Ung thư gan: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Nội dung bài viết
Theo Globocan 2018, ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Tại Việt Nam, căn bệnh nguy hiểm này đứng hàng thứ nhất kể cả về tỷ lệ tử vong và số ca mới mắc. Để hiểu rõ hơn về bệnh ung thư gan, mời các bạn cùng GHV KSol tìm hiểu qua bài viết sau đây.
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Ung thư gan giai đoạn cuối chữa khỏi được không?
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan
- Người bệnh ung thư gan nên ăn gì và tránh ăn gì?
1. Ung thư gan là gì?
Gan là cơ quan lớn thứ hai của cơ thể, tất cả những thực phẩm chúng ta ăn hay uống vào đều được bộ phận này xử lý. Do đó, gan được ví như một nhà máy hóa chất thu nhỏ. Trong trường hợp các chất độc hại không được đào thải sẽ tích tụ lại, lâu ngày sẽ gây tổn thương các tế bào gan, dần dần sẽ dẫn đến ung thư gan.
Ung thư gan nguyên phát là sự phát triển và lan rộng nhanh chóng của những tế bào ác tính trong gan, tăng trưởng không kiểm soát. Chúng tập hợp lại với nhau thành khối u ác tính có khả năng xâm lấn tới các mô lân cận và theo máu, hệ hạch bạch huyết di căn tới những cơ quan xa hơn trong cơ thể. Căn bệnh này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, chủ yếu là những người trên 50 tuổi.
Ung thư gan thứ phát là loại bệnh mà các tế bào ung thư xuất phát từ cơ quan khác, sau đó di căn tới gan và hình thành khối u ác tính tại gan.
2. Phân loại ung thư gan
Phân loại ung thư gan thường dựa vào vị trí khởi phát bệnh. Các chuyên gia chia ra hai cách phân loại đó là: ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư tế bào gan thứ phát.
Ung thư tế bào gan nguyên phát
- Ung thư biểu mô tế bào gan
Ung thư biểu mô tế bào gan là loại bệnh ung thư phổ biến nhất, căn bệnh này chiếm đến 80% trong các loại bệnh ung thư, thường sẽ phát triển mạnh ở người 50 tuổi trở lên. Các chuyên gia nhận định rằng, nam giới mắc bệnh nhiều gấp đôi so với nữ giới.
Ung thư tế bào gan sau khi khởi phát ở gan, chúng sẽ tiến triển vô cùng nhanh và nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong chỉ trong 6 tháng. Bên cạnh đó, mức di căn xảy ra nhiều tại những khối u có dạng thâm nhiễm, thường sẽ di căn dọc đường máu tới phổi, xương, vùng tuyến thượng thận…
- Ung thư biểu mô đường mật
Loại bệnh này có khối u phát triển từ các tế bào biểu mô đường mật, ung thư biểu mô đường mật người ta thường gặp ở những bệnh nhân viêm xơ cứng đường mật nguyên phát, sỏi đường mật lâu ngày, nhiễm ký sinh trùng…
- Ung thư gan nguyên bào
Loại ung thư nguyên bào thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, bệnh tiến triển do sự phát triển bất thường của gen. Với những tiến bộ của y học hiện đại, việc điều trị loại bệnh này đã mang lại nhiều kết quả tốt.
- Ung thư mạch máu sarcoma gan
Đây là loại sarcoma mạch máu ác tính thường được phát hiện muộn và gặp nhiều ở người trên 60 tuổi. Biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân ung thư mạch máu sarcoma đó là: đau hạ sườn phải, thiếu máu, tràn dịch màng bụng, gan to, lách to…
- Ung thư gan di căn từ vùng nội tạng khác
Ung thư thứ phát loại này thường gọi tên của tạng ung thư khởi đầu.
Ung thư gan thứ phát
Ung thư gan thứ phát (còn được gọi là ung thư di căn gan) thường gặp nhiều hơn so với ung thư tế bào gan nguyên phát. Các loại ung thư như: ung thư của đại tràng, trực tràng, phổi hay vú… đều có thể di căn gan âm thầm.
3. Ung thư gan có mấy giai đoạn?
Bệnh ung thư gan đã được chia làm 4 giai đoạn, các bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu trong từng giai đoạn để mà xem mức độ nguy hiểm của bệnh.
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn mà các khối u còn có kích thước khá nhỏ, nằm đơn độc trong một phần của gan, chưa xâm lấn vào các mạch máu hay di căn vào các hạch bạch huyết lân cận. Ở giai đoạn này, nếu phát hiện sớm người bệnh sẽ có cơ hội cao loại bỏ các tế bào ung thư bằng phương pháp phẫu thuật.
Giai đoạn 2
Lúc này khối u đã lấn sang các mạch máu, kích thước khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm, tế bào ung thư chưa di căn sang các bộ phận của cơ thể. Ở giai đoạn 2 người bệnh thường bị rối loạn tiêu hoá, ăn không ngon, bụng có cảm giác đầy hơi. Nếu không đi thăm khám thì người bệnh rất khó phát hiện ra do chủ quan với những bệnh thông thường khác.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3 khối u phát triển xâm lấn vào mạch máu lớn và hạch bạch huyết, các khối u đơn độc sẽ có đường kính lớn hơn 2cm, có hiện tượng di căn và cả xơ gan. Ở giai đoạn này, người bệnh đã có cảm giác đau ở hạ sườn bên phải, nhiều lúc đau quặn từng cơn, có dấu hiệu sốt nhẹ và sụt cân. Khi mà người bệnh có dấu hiệu sốt thì ung thư gan đã trở nên nghiêm trọng.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư gan, các khối u lúc này cũng đã di căn, tế bào ung thư xâm lấn đến nhiều các bộ phận trong cơ thể. Ở giai đoạn này, gan đã bị sưng to, gần như tê liệt. Người bệnh có biểu hiện da vàng, xanh xao, bùng gan đau tức, khi siêu âm sẽ thấy cổ chướng, bụng chứa rất nhiều nước.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây ung thư gan. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cũng chỉ ra các yếu tố có khả năng gây bệnh như sau:
Viêm gan B mạn tính
Bệnh viêm gan B do virus Hepatitis B (HBV) gây ra. Nếu người bệnh mắc virus này trong một thời gian dài mà không chữa khỏi thì virus này sẽ không còn là sự bất thường đối với cơ thể nữa. Theo đó, cơ thể không còn cơ chế đào thải với HBV, nên loại virus này tiếp tục sống và nhân lên về số lượng ở gan. Khi nhân lên số lượng lớn thì chúng bắt đầu gây hại làm tổn thương các tế bào gan gây xơ gan, sau đó dẫn đến ung thư.
Ung thư gan do xơ gan
Khi mắc bệnh xơ gan thì cấu trúc của gan cũng bị biến đổi, các mô chuyển thành hình dạng xơ, sẹo. Bên cạnh đó còn hình thành các nốt tân sinh làm suy giảm chức năng gan. Thông thường, những bệnh nhân mắc bệnh xơ gan thường có tiền sử bị viêm gan B, C, nghiện thuốc lá, nghiện rượu… Những người bị mắc căn bệnh này hầu như đều sẽ chuyển sang ung thư gan.
Nghiện rượu bia
Thói quen nghiện rượu bia buộc gan phải hoạt động liên tục để chuyển hóa và đào thải chất độc của rượu bia ra khỏi cơ thể. Nếu người bệnh uống quá nhiều thì gan không thể lọc thải hết hoàn toàn chất độc ra ngoài, dẫn đến tình trạng chất độc dần tích tụ lại nhiều trong gan, lâu dần gây xơ gan và dẫn đến ung thư.
Nhiễm độc aflatoxin
Aflatoxin là một loại độc tố do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sinh ra. Chúng phát triển tốt ở nơi có độ ẩm cao. Aflatoxin thường được tìm thấy trong các thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu. Đặc biệt, chúng không bị phân hủy ở nhiệt độ sôi bình thường và không biến mất khi phơi dưới ánh sáng mặt trời. Vì vậy, khi thấy thực phẩm có dấu hiệu bị nấm mốc thì hãy bỏ ngay, không nên cắt bỏ phần mốc và sử dụng phần không bị mốc, bởi ngay cả những phần không bị mốc đó đều có chứa bào tử của loại nấm nguy hiểm này. Độc tố này tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây tổn thương gan và dẫn đến ung thư gan.
5. Triệu chứng của ung thư gan
Các chuyên gia đã chỉ ra các triệu chứng của ung thư gan, cụ thể như sau:
Triệu chứng cơ năng
- Vàng da: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, thường được bộc lộ rõ nhất khi tiếp xúc với ánh nắng. Vàng da là hậu quả của tình trạng khối u gây tắc nghẽn đường mật. Muối mật (bilirubin) trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, sau đó đi vào máu và lắng đọng ở da. Tình trạng vàng da thường kèm theo phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu (như nước vối).
- Vàng mắt: Biểu hiện của ung thư gan đó là ở củng mạc mắt có màu vàng sậm. Vàng mắt có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời với vàng da.
- Ngứa: Triệu chứng này thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước khi có biểu hiện vàng da. Thông thường, mức độ ngứa tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Tình trạng ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác trong cơ thể.
- Gầy sụt cân: Có khoảng 30-50% các trường hợp gầy sụt cân tại thời điểm chẩn đoán. Đây chính là hậu quả của quá trình rối loạn tiêu hóa như chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi… do không có dịch mật được bài xuất xuống ruột.
- Đau bụng vùng gan: Ở giai đoạn sớm biểu hiện đau thường mơ hồ, không rõ ràng. Khi đau bụng nhiều hơn thì đó do các biến chứng của hiện tượng tắc mật.
Triệu chứng thực thể
- Gan to, có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm trong 25% các trường hợp mắc ung thư gan.
- Ít khi sờ thấy khối khu trú nằm ở vùng gan.
6. Đối tượng nào cần tầm soát ung thư gan sớm?
Việc tầm soát ung thư gan giúp ta phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ở giai đoạn sớm bác sĩ có thể loại bỏ khối u giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Phương pháp phẫu thuật ở giai đoạn này còn giúp người bệnh ngăn chặn khối u di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Việc phát hiện và điều trị sớm cũng giúp cho người bệnh không phải chịu những thương tổn về thể chất hay tâm lý. Ngoài ra điều trị ở giai đoạn sớm sẽ không gây tốn kém về mặt kinh tế cho người bệnh. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư gan sớm là điều nên làm với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao hơn so với người bình thường nếu có một số yếu tố sau đây:
- Có tiền sử mắc viêm gan C: Những người có tiền sử bị mắc bệnh viêm gan C thường có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn người bình thường. Theo nhiều khảo sát cho thấy rằng, khoảng thời gian người bệnh đã từng bị viêm gan C sang ung thư gan là từ 9 – 10 năm.
- Viêm gan B: Những người mắc viêm gan B khiến các tế bào gan đã bị tổn thương và sức đề kháng bị suy yếu, đây là cơ hội cho các chất độc tích tụ hay vi khuẩn, virus gây hại dẫn đến xơ gan và dần chuyển sang bệnh ung thư.
- Nghiện rượu: Khi nghiện rượu, gan sẽ bị ép làm việc tối đa lâu ngày chất độc tích tụ trong gan và dẫn đến các bệnh liên quan đến gan trong đó có ung thư.
- Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư gan.
- Viêm gan do nguyên nhân tự miễn, có thể đi kèm các bệnh tự miễn khác như: Đái tháo đường type 1, Basedow, Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…
- Gan nhiễm mỡ không phải do rượu gây ra.
- Những người bị béo phì, tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
- Bị xơ gan do sử dụng rượu bia và các chất kích thích quá nhiều.
7. Các phương pháp tầm soát ung thư gan hiện nay
Hiện nay, y học có 2 phương pháp tầm soát ung thư gan phổ biến nhất đó là:
Xét nghiệm máu tìm dấu vết AFP trong máu
AFP là một loại protein có trong thai nhi, sau khi trưởng thành thì tỷ lệ AFP trong máu rất thấp. Nếu mắc ung thư gan thì chỉ số AFP tăng lên bất thường. Tuy nhiên, khi xét nghiệm bước đầu mà chỉ số AFP tăng cũng không có nghĩa là bạn mắc bệnh ung thư.
Việc chỉ số AFP tăng chỉ là biểu hiện nghi ngờ bạn mắc ung thư gan, sau đó bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp tầm soát khác để kết luận chắc chắn hơn tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, trong giai đoạn điều trị ung thư gan thì chỉ số AFP cũng có tác dụng theo dõi tiến trình chữa bệnh, kiểm tra khả năng di căn của khối u.
Phương pháp siêu âm gan
Phương pháp siêu âm gan có thể phát hiện được khối u nhỏ hơn 1cm, có thể tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra, siêu âm còn giúp phát hiện ra xơ gan và một số bệnh lý khác về gan.
Dựa vào hình ảnh của siêu âm gan ta bác sĩ có thể xác định được các thương tổn của gan. Kết hợp cả hai phương pháp siêu âm gan với xét nghiệm máu tìm dấu vết AFP sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn là việc thực hiện riêng lẻ từng phương pháp.
8. Ung thư gan có nguy hiểm không?
Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay và bệnh nhân ung thư gan có thể gặp các biến chứng như:
- Suy gan: Khi xuất hiện khối u ác tính, gan sẽ bị tổn thương, không còn đảm bảo chức năng, dẫn tới suy gan.
- Suy thận: Chức năng gan hoạt động kém, thận cũng sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc độc tố cho cơ thể và lâu dài có thể dẫn tới suy thận. Suy thận làm giảm khả năng lọc và bài tiết nước tiểu, dẫn tới tình trạng tích lũy các chất độc hại trong cơ thể, gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
- Di căn: Đây được xem là biến chứng đáng sợ nhất của ung thư gan. Tế bào ung thư từ gan sẽ di căn tới những cơ quan khác trên cơ thể. Việc điều trị khi đã ở giai đoạn di căn hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống và giảm bớt triệu chứng khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân.
9. Bệnh ung thư gan sống được bao lâu?
Ung thư gan là căn bệnh phổ biến và tiến triển khá âm thầm trong giai đoạn sớm nên người bệnh thường bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh tốt nhất. Chính vì vậy, khả năng chữa khỏi và thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư gan thường không cao.
Bệnh ung thư gan sống được bao lâu chủ yếu phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Cụ thể như sau:
Ung thư gan giai đoạn 1
Đây là giai đoạn sớm của bệnh, khối u vẫn khu trú trong gan, chưa lây lan tới các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này, việc điều trị tập trung vào việc cắt bỏ khối u. Nếu được điều trị tích cực ở giai đoạn này, kết hợp với chăm sóc thể chất, tinh thần tốt thì cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân là khoảng 31%.
Ung thư gan giai đoạn 2
Theo thống kê, hiện có khoảng 30% bệnh nhân ung thư gan có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Lúc này, khối u đã xâm lấn vào các mạch máu, lan tới nhiều mô trong gan. Bệnh nhân được điều trị tích cực cùng chế độ ăn uống, tập luyện có khoa học thì tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 19%.
Ung thư gan giai đoạn 3
Tùy vào mức độ phát triển của khối u và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị riêng cho từng người. Cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn 3 ở khoảng 11%.
Ung thư gan giai đoạn 4
Ở giai đoạn 4 tế bào ác tính ở gan đã xâm lấn tới các hạch bạch huyết và một số cơ quan trên cơ thể như phổi, xương, đại tràng, não… Việc điều trị ung thư ở giai đoạn này rất khó khăn vì kích thước khối u lớn và sức khỏe của bệnh nhân đang dần suy kiệt. Thời gian sống trên 5 năm của người bệnh ung thư gan giai đoạn 4 chỉ còn 3%.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, mức độ tiến triển, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị của cơ thể. Cách tốt nhất để người bệnh kéo dài thời gian sống là cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và có kế hoạch chăm sóc về thể chất, tinh thần thật tốt.
10. Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư gan
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tìm những thay đổi về hình dáng hay kích thước của gan, lách và các cơ quan lân cận bằng cách ấn trên bụng của người bệnh. Đồng thời, có thể tìm dịch tạo thành trong ổ bụng được gọi là báng bụng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tìm các dấu hiệu vàng da, vàng mắt.
Xét nghiệm máu
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm nhiều xét nghiệm máu để đánh giá các vấn đề gan và xem gan của bạn hoạt động như thế nào.
Chụp CT scan
Chụp CT scan sẽ dùng một tia X để kiểm tra gan, các cơ quan khác và các mạch máu trong ổ bụng. Bệnh nhân có thể được yêu cầu uống một chất lỏng để các cơ quan nổi rõ hơn trên phim CT. Từ kết quả thu thập được trên phim, bác sĩ sẽ xác định khối u có ở trong gan hay các cơ quan khác.
Chụp MRI
Kỹ thuật chụp MRI sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết nhất của các nội tạng trong cơ thể, đôi khi chất cản từ có thể làm những vùng bất thường hiện lên rõ ràng hơn trên phim.
Siêu âm
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh của gan và các cơ quan khác. Phương pháp này sẽ tạo ra một vùng phản âm trên các cơ quan trong cơ thể.
Sinh thiết
Thông thường, đối với ung thư gan bạn không cần sinh thiết để chẩn đoán. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết gan bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ từ gan của bạn để tìm các tế bào ung thư trong mô dưới kính hiển vi.
11. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư gan
Hiện nay, y học phát triển có nhiều cách chữa bệnh ung thư gan. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến được áp dụng:
Cắt bỏ một phần gan
Chữa trị ung thư gan bằng cách cắt bỏ một phần gan, được áp dụng đối với những người mắc bệnh trong giai đoạn đầu, khi các tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện khu trú ở một vị trí trong gan. Phương pháp cắt một phần gan làm tăng cơ hội sống khoảng 50 – 60% cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người không có tiền sử bị bệnh xơ gan.
Còn đối với những người từng bị xơ gan, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh lý, sau đó mới đưa ra quyết định có nên cắt một phần gan được hay không?
Ghép gan
Ghép gan là cách điều trị bệnh ung thư gan cho hiệu quả tốt. Lá gan của bệnh nhân sẽ được thay thế bằng nửa lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân có khối u xuất hiện ở cả hai thùy gan hoặc một thùy gan mà thùy còn lại cũng bị suy yếu.
Sau khi ghép gan, bệnh nhân có thể sống trên 4 năm hoặc lâu hơn, mà không bị tái phát ung thư. Tuy nhiên, việc tìm được lá gan phù hợp với người bệnh thường rất khó. Đồng thời, quá trình phẫu thuật cấy ghép gan cũng có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra.
Xạ trị ung thư gan
Đây là phương pháp dùng chùm tia X có năng lượng cao chiếu vào khối u nhằm tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Xạ trị có thể phối hợp với các phương pháp như: phẫu thuật, hóa trị… Nếu trường hợp khối u cư trú trong gan, không thể thực hiện phẫu thuật được thì có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị để giảm kích thước khối u. Bên cạnh đó, xạ trị còn có tác dụng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư sót lại mà phương pháp phẫu thuật chưa loại bỏ hết.
Hóa trị ung thư gan
Hóa trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư gan bằng cách đưa thuốc vào động mạch gan, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp này trước, sau khi phẫu thuật hoặc sau xạ trị. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị hoá trị đó là thuốc chống chuyển hóa 5 – Fluorouracil, thuốc chống phân bào, Vincristin… Khi thực hiện điều trị bằng phương pháp hóa trị, người bệnh có thể chịu những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như rụng tóc, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc tiêu hóa…
Điều trị miễn dịch
Điều trị miễn dịch là phương pháp điều trị kích thích hệ miễn dịch gia tăng số lượng các tế bào có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế sự phát triển và di căn của khối u. Phương pháp này giúp tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch cho người bệnh, đồng thời giảm nhẹ các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị khác.
Nói chung, tùy vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị bệnh ung thư gan phù hợp. Để bảo vệ gan của mình, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh ung thư gan.
12. Cách phòng ngừa bệnh ung thư gan
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư gan hiệu quả:
Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B
Cho đến nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị viêm gan B. Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con. Đối với người lớn, tất cả các đối tượng chưa bị nhiễm virus viêm gan B nên tiêm chủng càng sớm càng tốt để phòng bệnh viêm gan B.
Kiểm soát nguy cơ viêm gan siêu vi C
Bệnh viêm gan C hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, bản thân mỗi người nên nâng cao ý thức tự bảo vệ mình khỏi nhiễm bệnh bằng cách tránh các con đường lây truyền của bệnh, cũng như kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ.
Chế độ dinh dưỡng
- Ăn nhiều rau quả và trái cây như các loại rau lá xanh, cà rốt, khoai tây và trái cây họ cam quýt;
- Sử dụng chế phẩm từ sữa, uống trà xanh;
- Không chọn thức ăn bị mốc đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía, dầu đậu phộng;
- Tránh những thực phẩm chứa lượng muối cao;
- Hạn chế đồ ăn giàu protein;
- Hạn chế tối đa rượu, bia…
Duy trì thói quen sống lành mạnh
Cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện ngoài trời với cường độ phù hợp, biết cách kiểm soát cảm xúc và luôn giữ tinh thần lạc quan.
Bài viết đã cung cấp những kiến thức về bệnh ung thư gan. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ nhất về căn bệnh ung thư nguy hiểm này. Nếu cần hỗ trợ tư vấn về sức khỏe ung bướu, đừng ngần ngại hãy liên hệ tới các Dược sĩ của GHV KSol qua tổng đài miễn cước 18006808.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HTCB – TÂM SỰ CỦA NGƯỜI TÀI XẾ THOÁT ÁN TỬ UNG THƯ GAN
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng