp phát hiện bệnh ở độ tuổi còn trẻ, trước 45 tuổi.

Gen đột biến có liên quan đến 10% ung thư tuyến tụy. Các loại gen đột biến có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và các loại ung thư khác:

  • Đột biến gen PRSS1 gây nên bệnh viêm tụy
  • Hội chứng Von Hippel – Lindau: làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và ung thư vú.

1.7. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có liên quan đến béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy chưa được giải thích rõ ràng nhưng thực tế chứng minh rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

1.8. Viêm tụy mạn tính, viêm đại tràng mạn tính

Dù tỷ lệ biến chuyển thành ung thư không cao nhưng viêm tụy mạn tính và viêm đại tràng mạn tính vẫn có thể phát triển thành ung thư tuyến tụy, đặc biệt là ở những người có thói quen hút thuốc lá. Bên cạnh đó, những người bị ung thư tủy di truyền có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

1.9. Xơ gan, viêm dạ dày

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, xơ gan, dịch acid trong dạ dày tăng cao cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

1.10. Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn cũng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói và ít rau xanh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố cũng được liệt vào danh sách nhóm làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy là rượu, các chất kích thích như cà phê, ít vận động…

2. Những biểu hiện của ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy tiến triển và di căn nhanh. Một số biểu hiện của ung thư tuyến tụy có thể gặp là:

2.1. Vàng da, vàng mắt và các tác dụng phụ đi kèm

Các ống dẫn mật trong đầu tụy bị cản trở khi khối u phát triển gây ứ đọng mật và làm xuất hiện triệu chứng vàng da, vàng mắt.

Ngoài chứng vàng da, vàng mắt, bệnh nhân ung thư tuyến tụy còn gặp một số triệu chứng xuất phát từ tắc ống dẫn mật là nước tiểu sẫm màu, lòng bàn tay, bàn chân dễ bị ngứa.

Vàng da, vàng mắt là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư tuyến tụy
Vàng da, vàng mắt là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư tuyến tụy

2.2. Đau bụng

Đau bụng có xu hướng đẩy ra phía sau lưng, đau thuyên giảm khi cúi người về phía trước

Cảm giác đau lúc đầu thường âm ỉ, xuất hiện bất chợt. Đau có xu hướng đẩy ra phía sau lưng, đau thuyên giảm khi cúi người về phía trước. Nguyên nhân của triệu chứng đau bắt nguồn từ sự phát triển của khối u tác động vào dây thần kinh vùng bụng.

2.3. Phân lỏng, có mùi khó chịu

Một trong những chức năng quan trọng của tuyến tụy là tiết dịch vị tiêu hóa. Khối u tại tuyến tụy sẽ chặn đường đi của các enzyme tiêu hóa đến ruột, làm khả năng tiêu hóa chất béo của cơ thể không tốt. Chất béo dư thừa không được tiêu hóa gây ra tình trạng phân lỏng, có mùi rất khó chịu.

2.4. Tắc nghẽn đường ruột

Tắc nghẽn đường ruột xảy ra khi ung thư tuyến tụy phát triển chèn ép vào thành tá tràng, chặn dòng chảy thức ăn từ dạ dày đến ruột non.

Đến giai đoạn ung thư di căn đến một số cơ quan ở xa như gan, phổi… bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện phức tạp hơn như đau tức dữ dội vùng ngực, khó thở, sưng bụng, phù bàn tay, bàn chân…

3. Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Độ tuổi, thể trạng bệnh nhân
  • Giai đoạn tiến triển bệnh
  • Mức độ đáp ứng điều trị bệnh…

So với các bệnh ung thư thường gặp bệnh nhân ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống thấp hơn rất nhiều, ngay cả ở những giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài sự sống.

Phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư tuyến tụy có khoảng 12 – 14% cơ hội sống trong 5 năm.

Ở giai đoạn 2, bệnh nhân ung thư tuyến tụy có khoảng 5 – 7% cơ hội sống.

Ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4, cơ hội sống của bệnh nhân rất thấp, chỉ khoảng 1- 3%.

Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu là vấn đề quan tâm của bệnh nhân và người nhà
Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu là vấn đề quan tâm của bệnh nhân và người nhà.

4. Điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào?

Một số phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư tuyến tụy là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị nhắm mục tiêu.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính

4.1.1. Phẫu thuật

 Tùy từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy. Chỉ khoảng 20% bệnh nhân ung thư tuyến tụy được điều trị theo phương pháp này do đa số đều phát hiện khi khối u đã di căn rộng. Phẫu thuật có thể kết hợp với nhiều phương pháp bổ trợ khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

3.2. Xạ trị

 Sử dụng tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt các tế bào ung thư sau phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật thì xạ trị đóng vai trò là phương pháp điều trị chính. Tia xạ có thể đến từ máy gia tốc bên ngoài hoặc đặt bên trong cơ thể, gần khối u để tiêu diệt.

3.3. Hóa trị

 Sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị được đưa vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống. Ở giai đoạn nặng, hóa trị thường được chỉ định kết hợp với điều trị nhắm mục tiêu.

3.4. Điều trị nhắm mục tiêu

Nhắm vào các tế bào ung thư để tiêu diệt mà ít tác động đến các mô lành xung quanh nhất.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Hy vọng bài viết “ Mắc ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?” đã cung cấp thông tin hữu ích cho bệnh nhân và người nhà. Để được tư vấn thêm thông tin về ung thư tuyến tụy, vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 hoặc hotline 0962686808.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7