Sự thật: Mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không?
Nội dung bài viết
Nhiều người thắc mắc mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không? Đây là vấn đề mà cả người bệnh lẫn người nhà của họ rất quan tâm. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- [Hỏi đáp] Người bị mỡ máu cao có ăn được mỡ cá không?
- Bật mí: Gan nhiễm mỡ có uống được sữa ensure không?
- Riêng tư: Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
1. Giá trị dinh dưỡng mà trứng vịt lộn mang lại
Trứng vịt lộn từ lâu đã được biết tới là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể. Nó có chứa nhiều năng lượng, dưỡng chất cần thiết.
- Một quả trứng vịt lộn chứa 182 kcal; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipit và 600 gram cholesterol.
- Trong trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng: beta-caroten, protid, canxi, photpho, vitamin C, A, PP
- Theo một số nghiên cứu khoa học, trứng vịt lộn ăn cùng rau răm và gừng tươi có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, bồi bổ cơ thể. Nó phù hợp cho người bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, yếu sinh lý.
2. Mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không?
Trứng vịt lộn chứa hàm lượng cholesterol cao nên người bị mỡ máu cần hạn chế ăn loại thực phẩm này. Ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu, gây tích tụ mỡ trong máu, ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị. Nó cũng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch do cholesterol bám vào thành mạch.
Tuy nhiên, nếu đây là món ăn yêu thích của người bệnh thì tin vui là không phải loại bỏ hoàn toàn nó ra khỏi thực đơn. Ăn trứng vịt lộn đúng mức và tuân thủ nguyên tắc vẫn sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh. Do đó với câu hỏi mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không thì người bệnh cần ăn một cách hợp lý và đúng cách.
Xem thêm >>> Gan nhiễm mỡ độ 2 có phải uống thuốc không? Cách điều trị hiệu quả
3. Một số bệnh nhân bị mỡ máu cao có bệnh nền có ăn được trứng vịt lộn không?
Dù đã đề cập ở trên người mỡ máu cao có thể ăn trứng vịt lộn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, có một số đối tượng người bị mỡ máu không được ăn loại trứng này. Đó là các trường hợp mắc kèm với một hoặc một vài bệnh lý như:
- Bệnh gout: trứng vịt lộn là thực phẩm giàu nhân purin. Khi vào cơ thể nó sẽ làm tăng nồng độ acid uric. Tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau của khớp do gout thêm trầm trọng.
- Bệnh lý về gan: khó chuyển hóa chất trong trứng vịt lộn gây khó tiêu, đau bụng.
- Huyết áp cao: trứng vịt lộn làm tăng huyết áp.
- Tiểu đường: loại trứng này làm tăng quá trình tổng hợp insulin. Từ đó làm rối loạn hàm lượng đường trong máu.
- Bệnh tim mạch: tăng khả năng tắc nghẽn động mạch gây nhồi máu cơ tim.
4. Cách ăn trứng vịt lộn cho người bị mỡ máu
Ăn trứng vịt lộn đúng cách để không gây hại cho người mỡ máu. Bạn đã biết máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn? Mặc dù trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng nếu người mỡ máu cao không ăn đúng cách nó sẽ biến thành chất độc, gây tăng mỡ máu và nguy hiểm tới sức khỏe. Do vậy, để sử dụng trứng vịt lộn an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần chú ý sử dụng theo các hướng dẫn sau:
- Tránh ăn vào buổi tối: do chứa hàm lượng đạm và cholesterol cao nên khi ăn trứng vịt lộn vào buổi tối thường gây khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi. Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là buổi sáng và nên tránh ăn vào buổi tối.
- Không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn 2 lần/tuần: nhiều người rất thích ăn trứng vịt lộn mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là người máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, sở thích này lại gây hại cho tình trạng mỡ máu cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn trứng vịt lộn hàng ngày sẽ làm tăng cholesterol xấu, gây hại cho sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, ăn quá nhiều trứng vịt lộn còn khiến dư thừa năng lượng, tăng nguy cơ béo phì và còn gây dư thừa vitamin A khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức…
- Vì thế, để đảm bảo dinh dưỡng và không gây ảnh hưởng xấu tới các chỉ số mỡ máu, người mỡ máu cao không nên ăn quá 2 quả trứng vịt lộn trong 1 tuần.
- Đặc biệt nên sử dụng ăn kèm với rau răm: theo Đông y, trứng vịt lộn là món ăn có tính âm, khi ăn có thể gây lạnh bụng. Do đó, người ta thường ăn kèm trứng vịt lộn với rau răm và gừng. Đây là hai loại thực phẩm có tính ấm, giúp cân bằng âm dương trong món ăn, cải thiện tiêu hóa tốt hơn, không gây chứng đầy hơi, khó tiêu hay lạnh bụng. Hơn nữa, trứng vịt lộn còn được coi là bài thuốc dưỡng huyết, ích trí, giúp cải thiện khả năng sinh lý. Vì ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải ăn kèm rau răm để giảm ham muốn.
- Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm: các món ăn đã nấu chín khi để qua đêm đều không tốt cho sức khỏe người dùng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn đã chín để qua đêm sẽ mất đi các chất dinh dưỡng và bị vi khuẩn tấn công trong thời gian bảo quản, kể cả trứng đã bỏ vỏ hay còn nguyên quả. Vì vậy, ăn trứng vịt lộn đúng cách là nên ăn ngay sau khi luộc, không nên để qua đêm.
5. Người bị mỡ máu cao nên ăn trứng gì?
Bạn đã biết mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không? Vậy những loại trứng khác thì sao? Các chuyên gia chỉ ra rằng vẫn còn có những loại trứng khác rất tốt và phụ hợp hơn với người máu nhiễm mỡ hơn trứng vịt lộn. Cụ thể là:
- Trứng gà trắng: Trứng gà trắng vốn là thực phẩm quen thuộc trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, cung cấp hàm lượng đạm, acid amin, chất béo… cao, có lợi cho sức khỏe, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.
- Trứng vịt trắng: So với trứng gà thì trứng vịt trắng có mùi vị thơm ngon hơn, đồng thời chứa hàm lượng canxi, protein, sắt, kali và nhiều khoáng chất khác cao hơn rất nhiều.
- Trứng chim cút không lộn: mặc dù có kích thước nhỏ nhưng hàm lượng dinh dưỡng của trứng cút lộn cao gấp 2,5 lần trứng gà với rất nhiều dưỡng chất như đồng, niacin, tyrosine, các acid amin…
- Trứng ngỗng: đây là loại trứng có kích thước to nhất nhưng lại chứa ít đạm và giàu chất béo nhất. Do đó, khi ăn trứng ngỗng, người mỡ máu cao chỉ nên ăn ½ quả trứng ngỗng.
Xem thêm >>> Bật mí: Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì
6. Một số biện pháp kết hợp giúp ổn định mỡ máu ở người thích ăn trứng vịt lộn
Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? Câu trả lời là có nhưng cần ăn đúng cách để không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh mỡ máu cao nên kết hợp một số biện pháp dưới đây để các chỉ số mỡ máu được ổn định:
- Thay đổi thói quen sống bằng cách từ bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, sử dụng chất kích thích… giúp giảm thiểu tác động của những tác nhân xấu đó tới quá trình điều trị. Từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác.
- Tăng cường tập thể dục, thể thao thường xuyên với những bài vận động nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, yoga… Chỉ cần dành ra 30 – 45 phút/ngày cũng đã giúp cơ thể đốt cháy được một lượng mỡ thừa đáng kể.
- Hạn chế sử dụng các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán trong các bữa ăn hàng ngày giúp giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Nên thay thế bằng các món luộc, món hấp, rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.
- Kiểm tra mỡ máu định kỳ là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Việc kiểm tra thường xuyên giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, giúp bác sĩ nhận biết được những thay đổi để điều chỉnh phương pháp điều trị sao cho phù hợp và kịp thời nhất.
Xem thêm >>> Người bệnh gan nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? Chuyên gia giải đáp
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn được không. Nếu người bệnh mỡ máu không mắc đồng thời bệnh lý khác như gout, cao huyết áp, tiểu đường… thì vẫn có thể sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên, cần tuân thủ về số lượng, thời điểm ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn. Đừng quên truy cập GHV KSol để bỏ túi được nhiều kiến thức thú vị, bổ ích hơn nhé.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Xem thêm video: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng